Đẩy mạnh xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng

Một phần của tài liệu Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại (Trang 146)

luật của người Việt Nam và môi trường văn hóa lành mạnh

Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, nhu cầu đẩy mạnh quan hệ hợp tác, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và các phương tiện giao thông cũng như hệ thống hạ tầng giao thông trên toàn thế giới đã góp phần thúc đẩy giao lưu và làm cho việc đi lại giữa các quốc gia ngày càng trở nên đơn giản, thuận tiện hơn bao giờ hết. Đối với Việt Nam, trong những năm gần đây, số lượng các đoàn khách cấp cao, các đoàn khách quốc tế của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài, phóng viên nước ngoài, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến thăm, giao lưu, nghiên cứu, tìm hiểu về Việt Nam ngày một gia tăng.

Năm 2014, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 7,8 triệu lượt, mục tiêu năm 2015 là 8 triệu lượt khách quốc tế [14]. Các vị khách quốc tế sang thăm, công tác, tìm hiểu cơ hội đầu tư, thăm quan, du lịch là những người được trực tiếp chứng kiến, nghe, nhìn và cảm nhận cuộc sống thường ngày của người dân Việt Nam, để qua đó, họ có thể hiểu hơn về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam. Họ là những người tuyên truyền khách quan nhất, phản ánh chân thực nhất những trải nghiệm của họ, những điều mắt thấy tai nghe tại Việt Nam cho bạn bè, gia đình, người thân của họ khi trở về nước.

Điều gì sẽ xảy ra nếu như các vị khách quốc tế chứng kiến môi trường xã hội trong nước còn những nơi chưa thực sự lành mạnh, môi trường tự nhiên

nhếch nhác, ô nhiễm, những con người thiếu nhân cách, suy thoái về đạo đức, buông thả trong lối sống, trống rỗng về trí tuệ, ốm yếu về thể chất, coi thường pháp luật, vô trách nhiệm với xã hội? Chắc chắn, ấn tượng của họ và cảm nhận của họ về nền văn hóa, về con người Việt Nam sẽ không thể mang tính tích cực. Và như vậy, cho dù chúng ta có dày công tổ chức những hoạt động ngoại giao văn hóa lớn, hoành tráng ở nước ngoài, cho dù chúng ta tuyên truyền, quảng bá đến đâu, thì tác động cũng sẽ không được như mong muốn.

Một đất nước với một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, với những công dân phát triển toàn diện, có nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, kỹ năng hội nhập, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, đất nước ấy, nền văn hóa ấy sẽ thành công trên con đường hội nhập, giới thiệu, quảng bá văn hóa của mình ra thế giới, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú thêm văn hóa dân tộc, ngăn chặn được các văn hóa độc hại từ bên ngoài.

Vì vậy, phải hết sức coi trọng công tác xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật của người Việt Nam và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đặc biệt là xây dựng một xã hội có kỷ cương, an toàn, trật tự và môi trường xanh, sạch, đẹp để luôn tạo và giữ ấn tượng tốt đối với du khách quốc tế và nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc. Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới, để tự bản thân nền văn hóa và xã hội Việt Nam có sức thu hút với du khách thế giới, thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Đây chính là những yếu tố hết sức quan trọng, góp phần củng cố sức mạnh mềm của đất nước, đồng thời tác động tích cực đến hiệu quả của công tác ngoại giao văn hóa.

3.3.6. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại giao văn hóa

thức ngoại giao, thông thạo ngoại ngữ, mà còn phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng về văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa của các quốc gia trên thế giới, hoặc ít nhất là của một hoặc một nhóm các quốc gia được giao phụ trách để có thể tham mưu, đề xuất các kế hoạch và triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của công tác ngoại giao văn hóa. Cán bộ làm công tác ngoại giao văn hóa vừa phải có kỹ năng đàm phán ngoại giao để đàm phán các hiệp định, thỏa thuận về văn hóa, vừa phải có khả năng triển khai, tổ chức các hoạt động ngoại giao văn hóa theo kế hoạch, đồng thời phải có năng lực nghiên cứu, đề xuất chính sách, kế hoạch và hoạt động ngoại giao văn hóa phù hợp nhất với từng địa bàn; nghiên cứu hiểu rõ đời sống văn hóa của nước sở tại để đề xuất những loại hình nghệ thuật, văn hóa phù hợp nhất với thị hiếu, thuần phong, mỹ tục của người dân nước đó, cũng như góp phần thúc đẩy việc xuất khẩu các sản phẩm của công nghiệp văn hóa của Việt Nam sang nước đó.

Vì vậy, cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại giao văn hóa, đặc biệt là công tác bồi dưỡng chuyên sâu và nâng cao, theo hướng từng bước có các chuyên gia về từng khu vực, từng quốc gia, có khả năng tham mưu, đề xuất và triển khai thực hiện các dự án ngoại giao văn hóa lớn và lâu dài với các nước, các khu vực; nâng cao trình độ, năng lực hoạch định chính sách ngoại giao văn hóa và triển khai thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa.

