Phân tích hồi qui

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM tại agribank chi nhánh thành phố nha trang (Trang 44)

i. Định nghĩa

Phân tích hồi qui là nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc hay biến được giải thích) vào một hay nhiều biến khác (biến độc lập hay biến giải thích) với ý tưởng cơ bản là ước lượng hay dự đoán giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở đã biết của biến độc lập.

ii. Mô hình hồi qui

Mô hình hồi qui có dạng:

Yi = B0 + B1 X1i + B2 X2i + …+ Bn Xni + ei

Các giảđịnh quan trọng khi phân tích hồi qui tuyến tính

(1) Giả định liên hệ tuyến tính

(2) Phương sai có điều kiện không đổi của các phần dư.

(3) Không có sự tương quan giữa các phần dư. (4) Không có hiện tượng đa cộng tuyến.

(5) Phần dư có phân phối chuẩn.

f. Phân tích ANOVA

Kỹ thuật phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) được áp dụng trong nghiên cứu này để tìm ra ý nghĩa thống kê của những khác biệt trung bình giữa biến phụ thuộc là sự hài lòng chung. Trước khi tiến hành phân tính ANOVA, tiêu chuẩn Levence được tiến hành để kiểm tra giả thuyết bằng nhau của phương sai trong nhóm với xác suất ý nghĩa Sig. (Significance) là 5%.

Trong phép kiểm định này, nếu xác suất ý nghĩa lớn hơn 5% thì chấp nhận tính bằng nhau của phương sai nhóm.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Vietnam Bank for Agriculture and Rural Devvelopment (VBARD), gọi tắt: Agribank. Chính thức được thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, hiện là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam.

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng

Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Sau một quá trình hoạt động và phát triển , hiện nay Agribank đã trở thành Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến ngày 31/12/2014, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện.

Tổng tài sản hiện tại của Ngân hàng là 762.869 tỷ đồng, tổng nguồn vốn là 690.191 tỷ đồng với số vốn điều lệ là 29.605 tỷ đồng và tổng dư nợ đạt trên 605.324 tỷ đồng.

Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng rộng khắp với 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Ngân hàng cũng có chi nhánh nước ngoài tại Campuchia góp phần mở rộng thị trường và thị phần.

Yếu tố quan trọng nhất góp phần đến sự phát triển và thành công của Ngân hàng chính là nhân tố con người với hơn 40.000 cán bộ, nhân viên được đào tạo và có chuyên môn nghề nghiệp cao.

Bên cạnh đó Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng thế giới tài trợ, từ đó Agribank có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

3.2 GIỚI THIỆU VỀ AGIBANK CHI NHÁNH NHA TRANG 3.2.1 Sựra đời

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh Khánh Hoà được thành lập theo quyết định số 80/NHQĐ ngày 20/07/1988 của Tổng Giám đốc NHNN Việt Nam về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Phú Khánh. Ngày 01/09/1988 Chi nhánh Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Phú Khánh chính thức đi vào hoạt động.

Năm 1989 tỉnh Phú Khánh được tách ra thành tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở quyết định 280/QĐ – NH5 ngày 15/10/1996, Thống đốc NHNN có quyết định số 198/1998/QĐ ngày 02/06/1998 về việc đổi tên chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hoà. Trong quá trình hoạt động do sự phát triển kinh tế của địa phương, chi nhánh phải phát triển them nhiều chi nhánh cấp hai. Trong đó có Agribank CN TP.Nha Trang chính thức ra đời vào tháng 10/1999.

Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh TP.Nha Trang, Khánh Hoà.

Địa chỉ: 161 Thống Nhất, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hoà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điện thoại: 0583.822591

Email: nhatrang-Vbard@yahoo.com.vn

Website: www.agribank.com.vn 3.2.2 Quá trình phát triển

Từ khi thành lập đến nay, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của tỉnh nhà nói riêng, Agribank TP. Nha Trang đã có những bước tiến vững chắc và đạt được nhiều kết quả khả quan.

Cùng với sự phát triển chung của Agribank CN tỉnh Khánh Hoà, Agribank CN TP.Nha Trang đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Agribank CN tỉnh Khánh Hoà, vị trí giao dịch thuận lợi, cán bộ nhân viên đoàn kết, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan. Từng bước tạo dựng

cho mình một vị thế tương đối vững chắc trên địa bàn thành phố nói riêng, trở thành một địa điểm giao dịch uy tín của khách hàng, với tổng số khách hàng đang quan hệ hiện nay là 11.164 khách hàng, trong đó tổ chức kinh tế là 2.466 khách hàngvà tư nhân cá thể là 8.698 khách hàng.

3.2.3 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Agribank CN TP.Nha Trang

3.2.3.1 Chức năng

a. Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

b. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn theo quy định của NHNN Việt Nam.

c. Cho vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn hoặc các dự án đầu tư phát triển cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp ủy quyền.

d. Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: thực hiện thanh toán trong nước, dịch vụ thu hộ và chi hộ, dịch vụ thu tiền mặt, dịch vụ chuyển tiền kiều hối, thanh toán thẻ quốc tế, thu đổi séc du lịch, thu đổi ngoại tệ,…

e. Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối như thanh toán quốc tê, chuyển tiền ngoại hối, mua bán ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu.

f. Các nghiệp vụ ngân hàng khác như: dịch vụ thẻ ATM, chiết khấu giấy tờ có giá, nhận ủy thác cho vay của tổ chức tài chính, các tổ chức tín dụng khác.

g. Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNN Việt Nam.

h. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ việc chấp hành thể chế, chế độ nghiệp vụ theo quy định.

i. Tổ chức lấy số liệu điều tra về tình hình kinh tế xã hội tại thành phố Nha Trang, thực hiện phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển của Agribank và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

j. Thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị phục vụ quảng bá thương hiệu của Agribank và hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

GIÁM ĐỐC

3.2.3.2 Nhim v

- Huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân và các tổ

chức tín dụng khác trên địa bàn dưới nhiều hình thức, tiếp nhận nguồn vốn ủy thác chuyển từ ngân hàng cấp trên.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các loại cho vay khác với các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. - Thực hiện kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác.

