Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về ngoại giao văn hóa

Một phần của tài liệu Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại (Trang 57)

Việt Nam có một nền văn hóa đặc sắc, lâu đời, gắn liền với lịch sử mấy ngàn năm hình thành và phát triển của dân tộc, với truyền thống anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm và lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên. Nằm ở giữa hai trục Bắc Nam và Đông Tây, ngã tư đường của các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, vị trí địa lý đặc biệt này đã góp phần đưa nền văn hóa Việt Nam sớm có những tiếp xúc, giao lưu với những nền văn hóa bản địa của Đông Nam Á, Nam Á và Đông Bắc Á từ cách đây hàng ngàn năm, và trong thời kỳ cận đại và hiện đại là giao lưu, tiếp biến với những nền văn hóa phương Tây. Trải qua hàng ngàn năm giao lưu, tiếp biến với văn hóa khu vực và thế giới, văn hóa Việt Nam dù đã trải qua bao giai đoạn thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, từ giao lưu, tiếp biến đến cả nhiều giai đoạn bị cưỡng ép với những âm mưu đồng hóa với nhiều nền văn hóa khác, nhưng văn hóa Việt Nam vẫn giữ vững bản bản lĩnh và bản sắc, đứng vững trước mọi âm mưu đồng hóa, đủ sức tiếp biến thành công tinh hoa văn hóa nước ngoài và sẵn sàng hội nhập văn hóa trong khu vực và thế giới trong thời đại ngày nay.

Được đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đã kế thừa và phát huy sức mạnh của truyền thống đấu tranh kiên cường và lịch sử hàng ngàn năm văn hiến của dân tộc. Ngay từ khi mới thành lập và trong suốt chiều dài lịch sử Cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Viêt Nam đã luôn dành cho văn hóa sự quan tâm đặc biệt, đề cao sức mạnh của văn hóa trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như trong đoàn kết quốc tế, thúc đẩy hợp tác với các nước trên thế giới, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Có thể khái quát một số quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về ngoại giao văn hóa như sau:

Thứ nhất, văn hóa là nhân tố then chốt làm nên sức mạnh toàn dân tộc.

quan tâm đến xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc, khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa trong xây dựng sức mạnh toàn dân tộc, thể hiện rõ nét trong “Đề cương văn hóa Việt Nam” năm 1943 do Tổng bí thư Trường Chinh soạn thảo [20]. Trong bối cảnh tình hình đất nước và thế giới thời đó, trước sự xâm lăng văn hóa của phát xít Nhật, Đề cương văn hóa đã thể hiện rõ quan điểm phát triển văn hóa, văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam với phương châm: dân tộc, khoa học và đại chúng. Với Đề cương văn hóa, Đảng khẳng định quan điểm luôn coi văn hóa là một mặt trận đấu tranh cách mạng đặc biệt quan trọng, chỉ rõ con đường cách mạng để giải phóng trí tuệ và văn hóa trong sự nghiệp giải phóng chung của dân tộc, xây dựng nền văn hóa mới, chống lại chính sách văn hóa và những âm mưu văn hóa ngu dân, nô dịch của phát xít, thực dân. Quan điểm này được phát triển lên một tầm cao hơn tại Nghị quyết số 33 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9 (khóa XI): “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” [31, tr. 48].

Thứ hai, ngoại giao văn hóa góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, gắn với tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới để làm giàu, làm phong ph văn hóa

dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn

bản sắc văn hóa dân tộc. Song giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không đồng nghĩa với việc đóng cửa, thu mình trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, hoặc phục hồi những gì đã lỗi thời, lạc hậu trong đời sống văn hóa của dân lộc. Phải đủ bản lĩnh để mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tốt đẹp, cái tiến bộ của văn hóa các nước. Phát biểu tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (tháng 2/1957), đồng chí Trường Chinh đã nhấn mạnh “Những nhà văn hóa Việt Nam phải ra sức học tập văn hóa tiên tiến của các nước anh em, của thế giới, đồng thời chiếm lấy thành trì khoa học hiện đại, khai thác những vốn văn hóa cũ của dân tộc…. Chúng ta cần học tập mọi giá trị của thế giới, nhưng chúng ta càng phải ra công tìm tòi, học hỏi trong kho tàng văn nghệ của dân tộc ta. Có tiếp thu được cái vốn cũ của hàng ngàn năm lao động, sáng tạo của nhân dân,

chúng ta mới tạo nên được nền văn nghệ mới của dân tộc giàu có và rực rỡ hơn tất cả các thời đại từ trước đến nay của lịch sử dân tộc” [21]. Quan điểm này thể hiện rõ tầm nhìn của Đảng về đa dạng văn hóa trên thế giới, về việc tôn trọng bản sắc và tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên thế giới, đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đó là con đường làm giàu cho văn hóa dân tộc, đồng thời góp phần vào xây dựng những giá trị văn hóa của nhân loại. Đây cũng là phương thức để nền văn hóa dân tộc đủ sức đứng vững trước mọi nguy cơ xâm lăng về văn hóa trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay.

Thứ ba, ngoại giao văn hóa là một trong các công cụ quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ của công tác đối ngoại. Nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (năm 2011) xác định: “Giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” [30, tr. 236]. Để thực hiện nhiệm vụ này, Đảng chủ trương nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế. Đồng thời, cần đẩy mạnh sự gắn kết, phối hợp giữa các lực lượng làm công tác đối ngoại, các trụ cột ngoại giao để phát huy sức mạnh tổng hợp của công tác đối ngoại. Đảng chỉ rõ “Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân, giữa ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh” [30, tr. 238].