3.3.7. Chú trọng nâng cao hiệu quả ngoại giao văn hóa đa phương, củng cố ngoại giao văn hóa song phương

Trong thời gian tới, các cơ chế hợp tác đa phương sẽ tiếp tục có những điều chỉnh về phạm vi và nội dung hợp tác nhằm gia tăng sức thu hút và sự gắn kết nội khối, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng của các nước thành viên, trong đó yếu tố văn hóa ngày càng trở nên quan trọng, được hầu hết các cơ chế hợp tác đa phương trên thế giới đưa vào chương trình nghị sự của mình.

Là thành viên của nhiều cơ chế hợp tác đa phương, Việt Nam cần có sự chuẩn bị và kế hoạch để có thể tận dụng và phát huy hiệu quả công tác ngoại giao văn hóa trong các cơ chế đa phương, trong đó đáng chú ý nhất là các cơ chế như ASEAN, ASEM, APEC, FEALAC, Francophonie, UNESCO. Trong điều kiện chúng ta còn hạn hẹp về kinh phí, nguồn lực và kể cả kinh nghiệm triển khai ngoại giao văn hóa, thì việc tham gia các hoạt động ngoại giao văn hóa của các cơ chế đa phương là hết sức cần thiết để có thể tận dụng, tranh thủ lợi thế của hợp tác đa phương, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia thành viên, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của công tác ngoại giao văn hóa.

Bên cạnh đó, nâng cao hơn nữa hiệu quả tham gia của Việt Nam vào các sự kiện ở quy mô thế giới do các tổ chức quốc tế điều phối và tổ chức, ví dụ như tham gia vào các Triển lãm thế giới (World EXPO) của Cơ quan Triển lãm Quốc tế (BIE). Trong các triển lãm gần đây của BIE như Yeosu 2012 (Hàn Quốc), Thượng Hải 2010 (Trung Quốc), Zaragoza 2008 (Tây Ban Nha) và Ichi 2005 (Nhật Bản), sự tham gia của Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách tham quan. Với lợi thế mỗi kỳ Expo kéo dài ít nhất 3 tháng (với Triển lãm quốc tế chuyên đề) và 6 tháng (với Triển lãm thế giới), thu hút hàng chục triệu khách tham quan, kể cả người dân của quốc gia nơi tổ chức sự kiện và du khách quốc tế, World Expo thực sự là một kênh rất hiệu quả để triển khai các chương trình ngoại giao văn hóa. Điểm mạnh của các chương trình ngoại giao văn hóa tại các World Expo đó là Việt Nam có thời gian để chuẩn bị, thiết kế, dàn dựng, đạo diễn theo những chủ đề riêng, mang tính chuyên sâu, vì vậy có sức thu hút rất lớn đối với khách tham quan. Trong 5 năm tới, BIE sẽ tổ chức World Expo năm 2015 tại Milan, Italy và World Expo năm 2020 tại Dubai, các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất. Ngoài ra, năm 2017 BIE còn tổ chức Triển lãm quốc tế chuyên đề tại thủ đô Astana, Kazakhstan vào năm 2017. Đây là những sự kiện đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ lưỡng, phải sáng tạo cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện nhằm đảm bảo kết quả và hiệu quả cao nhất.

Tiếp tục đẩy mạnh ngoại giao văn hóa song phương với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng, các nước trong khu vực Đông Nam Á, các nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, các nước bạn bè truyền thống và thực hiện các Hiệp định, thỏa thuận quốc tế về hợp tác văn hóa đã ký kết với các quốc gia trên thế giới.

Đẩy mạnh việc tổ chức các sự kiện ngoại giao văn hóa lớn như các tuần văn hóa, triển lãm, tuần phim ở các nước theo hướng tập trung vào hiệu quả, tiết kiệm, thu hút sự tham gia đóng góp của nhiều thành phần trong xã hội trong triển khai thực hiện. Từ nay đến 2020, mỗi năm chọn một đối tác chiến lược để triển khai “Năm giao lưu văn hóa” với đối tác đó nhằm làm sâu sắc hơn các quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa. Sau năm 2020, trên cơ sở rút kinh nghiệm sẽ nghiên cứu triển khai mỗi năm từ 2 đến 3 đối tác theo hướng này. Nghiên cứu xây dựng và triển khai một số chương trình ngoại giao văn hóa dành cho các nhóm đối tượng đặc biệt, ví dụ như chương trình mời các nhà lãnh đạo trẻ của các nước đến thăm, giao lưu tại Việt Nam theo mô hình mà một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp,… đã triển khai nhằm tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo trẻ các nước có điều kiện được trải nghiệm thực tế cuộc sống ở Việt Nam, hiểu thêm về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, qua đó hình thành mạng lưới những người có cảm tình và yêu mến Việt Nam trong hệ thống chính trị của các nước.

