Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao văn hóa

Một phần của tài liệu Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại (Trang 49)

Đối với nền ngoại giao hiện đại Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại - không chỉ là người thầy, người sáng lập, mà còn là một nhà ngoại giao vĩ đại. Đặc biệt, Người đã để lại một di sản vô cùng quý giá cho ngoại giao Việt Nam, đó là tư tưởng của Người về ngoại giao văn hóa.

Ngoại giao văn hóa là khái niệm tương đối mới trong quan hệ quốc tế, mặc dù nhiều nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế cho rằng bản thân hoạt động ngoại giao đã hàm chứa yếu tố văn hóa. Vì vậy, trong kho tàng tư tưởng đồ sộ và quý giá mà Người để lại cho hậu thế, không có công trình, tác phẩm, bài viết nào của Người đề cập trực tiếp đến ngoại giao văn hóa. Tuy nhiên, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể thấy toát lên những luận điểm vô cùng sâu sắc của Người về ngoại giao văn hóa.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người không chỉ vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, mà

còn kế thừa và phát huy sáng tạo tinh hoa văn hóa phương Đông, tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa phương Tây, làm rực rỡ và sâu sắc tư tưởng của Người. Điều làm nên sự vĩ đại của Người, đó là với thế giới quan, nhân sinh quan của Chủ nghĩa Mác-Lênin, trên cơ sở nền tảng cốt lõi là tâm thức văn hóa truyền thống Việt Nam, Người đã đúc rút, chọn lọc và tiếp thu những tinh hoa của tư tưởng, học thuyết và văn hóa thế giới phù hợp nhất với yêu cầu của Cách mạng Việt Nam để vận dụng sáng tạo vào đất nước, nâng tầm văn hóa và nghệ thuật ngoại giao Việt Nam trên trường quốc tế. Xin nêu một số luận điểm trong tư tưởng của Người về ngoại giao văn hóa như sau:

Thứ nhất, một trong những nhiệm vụ quan trọng của văn hóa là làm cho

thế giới hiểu rõ sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Ngay từ những

năm đầu sau khi đất nước giành được nền độc lập, trong thư gửi Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 2 (tháng 7/1948), Người đã chỉ rõ “Nhiệm vụ của văn hóa chẳng những để cổ động tinh thần và lực lượng kháng chiến kiến quốc của quốc dân, mà cũng phải nêu rõ những thành tích kháng chiến kiến quốc vĩ đại của ta cho thế giới” [60, tr. 464]. Người đã nhìn rõ sức mạnh to lớn của nền văn hóa, nâng văn hóa lên một tầm cao mới và trao cho văn hóa điều kiện để thể hiện sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Văn hóa chỉ có thể phát huy được sức mạnh khi gắn liền với cách mạng, với chính trị, phục vụ cho mục tiêu chính trị cao cả của cách mạng. Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951, Người chỉ rõ: “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị” [61, tr. 368-369]. Tư tưởng này của Người chính là nội dung cơ bản, quan trọng nhất của ngoại giao văn hóa Việt Nam hiện nay, được thể hiện cụ thể trong “Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 14/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ “làm cho thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam” [93, tr. 5].

Thứ hai, muốn làm tốt ngoại giao văn hóa, trước hết phải xây dựng một

nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại ch ng. Người nhận

thức sâu sắc vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp cách mạng nói chung và đối với công tác ngoại giao Việt Nam nói riêng. Người chỉ ra mối liên kết chặt chẽ và biện chứng giữa văn hóa với cách mạng, cũng như chỉ ra vai trò tiên phong của văn hóa “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” (Hội nghị văn hóa toàn quốc, 11/1946). Để có thể “soi đường cho quốc dân đi”, văn hóa phải vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2 -1951) Người khẳng định: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc. Đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng” [61, tr. 173]. Xây dựng nền văn hóa có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng chính là không ngừng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn cái tốt, loại bỏ cái xấu, tiếp thu tinh hoa nhân loại để tự làm mạnh, làm phong phú mình. Người chỉ rõ “Cái gì tốt, thì ta nên khôi phục và phát triển, còn cái gì xấu, thì ta phải bỏ đi” [64, tr. 248]. Bản sắc văn hóa dân tộc chính là những nét riêng, là tài sản vô giá của dân tộc, là “thực lực” của cách mạng, là sức mạnh nội sinh vĩ đại của dân tộc. Thực lực có mạnh, thì nền văn hóa Việt Nam mới có thể đi ra thế giới, sánh vai với các nền văn hóa khác trong đời sống chính trị thế giới. Trong công tác đối ngoại, Người đặc biệt đề cao nội hàm “thực lực”, không có thực lực, sẽ không thể thắng lợi. “Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn” [59, tr. 126]. Đối với ngoại giao văn hóa, phải có thực lực mới có thể sáng tạo, mới có thể cho thế giới thấy được những giá trị tinh hoa, nhân văn của nền văn hóa Việt Nam, và như vậy mới có điều kiện và khả năng chia sẻ, học hỏi tinh hoa của nền văn hóa khác.

