Ngoại giao văn hóa Đại Hàn Dân Quốc

Một phần của tài liệu Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại (Trang 116)

Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) là một trong những quốc gia có kỳ tích tăng trưởng kinh tế ngoạn mục. Trong những năm 50 của Thế kỷ XX, Hàn Quốc còn là một đất nước nghèo và kiệt quệ. Nhưng chỉ nửa thế kỷ sau, Hàn Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới vào năm 2005 và liên tục duy trì vị trí trong tốp 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới [156]. Tuy nhiên, vào những năm đầu của Thế kỷ XXI, theo một báo cáo điều tra của Cục Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) tiến hành năm 2005, thì nhận thức của người dân thế giới về đất nước Hàn Quốc còn quá nghèo nàn, thậm chí là sai lệch. Một trong những lý do chủ yếu đó là do Chính phủ Hàn Quốc chưa nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của văn hóa và ngoại giao văn hóa trong suốt những thập kỷ tập trung phát triển kinh tế. Điều đó đặt ra cho Chính phủ Hàn Quốc nhu cầu cấp thiết phải thu

hẹp khoảng cách về nhận thức của nhân dân và cộng đồng quốc tế về Hàn Quốc, sử dụng nhiều hơn những công cụ “quyền lực mềm”, tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến văn hóa Hàn Quốc ra nước ngoài.

Sau báo cáo điều tra của KOTRA nêu trên, các nhà lãnh đạo Hàn Quốc đã điều chỉnh chính sách theo hướng đề cao văn hóa, coi văn hóa là sức mạnh quốc gia. Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Roh Moo-Hyun (2003-2008) đặt mục tiêu đưa Hàn Quốc vào nhóm 5 quốc gia hàng đầu thế giới về công nghiệp văn hóa Hàn Quốc, đồng thời xác định văn hóa là sức mạnh mềm và quyết định hình ảnh Hàn Quốc trên trường quốc tế. Tổng thống Lee Myung-back (2008- 2013) đã phát triển quan điểm này theo hướng coi ngoại giao văn hóa là một phương thức của quyền lực mềm nhằm tăng cường sức mạnh của đất nước trên trường quốc tế, đồng thời xác định việc xây dựng “thương hiệu quốc gia” là công cụ để thực hiện mục tiêu này [137, tr. 16]. Chính sách này đã đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thành lập Hội đồng Tổng thống về Thương hiệu quốc gia theo Sắc lệnh số 21283 ngày 22/1/2009 của Tổng thống Hàn Quốc [145, tr. 196]. Mục đích của Hội đồng Tổng thống về Thương hiệu quốc gia nhằm nâng cao vị thế và uy tín của Hàn Quốc trên phạm vi toàn cầu thông qua việc triển khai các chiến lược một cách có hệ thống và toàn diện. Hội đồng được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống Hàn Quốc với thành viên là Bộ trưởng các bộ, chủ tịch các cơ quan, tổ chức, trường đại học, tập đoàn lớn của Hàn Quốc. Hội đồng cũng đặt ra mục tiêu đưa hình ảnh quốc gia Hàn Quốc từ vị trí cuối lên vị trí trung bình trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), và lọt vào top 15 trên toàn thế giới vào năm 2013.

Cơ quan chịu trách nhiệm chính về ngoại giao văn hóa Hàn Quốc là Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Ủy ban hình ảnh quốc gia Hàn Quốc. Song song với đẩy mạnh hợp tác văn hóa trong các quan hệ song phương và đa phương, Hàn Quốc nỗ lực thực hiện 5 chiến lược chủ đạo mà Hội đồng Tổng thống về thương hiệu quốc gia đặt ra: (i) tích cực đóng góp vào

cộng đồng quốc tế, (ii) tôn trọng đa dạng văn hóa và tôn trọng người nước ngoài; (iii) nuôi dưỡng ý thức và bồi dưỡng để người dân Hàn Quốc trở thành công dân toàn cầu; (iv) quảng bá sản phẩm và công nghệ hiện đại; (v) quảng bá sức hấp dẫn của nền văn hóa và đẩy mạnh ngành du lịch. Kết quả là Hàn Quốc đã đạt được những kỳ tích đáng khâm phục trong cải thiện hình ảnh quốc gia trên bảng xếp hạng thế giới. Năm 2013, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) xếp Hàn Quốc vào vị trí nền kinh tế lớn thứ 14 trên thế giới với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 1.304 tỉ USD, vượt Mexico và xấp xỉ bằng Tây Ban Nha.