- Tổ chức hạch toán kế toán, đảm bảo thực hiện kinh doanh có lãi và đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên làm việc tại ngân hàng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp trên giao cho.

3.2.3.3 cu t chc

Sơ đồ 3.7 Cơ cấu tổ chức tại Agribank CN TP.Nha Trang

(Nguồn: Agribank CN TP.Nha Trang) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3.4 Chức năng, nhiệm v ca tng phòng ban

Giám đốc:

Trực tiếp điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh, đảm bảo an toàn tài sản, con người, chỉ đạo, kiểm tra, điều hành theo phân cấp ủy quyền của Giám đốc Ngân hàng cấp trên và Ngân hàng nông nghiệp.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng Giám đốc, Giám đốc chi nhánh cấp trên về quyết định của mình.

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

- Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương và nghiệp vụ kinh doanh lên Giám đốc chi nhánh cấp trên xem xét và quyết định theo phân cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc, bao gồm:

+ Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc, Phó Giám đốc phòng giao dịch và các trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ.

+ Phương án hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

+ Báo cáo tài chính tổng hợp, quyết toán hàng năm của chi nhánh + Việc thay đổi trụ sở chính, phòng giao dịch.

+ Việc cử cán bộ đi học tập, khảo sát nước ngoài theo quy định. + Các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của chi nhánh.

- Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh và trên địa bàn hoạt động, báo cáo định kỳ, đột xuất các hoạt động của chi nhánh lên chi nhánh cấp trên.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh cấp trên giao.

Phó giám đốc:

Giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công

phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình.

- Thay mặt Giám đốc điều hành công việc khi Giám đốc uỷ quyền.

- Bàn bạn và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ.

Phòng kế toán ngân quỹ:

Gồm 1 trưởng phòng phụ trách chung, giúp việc cho trưởng phòng có 02 phó phòng và 21 nhân viên, trong đó gồm:

- Kế toán giao dịch + tiết kiệm: 09 người - Kế toán nội bộ: 01 người

- Bộ phậm sản phẩm dịch vụ: 02 người - Bộ phận hậu kiểm: 02 người

- Nhân viên tổ ngân quỹ: 06 người

- Thông tin khách hàng: 01 người

 Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, Agribank.

 Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương với Agribank CN tỉnh Khánh Hoà.

 Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

 Thực hiện cá

 c khoản nộp ngân sách Nhà nước.

 Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.

 Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn tài theo quy định.

 Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ theo nghiệp vụ kinh doanh.

 Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.

 Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tê, dịch vụ kiều hối.

 Phát triển nghiệp vụ thẻ.

 Chịu trách nhiệm Marketing bao gồm thiết lập, mở rộng phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu sản phẩm huy động vốn, dịch vụ, chăm sóc, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng.

 Chấp hành luật kế toán, chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.

 Thực hiện nhiệm vụ do Giám đốc giao.

Phòng hành chính nhân sự:

Phòng HCNS có 4 người trong đó có 1 lãnh đạo phòng phụ trách kiêm nhiệm công tác quản trị hành chính, thi đua, một nhân viên tạp vụ, một lái xe và một bảo vệ chuyên trách cùng 3 nhân viên bảo vệ thuê của Công ty Long Sơn trực 24/24 giờ.

- Làm công tác văn thư, lễ tân, in ấn tài liệu văn phòng của chi nhánh.

- Quản lý điều hành, xây dựng, sửa chữa, mua sắm máy móc thiết bị, công cụ làm việc.

- Quản lý kho ấn chỉ, vật tư và các tài sản khác trong đơn vị. - Thực hiện các lĩnh vực tuyên truyền trong các ngày lễ, tết… - Chỉ đạo lao động vệ sinh, y tế, điện nước…

- Bảo vệ an toàn cơ quan và khách hàng đến giao dịch.

- Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề.

- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản chế định

của Ngân hàng.

- Đầu mối giao tiếp khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh.

Phòng kế hoạch kinh doanh:

Gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng, 12 cán bộ phụ trách hoạt động trong lĩnh vực tín dụng Ngân hàng.

- Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, lưu thông và tiêu dùng.

- Lập kế hoạch và cân dối nguồn vốn và sử dụng vốn.

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh.

- Phân tích theo ngành nghề kinh tế, kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp vay an toàn và hiệu quả.

- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án.

- Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên.

- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước. - Thực hiện thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

- Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng bao gồm thiết lập, mở rộng hệ thống khách hàng, giới thiệu sản phẩm tín dụng, dịch vụ, chăm sóc khách hàng.

- Phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc khách hàng về quy trình tín dụng. - Quản lý ( hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lưu trữ, khai thác…) hồ sơ tín dụng.

- Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro, xử lý rủi ro tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, chiết khấu chứng từ có liên quan đến thanh toán quốc tế.

- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh của quý, năm. - Quyết toán kế hoạch đến phòng giao dịch trực thuộc.

Chức năng, nhiệm vụTrưởng phòng kế hoạch kinh doanh

a. Kiểm tra đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ các quy chế và hướng dẫn cho vay của Agribank.

b. Kiếm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm định hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và ghi ý kiến của mình trên các hồ sơ.

3.2.4 Các sản phẩm chủ yếu Agribank cung cấp

Là một chi nhánh trực thuộc Agribank- Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM tại agribank chi nhánh thành phố nha trang (Trang 44)