Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động và hình thành mạng lưới ngoạ

Một phần của tài liệu Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại (Trang 142)

hóa của Việt Nam ở nước ngoài tương đối hạn hẹp, nòng cốt vẫn là 2 Trung tâm văn hóa ở nước ngoài, gồm Trung tâm ở Lào và Trung tâm ở Pháp.

Trong khi chờ xây dựng và thành lập các Trung tâm văn hóa Việt Nam ở các nước khác trên thế giới, cần chỉ đạo các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài chú trọng nghiên cứu, xem xét khả năng sử dụng một phần trụ sở cơ quan đại diện để cải tạo, thiết kế thành không gian văn hóa, phục vụ cho các yêu cầu và nhiệm vụ ngoại giao văn hóa. Nơi đây có thể bố trí tranh ảnh, sách báo, vật phẩm văn hóa về đất nước, con người Việt Nam và tổ chức những sự kiện văn hóa phù hợp với yêu cầu. Những không gian văn hóa này cần dễ tiếp cận, thuận tiện vào ra cho nhân dân nước sở tại và cộng đồng người Việt Nam ở nước đó.

Công tác ngoại giao văn hóa phải góp phần gắn kết, tập hợp cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương đất nước, đồng thời đáp ứng những yêu cầu về hưởng thụ văn hóa dân tộc của kiều bào, làm bền chặt mối liên kết văn hóa giữa kiều bào và trong nước, qua đó động viên, tranh thủ sự tham gia của kiều bào ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở các địa bàn có đông người Việt Nam sinh sống, lao động và học tập, cần đẩy mạnh việc phối hợp với cộng đồng người Việt để thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao văn hóa. Việt Nam có cộng đồng người Việt tương đối đông (trên 4,5 triệu người) đang sinh sống, lao động và học tập ở 103 quốc gia trên thế giới [103], trong đó tập trung ở một số quốc gia chính như Pháp, Mỹ, Canada, Nga, một số nước Đông Âu, Australia. Kiều bào ở một số nơi như Đức, Nga, Ucraina đã có sáng kiến xây dựng các “ngôi nhà Việt” làm nơi tập hợp, gặp gỡ, giao lưu của bà con, có nơi còn tổ chức đón đoàn nghệ thuật trong nước sang biểu diễn. Những mô hình như vậy cần được khuyến khích ở các nơi khác trên thế giới.

Thời gian qua, chúng ta đã chậm trong việc triển khai xây dựng và thành lập trung tâm văn hóa Việt Nam ở một số địa bàn, theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 602/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2009. Trong thời gian từ nay đến năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần sớm triển khai

việc xây dựng và đưa vào hoạt động các Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở Campuchia, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản và Trung Quốc. Trước mắt, hoàn tất việc xây dựng mới Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Lào và cải tạo Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp cho phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng. Trong giai đoạn 2020-2030, cần có kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ cho mở thêm Trung tâm văn hoá Việt Nam tại một số địa bàn quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong quan hệ với Việt Nam để tăng cường hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam tại các địa bàn này, góp phần thực hiện thắng lợi công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Đối với 2 Trung tâm văn hóa tại Lào và Pháp, trong thời gian tới cần tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động, tổ chức nhiều hơn các hoạt động giới thiệu văn hóa, nghệ thuật truyền thống, triển lãm tranh ảnh, hiện vật giới thiệu về đất nước, con người, phong tục tập quán Việt Nam, tổ chức tuần phim, giới thiệu sách, ẩm thực, trang phục, đồ thủ công mỹ nghệ, trò chơi dân gian,… cho nhân dân nước sở tại và cộng đồng Việt kiều tại Lào và Pháp. Đặc biệt, cần có kế hoạch mở các lớp dạy tiếng Việt cho thanh thiếu nhi là con em kiều bào tại Lào và Pháp, đồng thời mở các lớp dạy hát, múa, nghệ thuật truyền thống, chế biến ẩm thực Việt… cho kiều bào ở nước sở tại.

Một phần của tài liệu Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại (Trang 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)