B. PHẦN NỘI DUNG
3.1. Thi pháp xây dựng nhân vật
Một tác phẩm văn học có thể xây dựng bằng nhiều thể loại khác nhau nhƣng những đặc trƣng của thể loại và nội dung của tác phẩm đó lại đƣợc chính nhân vật thể hiện và nhân vật là đối tƣợng không thể thiếu trong tác phẩm, việc xây dựng hình tƣợng cho từng nhân vật là điều hết sức quan trọng “Nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học” và “Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì nó là hình thức cơ bản để qua đó tác giả miêu tả thế giới một cách hình tượng. Bản chất văn học là một quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời”[10, tr. 277]. Bởi lẽ nhân vật là phƣơng tiện để qua đó tác giả thể hiện nội dung cần gửi gắm, đó có thể là những tính cách, số phận của một con ngƣời và các đặc điểm cá nhân của nhân vật có ảnh hƣởng đến cộng đồng, xã hội. Nhân vật văn học có thể hiểu là “con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học”[10, tr. 277]. Các nhân vật trong tác phẩm văn học có thể đƣợc xây dựng bằng nhiều hình thức khác nhau để phát họa cho ngƣời đọc thấy đƣợc một nét đặc điểm nào đó có thể qua ngoại hình, qua ngôn ngữ hay nội tâm của chính nhân vật. Thế giới nhân vật trong các tác phẩm văn chƣơng vô cùng phong phú và đa dạng, bởi nhu cầu của xã hội hay chính tác giả xây dựng nên để nhằm truyền tải một “ý đồ” nào đó.Và trong đề tài này, sự xuất hiện của nhân vật với nhiều hình mẫu và nhiều đối tƣợng khác nhau. Bởi ở văn học trung đại nhất là ở thể loại tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ Hán thì việc xen vào những yếu tố “kỳ” và nhân vật đƣợc xây dựng theo những hình thức kỳ ảo thì các tác giả có thể tự do trong việc xây dựng ngoại hình và tính cách nhân vật của chính mình miễn sao có thể truyền tải đƣợc nội dung. Và để xây dựng các nhân vật trong tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán đƣợc phong phú hơn thì các tác giả đã xây dựng nhân vật bằng những phƣơng diện sau: