Kết cấu đa tuyến

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 89)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.4.2.Kết cấu đa tuyến

Kết cấu đa tuyến là kiểu kết cấu mà “Chủ đề - tư tưởng tác phẩm được bộc lộ rõ rệt qua sự so sánh, đối chiếu giữa hai tuyến nhân vật phát triển song song với tính chất hoặc đối lập nhau, hoặc hỗ trợ cho nhau”[4, tr. 146] theo Lí luận văn học

của Hà Minh Đức.

Để khái quát một xã hội rộng lớn với nhiều hạng ngƣời, nhiều tầng lớp, nhiều mối quan hệ khác nhau thì các tác giả thƣờng sử dụng kiểu kết cấu đa tuyến. Tác giả thƣờng xây dựng các tuyến nhân vật đối lập nhau để các tuyến nhân vật vật liên tục đấu tranh và loại trừ nhau. Thông thƣờng với kiểu kết cấu này sẽ là hai tuyến nhân vật thiện và ác, nhân vật thiện đại diện cho chân lí, chính nghĩa; tuyến nhân vật ác đại diện cho cái xấu xa, phi nghĩa. Và bằng lối kết cấu đa tuyến, kiểu thời gian đồng hiện đƣợc vận dụng khi cùng vào thời điểm đó các nhân vật ở các tuyến có hành động tác động qua lại với nhau và dẫn đến việc xây dựng cốt truyện. Kết cấu đa tuyến xuất hiện khá nhiều trong các sáng tác giai đoạn trung đại này. Có thể xét thấy ở tập truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, hầu hết các truyện trong hai tập này đều sử dụng lối kết cấu đa tuyến, các tuyến nhân vật tồn tại song song tạo nên cao trào của câu chuyện. Trong truyện Bích Câu kỳ ngộ (trích Truyền tân phả), kết cấu câu chuyện đƣợc Đoàn Thị Điểm giới thiệu về lai lịch của chàng Tú Uyên và các tình tiết nhƣ Tú Uyên xem hội Vô Già và gặp một cô gái xinh đẹp, hai bên trò chuyện tâm đầu ý hợp sau đó cô gái xinh đẹp biến mất khiến chàng Tú Uyên ngày đêm nhớ mong, đƣợc thần Bạch Mã giúp đỡ Tú Uyên và cô gái xinh đẹp Giáng Kiều kết duyên với nhau. Sau Giáng Kiều vì hết nhiệm vụ phải trở về tròi khiến Tú Uyên một lần nữa trông ngóng nhớ nhung. Một lần nữ đƣợc thần Bạch Mã giúp đỡ, Giáng Kiều đƣợc trở về nhân gian và sau đó hai ngƣời cùng nhau trở về cõi tiên mãi mãi bên nhau. Bằng việc xây dựng kết cấu theo lối tan rồi hợp, hợp rồi lại tan nhằm nói lên hạnh phúc cá nhân của con ngƣời chỉ đƣợc viên mãn khi đến cõi tiên, cõi tiên mới đem lại hạnh phúc

và cuộc sống vĩnh hằng cho con ngƣời. Hay tƣơng tự kết cấu của chuyện Từ Thức tiên hôn lục (trích Truyền kỳ mạn lục), Từ Thức cũng trẩy hội xem hoa và giúp một thiếu nữ thoát nạn, không ham con đƣờng công danh nên trả ấn tín từ quan về quê, trong một lần ngao du đƣợc đến cõi tiên và kết duyên cùng tiên nữ Giáng Hƣơng, rời xa quê nhà đến chốn tiên cung đến nay cũng đã 80 năm bỗng muốn trở về thăm quê, Từ Thức trở về thăm quê nhà và không bao giờ trở lại chốn tiên cung nữa. Có thể thấy, con ngƣời sống trong hoàn cảnh nào cũng cảm thấy thiếu thốn, không làm quan Từ Thức lại đƣợc lấy vợ tiên sống cuộc sống an nhàn nơi tiên cảnh. Thế nhƣng, cuộc sống dù đƣợc đủ đầy vật chất, vợ chồng hạnh phúc nhƣng Từ Thức lại cảm thấy nhớ quê muốn trở về thăm nhƣng cuối cùng không đƣợc trở lại cõi tiên nữa. Con ngƣời nhờ vào sự giúp đỡ của thế lực siêu nhiên để đạt đƣợc nguyện vọng của mình nhƣng đòi hỏi về sự dung hòa giữa cuộc sống đủ đầy vật chất, về tinh thần và cả về mặt tình cảm thì cõi tiên cũng không thể đáp ứng đƣợc. Từ Thức đã có đƣợc cuộc sống vật chất đầy đủ, tình cảm vợ chồng nhƣng vẫn cảm thấy thiếu thốn về mặt tinh thần, vì thế trở lại trần là trở về cuộc sống thực tại của chính nhân vật này khi không có sự giúp sức của thần tiên.