Thứ ba, ngoại giao văn hóa chính là hiểu rõ văn hóa thế giới, tiếp thu tinh

hoa văn hóa thế giới làm giàu văn hóa Việt Nam. Người nhìn rõ tính giao lưu và

tiếp biến của văn hóa trong lịch sử nhân loại. Một nền văn hóa nếu không đủ sức đề kháng trước một nền văn hóa khác thì rất có nguy cơ bị đồng hóa, bên cạnh đó, Người cũng thấy rõ rằng, một nền văn hóa không thể đóng cửa, tuyệt giao với thế giới bên ngoài bởi tất yếu sẽ dẫn đến suy tàn, diệt vong. Một nền văn hóa phải liên tục được bổ sung thêm tinh hoa của các nền văn hóa khác, nhưng tiếp thu ở đây không phải là tiếp thu tất cả, mà phải tiếp thu trên tinh thần nghiên cứu rõ, hiểu rõ và có chọn lọc tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất ngày 24/11/1946, Người nói: “Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại…Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt nam. Nghĩa là kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ” [69, tr. 89-90]. Ngoại giao văn hóa chính là góp phần làm cho cán bộ, nhân dân hiểu rõ văn hóa thế giới, nhìn rõ mặt tích cực, mặt tiêu cực của thế giới, qua đó chắt lọc tinh hoa để tiếp thu, và ngăn chặn sự xâm nhập của những sản phẩm văn hóa không phù hợp, thậm chí là độc hại từ bên ngoài. Người chỉ rõ “Phải nghiên cứu toàn diện văn hóa của các dân tộc khác, chỉ trong trường hợp đó mới có thể tiếp thu được nhiều hơn cho văn hóa của dân tộc mình” [69, tr. 21], “Ở ta, trong vùng bị tạm chiếm, Mỹ đã cho sang nhiều báo chí, phim dâm đãng, trụy lạc để đầu độc thanh niên ta. Chúng ta phải kiên quyết tẩy chay những thứ đó” [61, tr. 326]. Người quan niệm phải học tập và vận dụng những cái tốt của văn hóa nước ngoài một cách sáng tạo phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và truyền thống văn hóa dân tộc chứ không phải là rập khuôn, giáo điều. Theo Người, ưu điểm của học thuyết của Khổng Tử là đề cao sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, nhưng nó cũng có nhược điểm là chủ

trương về “một xã hội bình yên không thay đổi”. Người chỉ rõ tinh hoa cốt lõi của chủ nghĩa Mác là phép biện chứng duy vật, nhưng vẫn nhận thấy sự cần thiết phải củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”.

Thứ tư, ngoại giao văn hóa chính là không ngừng kế thừa, phát huy truyền thống đối ngoại của dân tộc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đối ngoại của đất

nước. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là mẫu mực của việc vận dụng sáng tạo,

linh hoạt kinh nghiệm và truyền thống ngoại giao của dân tộc. Phong cách và nghệ thuật ngoại giao của Người là sự kế thừa và phát huy ở đỉnh cao truyền thống ngoại giao “coi trọng hòa hiếu”, “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, nhún nhường trong ứng xử, quyết bảo vệ nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, gìn giữ hòa bình, tránh nạn binh đao, làm rạng rỡ hơn những giá trị ngoại giao Việt Nam kết tinh qua mấy ngàn năm lịch sử. Đặc biệt, với Trung Quốc, Người am hiểu sâu sắc văn hóa Trung Hoa, luôn đề cao những điểm tương đồng giữa hai dân tộc “đồng văn, đồng chủng”, “cùng chung một mục đích cao cả”, “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, nhưng luôn kiên định nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Đặc biệt, Người kế thừa kinh nghiệm “ngoại giao công tâm” của Nguyễn Trãi và đúc kết lại thành tư tưởng “thêm bạn, bớt thù” hết sức nhân văn. Tại Hội nghị ngoại giao năm 1966, Người dặn dò: Ngoại giao của ta là cốt tranh thủ nhiều người ủng hộ cuộc đấu tranh cứu nước của ta… phải làm sao vui lòng được mọi người, làm vui lòng được từ người binh nhất, binh nhì. Tuy không được lòng họ một trăm phần trăm nhưng không được mất lòng ai một trăm phần trăm… Ta phải luôn giúp đỡ họ và mong cho tất cả đều đoàn kết. Trong suốt thời gian lãnh đạo đất nước giữ vững nền độc lập trước bối cảnh thù trong giặc ngoài và tiến hành 2 cuộc trường kỳ kháng chiến, sự sáng suốt và thiên tài ngoại giao của Người đã giúp con thuyền cách mạng Việt Nam đứng vững trước phong ba, bão táp, vượt qua muôn ngàn sóng dữ, đặc biệt là giữ vững đoàn kết với các nước lớn trong phe xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc và tranh thủ được sự ủng hộ, viện trợ của 2 nước trong

cuộc kháng chiến của dân tộc, đồng thời thu hút được sự ủng hộ mạnh mẽ của các lực lượng tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Thứ năm, ngoại giao văn hóa là giữ gìn bản sắc văn hóa trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, gắn kết kiều bào Việt Nam ở nước ngoài với quê