TIỂU KẾT

Từ sau Chiến tranh Lạnh, trước sự thay đổi của tình hình quốc tế, tình hình trong nước cũng như yêu cầu của công tác đối ngoại, ngoại giao văn hóa đã từng bước hình thành, phát triển và trở thành một trụ cột trong nền ngoại giao hiện đại Việt Nam. Việc Việt Nam xây dựng trụ cột ngoại giao văn hóa là phù hợp với xu thế và thực tiễn đời sống chính trị quốc tế đương đại, khẳng định sự đánh giá, nhìn nhận đúng đắn của Đảng, Nhà nước về vai trò, vị trí của ngoại giao văn hóa trong

triển khai thực hiện các mục tiêu của công tác đối ngoại, cũng như đánh giá đúng xu thế trên thế giới và sự vận động của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại.

Trong những năm qua, ngoại giao văn hóa đã góp phần cùng ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị đối ngoại. Ngoại giao văn hóa đã trực tiếp góp phần củng cố, tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới và các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của đất nước, giới thiệu văn hóa, đất nước, con người Việt Nam ra thế giới, quảng bá hình ảnh quốc gia, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, gắn kết cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương, đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, ngoại giao văn hóa Việt Nam vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đó là nhận thức về ngoại giao văn hóa ở các cấp, các ngành chưa thật sự đồng nhất, dẫn đến sự quan tâm đối với ngoại giao văn hóa so với các trụ cột khác chưa thực sự bình đẳng. Việc triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 chưa thực sự đồng bộ, thiếu sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là thiếu sự điều phối, chỉ đạo ở tầm quốc gia, cũng như một kế hoạch trung và dài hạn ở quy mô cả nước. Thực trạng này làm cho các nguồn lực dành cho ngoại giao văn hóa bị phân tán, chưa hiệu quả, đồng thời chưa phát huy được tối đa nội lực của đất nước, cũng như chưa tranh thủ và khai thác được hết những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài cho ngoại giao văn hóa. Địa bàn tổ chức các hoạt động ngoại giao văn hóa lớn chủ yếu vẫn là châu Á và châu Âu, nhưng cũng không duy trì được ở mức độ thường niên. Chất lượng, hình thức, nội dung các hoạt động ngoại giao văn hóa chưa cao, chưa thực sự hấp dẫn đối với chính giới và công chúng nước sở tại. Chất lượng nguồn nhân lực làm công tác ngoại giao văn hóa còn hạn chế. Công tác

quản lý các hoạt động văn hóa của nước ngoài tại Việt Nam còn chưa chặt chẽ. Ngoại giao văn hóa là trụ cột mới, song có ý nghĩa rất quan trọng, liên quan, tác động qua lại với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương trong cả nước, đòi hỏi phải được quan tâm đầu tư nguồn lực một cách xứng đáng, đảm bảo tính lâu dài, liên tục. Đầu tư cho ngoại giao văn hóa ngày nay là để gặt hái thành quả trong tương lai, vì vậy cần phải kiên trì, phải có lộ trình, có chiến lược dài hạn. Cần hết sức chú ý nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương về ngoại giao văn hóa. Trong thời gian tới, cần sớm khắc phục tình trạng thiếu cơ chế điều phối, phối hợp trong cả nước về ngoại giao văn hóa, đảm bảo tập trung và phát huy được mọi nguồn lực trong xã hội cho ngoại giao văn hóa; mở rộng mạng lưới các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm văn hóa ở Lào và Pháp; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngoại giao văn hóa; xây dựng con người Việt Nam có nhân cách, đạo đức, ý thức và trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội; xây dựng môi trường tự nhiên, môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, quy củ và thượng tôn pháp luật. Trong giai đoạn đầu, đầu tư cho ngoại giao văn hóa từ nguồn ngân sách Nhà nước là cần thiết, song cần sớm có cơ chế, chính sách huy động nguồn lực từ xã hội cho ngoại giao văn hóa, nhất là từ khu vực kinh tế tư nhân. Đầu tư cho ngoại giao văn hóa vừa góp phần thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại của đất nước, vừa góp phần nâng cao tính đề kháng của văn hóa Việt Nam trong giao lưu, hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa nhân loại, ngăn chặn những sản phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài.

KẾT LUẬN

Quan hệ quốc tế trên thế giới sau Chiến tranh Lạnh đã chứng kiến những thay đổi căn bản, sâu sắc. Toàn cầu hóa, tiến bộ khoa học và công nghệ, sự thay đổi tương quan lực lượng, những tập hợp lực lượng mới, những vấn đề an ninh phi truyền thống, những điểm nóng và những nhân tố bất ổn, khó lường trên thế giới đã, đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị quốc tế. Song, có thể khẳng định rằng, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là ước nguyện chung của loài người trên thế giới và là xu thế chủ đạo dẫn dắt quan hệ quốc tế. Trong quan hệ quốc tế đương đại, văn hóa ngày càng có vai trò quan trọng, tác động đến nhiều khía cạnh và phương diện của đời sống chính trị quốc tế.

Ngoại giao văn hóa, với khả năng tác động trực tiếp đến sức mạnh mềm của

Một phần của tài liệu Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại (Trang 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)