Bên cạnh đó, các tác giả còn tạo sự hấp dẫn cho tác phẩm bằng những chi tiết tạo nên cao trào của tác phẩm mà chính các nhân vật là ngƣời tháo gỡ những thắt nút đó. Nhƣ trong An Ấp liệt nữ (trích Truyền kỳ tân phả), ngƣời phụ nữ mỏi mòn chờ chồng trở về sau những năm tháng đi sứ cách biệt, cứ ngỡ ngày về vợ chồng đƣợc sum họp vui vầy nào ngờ biến cố xảy ra, ngƣời chồng vị tiến sĩ Đinh Nho Hoàn không bao giờ trở về nữa, để lại ngƣời vợ trẻ với nhiều sự đau xót. Trong văn chƣơng trung đại ta bắt gặp nhiều dạng chia ly tƣơng tự. Vị Đinh phu nhân chọ cách tuẫn tiết theo chồng để mong sang thế giới bên kia vợ chồng có đƣợc hạnh phúc viên mãn. Những chi tiết quyên sinh theo chồng đều có xuất hiện trong xã hội trung đại, các tác giả gọt giũa từ chính những sự việc có thực để đƣa vào văn chƣơng. Từ đó nhằm đề cao tấm gƣơng trinh liệt của những ngƣời phụ nữ nhƣ Đinh phu nhân trong xã hội phong kiến.

Bằng việc vận dụng lối kết cấu đa tuyến quen thuộc trong văn chƣơng trung đại, các tác giả đã đi vào xây dựng nhân vật và câu chuyện một cách rõ ràng, chi tiết. Không phân tích tâm lý kéo dài câu chuyện làm cho chuyện truyền kỳ trở nên

thu hút bởi sự ngắn gọn xúc tích. Và đồng thời truyện truyền kỳ cũng có những đóng góp nhất định trong dòng văn xuôi tự sự trung đại giai đoạn này.

ĐÁNH GIÁ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT CHỮ HÁN

Tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán Việt Nam là thể loại xuất hiện khá lâu trong lịch sử văn chƣơng, đây là thể loại viết theo lối kết cấu chƣơng hồi phát triển nhất ở thế kỷ XV đến thế kỷ XVII. Tiểu thuyết truyền kỳ phản ánh những biến cố lịch sử,những thay đổi tƣ duy trong xã hội và sự xuống cấp của tầng lớp quan lại phong kiến. Sự ra đời của thể loại tiểu thuyết truyền kỳ cùng với những đóng góp về giá trị nội dung và nghệ thuật cuả tác phẩm đã góp phần tạo nên giá trị riêng biệt cho tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán nói riêng và nền văn chƣơng trung đại nói chung. Có thể nói, nội dung của các tác phẩm truyền kỳ là phản ánh xã hội và con ngƣời giai đoạn này. Qua đó, các tác giả cảnh tỉnh con ngƣời với những phẩm chất tốt đẹp đồng thời ca ngợi những tấm gƣơng trinh liệt của những ngƣời phụ nữ, những điều này làm chúng ta có thể thấy đƣợc giá trị mà các tác giả truyền kỳ đã dày công xây dựng. Một trong những thành công của tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán Việt Nam trung đại là thể hiện nội dung phong phú cùng với nghệ thuật xây dựng nhân vật đa dạng với việc kết hợp những yếu tố kỳ. Các tác giả đã dụng công xây dựng ngôn ngữ và hành động của nhân vật một cách tỉ mỉ nhằm để cho nhân vật tự bộc lộ những phẩm chất vốn có của mình một cách tự nhiên nhất.

Mặc dù, thể loại tiểu thuyết truyền kỳ không đạt đƣợc những thành công rực rỡ nhƣ những thể loại khác, các tác giả vẫn sử dụng nhiều motip của văn học dân gian, vẫn còn ảnh hƣởng khá nhiều của tiểu thuyết truyền kỳ Trung Quốc. Tuy nhiên, đây cũng có thể xem là một thành tựu đáng ghi nhận, đã đánh dấu bƣớc phát triển về mặt thể loại của tiểu thuyết truyền kỳ.

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 89)