Ở nước ngoài, Hàn Quốc đã xây dựng được một hệ thống các trung tâm, thiết chế để triển khai chiến lược ngoại giao văn hóa, gồm các trung tâm văn hóa ở nước ngoài, các văn phòng của Quỹ Hàn Quốc và các đại sứ quán Hàn Quốc. Từ năm 2009, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập hệ thống trung tâm văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài, đưa Hàn Quốc vào nhóm các quốc gia có mạng lưới trung tâm văn hóa ở nước ngoài lớn trên thế giới. Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài được đặt dưới sự quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, với nhiệm vụ chính là truyền bá văn hóa Hàn Quốc ra thế giới và thúc đẩy giao lưu với các nước. Hiện Hàn Quốc có 28 Trung tâm văn hóa tại 24 quốc gia trên thế giới [157]. Bên cạnh đó, Hàn Quốc đã thành lập Quỹ Hàn Quốc (KF) với văn phòng tại 7 thành phố trên thế giới, gồm: Washington, Los Angeles, Tokyo, Bắc Kinh, Mátxcơva, Berlin và Hà Nội [148, tr. 53]. Quỹ Hàn Quốc hỗ trợ việc đào tạo giảng viên cho các trường đại học, cử các giáo sư thỉnh giảng và nghiên cứu về Hàn Quốc và đồng thời triển khai các chương trình cấp học bổng cho học sinh nước ngoài, bao gồm cả học bổng nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó, Quỹ Hàn Quốc còn tổ chức đưa các nhóm nghệ sỹ Hàn Quốc sang biểu diễn và tổ chức các liên hoan phim ở nước ngoài [148, tr. 54]. Ngoài ra, các Đại sứ quán Hàn Quốc ở nước ngoài đều có trách nhiệm phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại giao văn hóa ở nước sở tại. Một trong những dự án ngoại giao văn hóa lớn ở nước ngoài mà các đại sứ quán đã triển khai rất thành công đó là dự án trưng

bày các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của Hàn Quốc tại các đại sứ quán ở nước ngoài từ năm 2003 đến năm 2010. Những kiệt tác mang đi trưng bày đều được thuê từ Bảo tàng Nghệ thuật quốc gia Hàn Quốc, để lại tiếng vang lớn trong chính giới cũng như công chúng các nước sở tại [148, tr. 52].

Ở trong nước, một trong những phương thức được Hàn Quốc quan tâm là đăng cai các sự kiện thể thao, văn hóa, triển lãm quốc tế. Đơn cử như năm 2013, Hàn Quốc tổ chức thành công Thế vận hội Đặc biệt Peochang 2013 - Thế vận hội dành cho vận động viên khuyết tật trên thế giới, tại Gangreung và Peongchang tỉnh Gangwondo, với sự tham dự của hơn 2200 vận động viên từ 110 quốc gia trên thế giới. Năm 2012, Hàn Quốc tổ chức Triển lãm Thế giới (World EXPO 2012) tại thành phố bờ biển phía nam Yeosu. Gần đây nhất là Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 17, tổ chức tại Incheon từ ngày 19/9 đến 4/10/2014 với sự tham gia của 9501 vận động viên từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tổng chi phí 1,62 tỉ USD, Á vận hội Incheon được đầu tư công phu, đặc biệt là Lễ Khai mạc với chương trình nghệ thuật đặc sắc, tinh tế, phô diễn tinh hoa văn hóa Hàn Quốc, đồng thời thể hiện một Hàn Quốc năng động, phát triển, với vai trò ngày càng gia tăng ở châu lục. Hàn Quốc cũng đã giành quyền đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2018 tại thành phố Pyeongchang, vượt qua 2 đối thủ là thành phố Muynich (Đức) và thành phố Annecy (Pháp) [176].

Nhìn tổng thể bức tranh ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc thời gian qua có thể thấy Hàn Quốc đã triển khai theo hai hướng rõ nét: một là khai thác triệt để các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, hai là đẩy mạnh sức sáng tạo văn hóa đại chúng hiện đại của Hàn Quốc. Theo hướng thứ nhất, Hàn Quốc đẩy mạnh quảng bá nét văn hóa truyền thống Hàn thông qua việc giới thiệu cuộc sống thường nhật của người Hàn Quốc, ví dụ như “hansik” (ẩm thực Hàn), “hanbok” (trang phục truyền thống Hàn), “han’gul” (bảng chữ cái tiếng Hàn), “hannok” (ngôi nhà truyền thống Hàn”, “han’guk umak” (âm nhạc truyền thống

Hàn), “hanji” (giấy thủ công Hàn) [137, tr. 18]. Theo hướng thứ hai, Hàn Quốc tạo mọi điều kiện để các nghệ sĩ và các nhà hoạt động nghệ thuật phát huy tài năng sáng tạo, sự tạo điều kiện này đã góp phần tạo ra một làn sóng Hàn với sức lan tỏa mạnh mẽ từ Hàn Quốc ra các nước châu Á và vươn ra thế giới.