Thứ tư, ngoại giao văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với công tác về người

Việt Nam ở nước ngoài. Không chỉ hướng tới đối tượng là chính phủ và nhân

của Đảng về người Việt Nam ở nước ngoài. Với lực lượng trên 4,5 triệu người sinh sống, học tập, lao động ở trên 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác ngoại giao văn hóa của đất nước [103]. Toàn bộ đời sống văn hóa, tinh thần, nét văn hóa truyền thống, nếp sinh hoạt, phong tục, tập quán, hình ảnh đất nước,… được thể hiện qua cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình, mỗi cá nhân người Việt ở nước ngoài, tác động trực tiếp đến người dân nước sở tại. Vì vậy, việc duy trì, thắt chặt mối liên kết chặt chẽ về văn hóa, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống cũng như thường xuyên cung cấp các ấn phẩm, sản phẩm văn hóa từ trong nước cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài sẽ góp phần làm tốt công tác ngoại giao văn hóa của Việt Nam ở những địa bàn có người Việt sinh sống. Sự gắn kết chặt chẽ về văn hóa với quê hương đất nước sẽ góp phần thúc đẩy sự đóng góp, cống hiến của người Việt ở nước ngoài đối với sự nghiệp hội nhập và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Quan điểm này của Đảng thể hiện rõ trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) năm 1998 và được khẳng định rõ hơn trong Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) “về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”. Nghị quyết 36 nêu rõ quan điểm “Đảng và Nhà nước mong muốn, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại, chăm lo xây dựng cuộc sống, làm ăn thành đạt, nêu cao tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước bà con sinh sống với nước nhà, tùy theo khả năng và điều kiện của mỗi người góp phần xây dựng quê hương đất nước, chủ động đấu tranh với các biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc”.

Gần đây nhất, Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tháng 6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tiếp tục nhấn

mạnh và khẳng định những quan điểm về phát triển văn hóa, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác truyền bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, gắn kết, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị quyết khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc. Nghị quyết chỉ rõ: “Phát huy tài năng, tâm huyết của trí thức, văn nghệ sỹ người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tham gia phát triển văn hóa của đất nước, trở thành cầu nối quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam. Chú trọng truyền bá văn hóa Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam. Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài” [31, tr. 57].

TIỂU KẾT

Ngoại giao văn hóa hình thành và tồn tại từ lâu trong mối giao hảo giữa các quốc gia và ngày càng trở thành một nhu cầu tất yếu trong quan hệ quốc tế hiện đại. Sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh, sự thay đổi của cục diện thế giới đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử quan hệ quốc tế với việc các nước đẩy mạnh điều chỉnh chính sách đối ngoại trước tác động của các yếu tố bên ngoài và yếu tố trong nước. Trong một thế giới toàn cầu hóa, sự phân công lao động ngày càng sâu sắc, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn, vai trò của khoa học-công nghệ ngày càng cao thì sức mạnh cứng (sức mạnh quân sự và kinh tế) không còn là yếu tố duy nhất khẳng định vị trí của các quốc gia trên trường quốc tế. Vai trò của sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế được các chủ thể trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là các quốc gia chú ý, quan tâm hơn.

Văn hóa ngày càng khẳng định vai trò to lớn trong đời sống chính trị thế giới, tác động qua lại và gắn kết hữu cơ đến mọi mặt của quan hệ quốc tế. Việc các nước gia tăng sức mạnh mềm trên trường quốc tế, cùng với vai trò ngày càng tăng của văn hóa trong quan hệ quốc tế đã thúc đẩy sự hình thành của những hình thái và phương thức ngoại giao mới, trong đó trực tiếp nhất là ngoại giao văn hóa, làm cho ngoại giao văn hóa ngày càng có vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế đương đại.

Ngoại giao văn hóa có nội hàm cơ bản là hoạt động ngoại giao trên cơ sở quảng bá, giới thiệu, giao lưu các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật, phong tục, tập quán, tín ngưỡng và các phương diện khác của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia và dân tộc. Qua ngoại giao văn hóa, chính phủ và người dân các nước tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng và củng cố lòng tin, thúc đẩy tình hữu nghị, hợp tác, giữ môi trường hòa bình, ổn định, đồng thời nâng cao uy tín, sự tôn trọng của họ trên trường quốc tế. Ngoại giao văn hóa thúc đẩy sự giao lưu và tiếp biến giữa các nền văn hóa. Ngoại giao văn hóa có tính độc lập tương đối, nhưng cũng có tính đan xen, giao thoa và bổ trợ với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế.

Ngay từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ vai trò của văn hóa và ngoại giao văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, làm cho nhân dân thế giới hiểu thêm về nhân dân và văn hóa Việt Nam. Người đã đề ra cho Đảng Cộng sản Việt Nam, cho dân tộc đường lối cách mạng đúng đắn, trong đó có những chiến lược, sách lược và quan điểm về văn hóa và ngoại giao văn hóa hết sức có ý nghĩa mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, trở thành tư tưởng dẫn đường và kim chỉ nam cho Đảng, Nhà nước trong hoạch định và triển khai chính sách về ngoại giao văn hóa Việt Nam.

Trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, ngoại giao văn hóa được Đảng, Nhà nước xác định là một trong 3 trụ cột của ngoại giao hiện đại Việt Nam. Ngoại giao văn hóa là cầu nối để thế giới hiểu biết

hơn về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, tăng cường xây dựng lòng tin với các quốc gia trên thế giới, đưa quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững, qua đó nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội. Kết hợp chặt chẽ giữa ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế; giữa văn hóa đối ngoại với chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại để tạo sức mạnh tổng hợp, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại (Trang 57)