Thiết kế, bày trí lại các quầy giao dịch, gia tăng tiện ích, gia tăng tỷ lệ không

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 90)

không gian dành cho khách hàng.

Sắp xếp, tái bố trí, cải thiện cơ sở vật chất và chuẩn hóa không gian là một chiến lược mang tính đột phá, góp phần tạo dựng hình ảnh Vietinbank chuyên nghiệp, thân thiện, tăng khả năng tiếp cận của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của Vietinbank. Vietinbank Vĩnh Long cần xây dựng một mô hình chuẩn, thể hiện các thiết kế tổng thể cho đến chi tiết các phòng giao dịch, đảm bảo sự nhất quán trong việc xây dựng thương hiệu Vietinbank theo hướng dẫn của NHCTVN.

Vậy, trụ sở ngân hàng, đặc biệt là những nơi giao dịch với khách hàng cần được bài trí đẹp, hài hòa, tạo ra sự khác biệt rõ nét, thể hiện cá tính thương hiệu Vietinbank.Đối với khu vực tư vấn và khu vực chờ cần được trang bị đầy đủ chổ ngồi, hạn chế những chiếc ghế cao, tiện nghi, thoải mái với quầy tạp chí, quầy phục vụ nước uống, trang bị wifi, quy định thêm một số các yếu tố khác như về âm nhạc, nhiệt độ tại các PGD nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng khi đến giao dịch, một vài dịch vụ nhỏ khác... Khu vực quầy giao dịch cần sắp xếp các chứng từ giao dịch liên quan một cách gọn gàng, nên bố trí thêm hoa và cây xanh, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng. Điều này ảnh hưởng

72

không nhỏ đến việc thu hút khách hàng, tạo nên một không khí thân thiện, giúp cho việc loại bỏ" hàng rào ngăn cách" giữa khách hàng và nhân viên. Nâng cấp, chuẩn hóa các PGD với đột phá về thiết kế không gian và nhận diện thương hiệu. Qua đó, khách hàng có thể nhận thấy sự thay đổi bố trí logo, không gian giao dịch cũng không quá khác lạ, thấp thoáng hình ảnh cũ ẩn trong hình ảnh mới, song đều cảm nhận được sự thân thiện hơn.

Thiết kế lại CN, PGD theo quan điểm bán lẻ như các cửa hàng, siêu thị nhằm tạo điều kiện cho các CN/PGD có thể tối đa hóa các cơ hội bán hàng cùng với việc tối thiểu hóa chi phí hoạt động và duy trì mối quan hệ ngân hàng – khách hàng, thay đổi không gian bên trong CN thông qua việc gia tăng tỷ lệ không gian dành cho khách hàng. Không gian làm việc có thể chia ra làm 2 khu vực cơ bản:

+ Khu vực giao dịch đòi hỏi tốc độ nhanh như những giao dịch rút tiền mặt, gửi tiền vào tài khoản… được thiết kế riêng, giúp khách hàng có thể thực hiện nhanh chóng nhu cầu giao dịch và giảm thiểu thời gian chờ đợi. Ở khu vực này, các tiện ích thường được đặt ngay cửa ra vào của CN nhằm cho phép khách hàng có thể giao dịch, vào – ra một cách nhanh chóng. Các điểm giao dịch tự động hoàn toàn được đặt tại lối vào sảnh của CN thực hiện 24/7 giờ mà không phải qua quầy giao dịch.

+ Đối với, khu vực chuyên giới thiệu, và tư vấn các sản phẩm như thẻ tín dụng, tài khoản thanh toán và hồ sơ vay vốn được thiết kế với không gian kín đáo, sang trọng để làm chậm bước chân khách hàng và khuyến khích khách hàng dừng lại xem qua các sản phẩm dịch vụ giới thiệu tại đó. Ngoài ra, còn có khu vực dành riêng cho khách hàng VIP thực hiện giao dịch quan trọng và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẵn sàng phục vụ các yêu cầu cụ thể của khách hàng VIP. Qua nghiên cứu, người ta đã chứng minh được rằng các khách hàng sẽ có điều kiện tự trao đổi kinh nghiệm với nhau về sản phẩm, dịch vụ hoặc những điều họ hài lòng khi ở trong một không gian rộng rãi, tiện nghi hơn. Như vậy, thiết kế không gian có tính mở nhiều hơn sẽ thu hút và gia tăng sự thoải mái cho khách hàng khi tới ngân hàng giao dịch.

73

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 90)