“Làn sóng Hàn Quốc” (hay còn gọi là Hallyu theo tiếng Hàn) - một thuật ngữ chỉ việc đẩy mạnh xuất khẩu, quảng bá các tác phẩm phim điện ảnh, truyền hình, nhạc pop, ẩm thực, mỹ phẩm, hàng hóa Hàn Quốc ra nước ngoài, bắt đầu từ các nước châu Á - đã góp phần làm cho hình ảnh Hàn Quốc được biết đến nhiều hơn ở nước ngoài. Làn sóng Hàn cũng làm cho tên tuổi các diễn viên, nghệ sĩ của Hàn Quốc được nổi danh ở ngoài lãnh thổ, đặc biệt là hình thành những nhóm fan hâm mộ rất đông đảo, không chỉ trong giới học sinh, sinh viên ở nước ngoài, mà còn trong cả nhóm công chức, người trung tuổi ở các nước đối với các ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc. Một khảo sát ở Trung Quốc năm 2001 cho thấy nam diễn viên điện ảnh Hàn Quốc Ahn Jae-wook đã dẫn đầu danh sách những nhân vật nổi tiếng được hâm mộ nhất trong giới trẻ Trung Quốc, vượt trên cả nam diễn viên người Italy Leonardo DiCaprio. Điều đáng chú ý là vào thời điểm đó, danh tiếng nam diễn viên Leonardo DiCaprio đang nổi như cồn trên thế giới. Sự hâm mộ các ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc đã kéo theo những tác động lớn đến thị trường tiêu thụ mỹ phẩm, thời trang, ẩm thực và thậm chí là cả phẫu thuật chỉnh hình. Trên các đường phố ở Bắc Kinh (Trung Quốc), Hà Nội (Việt Nam) người ta dễ dàng thấy những nhóm thanh thiếu niên với trang phục và cách trang điểm đặc sệt theo phong cách Hàn. Các nữ diễn viên Hàn Quốc như Lee Young-ae, Song Hae Gyo, Kim Hee Sun và Yeo Ji-hyun được thần tượng tại nhiều thành phố ở Trung Quốc và Đài Loan đến mức nhiều thiếu nữ ở đây đã yêu cầu được phẫu thuật chỉnh hình sao cho có gương mặt giống hệt các nữ diễn viên này [190, tr. 29].

truyền hình dài tập, trang phục, mỹ phẩm xứ Hàn không chỉ có sức thu hút và lôi cuốn mạnh mẽ giới trẻ và cả nhóm những người trung tuổi ở các nước trên thế giới mà còn mang lại cho Hàn Quốc những lợi ích kinh tế to lớn. Đơn cử như năm 1995, nguồn thu từ xuất khẩu điện ảnh và các phim truyền hình của Hàn Quốc chỉ vỏn vẹn 209.000 USD, thì năm 2004 đã tăng lên 58,3 triệu USD; xuất khẩu các chương trình truyền hình của Hàn Quốc năm 1996 ở mức 6 triệu USD, năm 2010 đạt 187 triệu USD, trong đó Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc, đạt 81,6 triệu USD [194, tr. 14-16] Kết quả khảo sát năm 2011 của Hàn Quốc cho thấy, lượng người hâm mộ trên thế giới sau hàng loạt chương trình ngoại giao văn hóa trong khuôn khổ “Làn sóng Hàn” tập trung chủ yếu trong nhóm từ tuổi thiếu niên đến dưới 40 tuổi (chiếm 84%), riêng nhóm từ 20- 30 tuổi chiếm 47% [158, tr. 9].

Một trong những điểm nhấn của “Làn sóng Hàn” đó là việc Hàn Quốc đẩy mạnh truyền bá môn võ Taekwondo - biểu tượng của tinh thần thượng võ Hàn Quốc - ra thế giới. Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hiệp hội Taekwondo Hàn Quốc đã xây dựng nhiều chương trình, tổ chức nhiều nhóm huấn luyện viên, vận động viên gửi đi các nước để hướng dẫn Taekwondo. Các đại sứ quán của Hàn Quốc ở nước ngoài có trách nhiệm thúc đẩy quảng bá Taekwondo và tổ chức các Giải Taekwondo Quỹ Đại sứ. Năm 2009, công nghệ thông tin được áp dụng để nâng cao hiệu quả của công tác truyền bá Taekwondo ra thế giới qua dự án “Vui cùng Taekwondo” [154, tr. 126]. Dự án bao gồm việc hỗ trợ sản xuất phim và trò chơi điện tử liên quan đến Taekwondo, xây dựng một trung tâm trình diễn Taekwondo thường xuyên, cử thêm nhiều huấn luyện viên ra nước ngoài và xây dựng trang web hướng dẫn luyện tập Taekwondo trực tuyến trên mạng.