hương, đất nước. Người sớm nhận thức được vai trò của đồng bào Việt Nam ở

nước ngoài trong sự nghiệp cách mạng của đất nước, nhất là trong tranh thủ sự ủng hộ, quý mến của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Năm 1945, Người nhắn gửi kiều bào Việt Nam tại Pháp “Đồng bào hãy làm cho thế giới văn minh và nhất là dân tộc Pháp nghe thấy tiếng nói của Tổ quốc. Các bạn hãy chiến đấu để phá tan những sự điêu toa của bọn thực dân Pháp đang tuyên truyền một cách bỉ ổi” [59, tr. 88]. Mọi hành vi, cách ứng xử của người Việt Nam ở nước ngoài chính là biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc, và quyết định tình cảm của người dân bản địa đối với đất nước, con người Việt Nam. Trong bài diễn văn bằng tiếng Pháp của Người tại lễ kỷ niệm Quốc khánh đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1946), do Hội liên hiệp Việt kiều và Hội hữu nghị Pháp - Việt tổ chức tại Paris, Người nói: “Thưa đồng bào, tôi rất sung sướng nhận thấy rằng, đồng bào, những người đang sống trên đất Pháp… đồng bào đều biết xử sự như người con của một dân tộc đã có một nền văn hóa lâu đời, nhưng lại có đủ khả năng để trẻ lại. Tôi tin chắc rằng, với sự lịch thiệp và sự đối xử thân tình của mình, đồng bào có thể tranh thủ được sự quý mến và cảm tình của nhân dân Pháp đối với nước Việt Nam ta” [59, tr. 283]. Người chỉ rõ “Các đồng bào tuy mình trú ở nơi đất khách quê người, nhưng lòng vẫn yêu mến cố hương Tổ quốc. Còn Tổ quốc và Chính phủ cũng luôn luôn nhớ thương các đồng bào, như bố mẹ thương nhớ những người con đi vắng. Đó là nhân tâm thiên lý, đó là tình nghĩa một nhà như thế” [59, tr. 139]. Tư tưởng này của Người đặt ra cho ngoại giao văn hóa những nhiệm vụ to lớn, đặc biệt là trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong cộng

đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong gắn kết cộng đồng kiều bào với quê hương đất nước, cùng góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ sáu, ngoại giao văn hóa chính là tôn trọng và trân trọng những giá trị

văn hóa của các dân tộc khác. Không chỉ để lại những tư tưởng ngoại giao văn

hóa quý giá, Người còn là một mẫu mực của nhà ngoại giao văn hóa với phong cách đặc biệt của Người, thấm đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại và với thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong mối quan hệ với các nước và trong các hoạt động ngoại giao ở bất kỳ nước nào, Người cũng đều tìm hiểu để nắm vững văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, thậm chí cả ngôn ngữ của nước đó. Người thể hiện sự tôn trọng, trân trọng, cảm phục những giá trị văn hóa của các nước khác một cách hết sức bình dị, chân tình. Trong chuyến đi thăm Ấn Độ năm 1958, Người chân thành bày tỏ “Khi đến đất nước Ấn Độ vĩ đại, chúng tôi rất cảm động và sung sướng được đến quê hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất của thế giới. Văn hóa, triết học và nghệ thuật của nước Ấn Độ đã phát triển rực rỡ và có những cống hiến to lớn cho loài người” [64, tr. 43]. Phát biểu đáp từ tại buổi lễ nhận bằng bác sĩ luật danh dự ở Trường Đại học Pát-gia-gia-ran, Băng-đung năm 1959, Người khẳng định “Nhân dân Việt Nam từ lâu khâm phục nền văn hóa nghệ thuật tốt đẹp cổ truyền của nhân dân Indonesia. Những công trình kiến trúc lịch sử, những điệu múa, điệu nhạc dân tộc, những thơ văn lưu truyền từ nghìn xưa của nhân dân Indonesia làm cho ai nấy đến Indonesia đều thêm lòng yêu mến văn hóa của Indonesia [64, tr. 354].

Trân trọng những giá trị văn hóa của các dân tộc khác, xét đến cùng, cũng chính là trân trọng, tôn trọng và bảo vệ đa dạng văn hóa trên thế giới, trong đó có giá trị văn hóa của chính dân tộc mình. Bởi chỉ khi biết trân trọng giá trị nhân văn, cao đẹp của nền văn hóa khác, chúng ta mới có những hành động và ứng xử phù hợp để bảo vệ những giá trị đó trong đời sống chính trị-văn hóa thế giới. Người cực lực phản đối văn hóa phân biệt chủng tộc, văn hóa xâm lăng, đồng

thời bảo vệ và tin tưởng vào sức sống của những giá trị văn hóa của giai cấp công nhân và những người yếu thế trong xã hội. Người chỉ rõ “Ngày nay, văn hóa Mỹ rất suy đồi,… Song mầm mống văn hóa tương lai của Mỹ, văn hóa mới và chân chính, đang chớm nở trong giai cấp công nhân và trong dân tộc da đen,

Một phần của tài liệu Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)