Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về ngoại giao văn hóa; xây dựng,

Một phần của tài liệu Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại (Trang 140)

khai các kế hoạch trung hạn, dài hạn về ngoại giao văn hóa

đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, với sự tham gia của lãnh đạo các Bộ, ngành và một số tỉnh, thành phố để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu quả phối hợp và chất lượng hoạt động ngoại giao văn hóa trong phạm vi cả nước. Thực tế sau 4 năm triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 cho thấy, một trong những lý do khiến công tác ngoại giao văn hóa chưa được triển khai một cách đồng bộ, toàn diện, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, giữa trong nước và ngoài nước chưa nhịp nhàng, dẫn đến chưa phát huy được sức mạnh của đất nước cho ngoại giao văn hóa đó là do Việt Nam chưa có một Ban Chỉ đạo quốc gia về Ngoại giao văn hóa. Thời gian qua, thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020, Bộ Ngoại giao đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác ngoại giao văn hóa, nhưng Ban Chỉ đạo này chỉ gồm đại diện của một số Vụ, Cục thuộc Bộ Ngoại giao, do một Thứ trưởng làm Trưởng ban, vì vậy quyền hạn của Ban Chỉ đạo tương đối hạn chế. Điều này dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong công tác phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương, cũng như chưa phát huy hết hiệu quả nguồn lực cho ngoại giao văn hóa.

Ban Chỉ đạo quốc gia về Ngoại giao văn hóa cần có sự tham gia của lãnh đạo các Bộ: Ngoại giao, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ; lãnh đạo một số cơ quan thuộc Chính phủ: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; lãnh đạo một số tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Khánh Hòa. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo là Bộ Ngoại giao.

Ban Chỉ đạo quốc gia về Ngoại giao văn hóa có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của các bộ, ngành và địa phương liên quan trong việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa. Trước mắt cần tập trung chuẩn bị tổng kết, rút kinh nghiệm 5 năm triển khai thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020, xây dựng và triển

khai thực hiện Kế hoạch trung hạn, dài hạn về ngoại giao văn hóa, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và đối ngoại của đất nước của từng giai đoạn. Kế hoạch trung hạn và dài hạn về ngoại giao văn hóa phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của từng giai đoạn; các địa bàn cần tập trung đẩy mạnh, các địa bàn cần duy trì, các địa bàn cần khai phá, mở đường, các địa bàn cần hỗ trợ; yêu cầu về quy mô, loại hình nghệ thuật cho từng địa bàn sao cho phù hợp với chiến lược quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới cũng như phù hợp với yêu cầu của công tác đối ngoại và ngoại giao kinh tế; các giải pháp chính để thực hiện các mục đích, nhiệm vụ đó. Trên cơ sở đó cụ thể hóa thành các kế hoạch hàng năm, có sự phân công, phân nhiệm cho từng bộ, ngành, địa phương, đảm bảo sự thống nhất và sự phối hợp nhịp nhàng trong cả nước cũng như giữa trong nước và nước ngoài, giải quyết dứt điểm tình trạng chồng chéo, lãng phí, kém hiệu quả trong tổ chức các hoạt động ngoại giao văn hóa, đảm bảo phát huy tối đa sức mạnh của toàn xã hội cho ngoại giao văn hóa. Trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo có sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đặc biệt là đảm bảo chất lượng và hiệu quả các hoạt động ngoại giao văn hóa theo đúng yêu cầu.

Ban Chỉ đạo quốc gia về ngoại giao văn hóa có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp đẩy mạnh ngoại giao văn hóa, trong đó có việc đề xuất cơ chế, chính sách thu hút sự tham gia của xã hội, nhất là khu vực doanh nghiệp vào các hoạt động ngoại giao văn hóa; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương trong việc xây dựng, triển khai các kế hoạch, chương trình cụ thể về ngoại giao văn hóa phù hợp với kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế-xã hội và đối ngoại của cả nước. Đồng thời chuẩn bị cho công tác xây dựng và trình phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa của Việt Nam đến năm 2030 khi Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 kết thúc.

3.3.3. Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động và hình thành mạng lưới ngoại giao văn hóa Việt Nam ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)