Mặc dù thực tế thì phần lớn nỗ lực đưa “Làn sóng Hàn Quốc” ra nước ngoài là do khu vực tư nhân tiên phong, nhưng không thể phủ nhận vai trò hỗ trợ từ Chính phủ. Đơn cử như việc cử các nhân vật nổi tiếng của Hàn Quốc tham gia

các chương trình quảng bá ở các nước, đàm phán tạo điều kiện để những bộ phim truyền hình Hàn Quốc được chiếu rộng rãi ở các quốc gia xa xôi như khu vực Nam Mỹ, Châu Phi và Trung Đông,... Những nỗ lực từ khu vực nhà nước và tư nhân, hay nói cách khác là sự tham gia tích cực của các chủ thể phi nhà nước ở xứ sở “kim chi” đã góp phần làm cho các sản phẩm văn hóa của Hàn Quốc lan rộng ra khắp thế giới, tác động rõ rệt đến công chúng các nước. Nổi bật nhất là tác động và ảnh hưởng đến gu thẩm mỹ và trào lưu của một bộ phận công chúng, nhất là giới trẻ, về thời trang, ẩm thực, điệu bộ, thậm chí cả phong cách sống, cách xử lý các vấn đề, nhất là những vấn đề xã hội, tình cảm,… Thực tế này cho thấy, Hàn Quốc đã rất thành công trong truyền bá văn hóa Hàn ra thế giới bởi đây là cấp độ cao nhất mà công tác ngoại giao văn hóa hướng tới. Có thể khẳng định “Làn sóng Hàn Quốc” là một chiến lược được xây dựng và triển khai rất bài bản, công phu, là một công cụ hữu hiệu của ngoại giao văn hóa Hàn Quốc, thực sự có tác dụng trong quảng bá hình ảnh của Hàn Quốc và tăng cường quyền lực mềm của quốc gia này trên trường quốc tế.

TIỂU KẾT

Sau Chiến tranh Lạnh, trước xu thế chủ đạo của nhân loại là hòa bình, hợp tác và phát triển, trong bối cảnh tiến trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, cách mạng khoa học và công nghệ có những bước tiến vượt bậc, những vấn đề toàn cầu và những vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng trở nên phức tạp, các quốc gia đều có những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại, chú trọng hơn đến việc gìn giữ môi trường ổn định, hòa bình, hợp tác để phát triển, phát huy ảnh hưởng trên trường quốc tế thông qua việc gia tăng sức mạnh mềm ra thế giới.

Là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu của công tác đối ngoại, đặc biệt là thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương; xây dựng lòng tin, sự hiểu biết lẫn nhau, gắn kết hợp tác trong các cơ chế tiểu khu vực, khu vực và liên khu vực; tạo môi trường ổn định, thuận lợi để phát triển, thu hút đầu tư; đồng thời đóng góp vào kho tàng giá trị văn hóa chung của nhân loại, tiếp thu tinh hoa làm phong phú văn hóa dân tộc, góp phần bảo tồn đa dạng văn

hóa trên thế giới, ngoại giao văn hóa ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của nhiều nước trên thế giới, đồng thời trở thành một phương thức ngoại giao trong đời sống chính trị quốc tế, khẳng định vai trò là một phương thức ngoại giao hữu hiệu trong quan hệ quốc tế đương đại.

Ngoại giao văn hóa là một trong các trụ cột của nền ngoại giao hiện đại để thực hiện các mục tiêu của công tác đối ngoại. Về hình thức tổ chức và các hoạt động ngoại giao văn hóa cụ thể, giữa các nước có nhiều nét tương đồng, nhiều điểm chung, tuy nhiên về mục đích chiến lược lại có sự khác biệt rõ nét. Ngoài những mục tiêu chung nhất là củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với một hoặc nhiều quốc gia trên thế giới thông qua giới thiệu, quảng bá văn hóa, hình ảnh đất nước, con người, giao lưu văn hóa, nghệ thuật,... các nước, nhất là các nước lớn, sử dụng ngoại giao văn hóa như một phương thức để tập hợp lực lượng, gia tăng ảnh hưởng trên trường quốc tế, truyền bá văn hóa ra thế giới. Bên cạnh đó, ngoại giao văn hóa còn là công cụ được các nước, đặc biệt là những

Một phần của tài liệu Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)