Qua ngôn ngữ

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 72)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.2.2. Qua ngôn ngữ

Trong một tác phẩm văn học việc khắc họa ngoại hình nhân vật sao cho phù hợp với nhu cầu phản ánh hay thể hiện nội dung của tác phẩm là điều khiến các tác giả cần phải có sự am hiểu và có sự đầu tƣ nhiều. Song song với việc khắc họa ngoại hình nhân vật sao cho thật độc đáo và để lại ấn tƣợng thì việc khắc họa hình tƣợng nhân vật bằng ngôn ngữ cũng kì công không kém. Bởi ngôn ngữ nhân vật là một trong những yếu tố hình thành nên tính cách của chính nhân vật. Ngôn ngữ của nhân vật là phƣơng tiện để tác giả khắc họa tính cách và thể hiện bản chất của nhân vật và là một trong những yếu tố rất quan trọng cấu thành một nhân vật trọn vẹn. Bởi “Ngôn ngữ văn học là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật (…). Trong các tác phẩm tự sự, nhà văn còn thường trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ của nhân vật”[6, tr. 214]. Trong thể loại tiểu chữ Hán nhất là đối với thể loại tiểu thuyết truyền kỳ thì ngôn ngữ nhân vật là phƣơng thức để tác giả thể hiện quan điểm, thái độ, cách đánh giá của mình về xã hội, thế giới xung quanh hoặc một lớp ngƣời nào đó thông qua ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại nội tâm. Và “dù tồn tại dưới dạng nào hoặc được thể hiện bằng cách nào, ngôn ngữ nhân vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa cá thể và tính khái quát, nghĩa là một mặt, mỗi nhân vật có một ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, có “lời ăn tiếng nói” riêng, mặt khác, ngôn ngữ ấy lại phản ánh được đặc điểm ngôn ngữ của một tầng lớp người nhất định gần gũi về nghề nghiệp, tâm lí, giai cấp, trình độ văn hóa…”[6, tr. 214]. Trong tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán Việt Nam, ngôn ngữ của các nhân vật là những lời nói trực tiếp thể hiện những tình huống giao tiếp cụ thể và qua những lời nói đối thoại hoặc độc thoại thì tính cách nhân vật sẽ đƣợc bộc lộ rõ hơn.

Khắc họa một vị tƣớng ham quyền vị không nghĩ đến hậu họa về sau nhƣ tƣớng quân Lý Hữu Chi. Tác giả đã khắc họa nhân vật này qua ngôn ngữ nhân vật thể hiện, đƣợc một vị thầy tƣớng cho biết đƣợc số mạng sau này để tìm đƣờng tháo gỡ nhƣng Lý tƣớng quân có ý xem thƣờng “Thôi thầy ạ, tôi không thể làm được. Có ai vì lo cái vạ sau này chưa chắc đã có, mà vứt bỏ những cái công cuộc sắp thành làm hỳ hục trong mấy năm bao giờ”[14, tr. 295]. Tự mãn với quyền lực của mình nên không nghe những gì thầy tƣớng khuyên ngăn “Ta đã có binh lính, có đồn lũy, tay không lúc nào rời qua mâu, sức có thể đuổi kịp gió chớp, dù trời có giỏi cũng sẽ phải tránh ta không kịp, còn giáng tai họa cho ta sao được” [14, tr. 295]. Qua những lời nói của vị tƣớng quân này có thể thấy đây là một ngƣời kiêu căng trƣớc cái tài của mình. Vì dựa vào sức mạnh binh quyền trong tay ngay cả đạo trời cũng phải kiên sợ nên Lý không màn và kết cục là y bị “giải vào ngục Cửu U lấy dây da chét lấy đầu, lấy dùi lửa đóng vào chân, chim cắt mổ vào ngực, rắn độc cắn vào bụng, trầm luân kiếp kiếp”[14, tr. 299]. Đó là kết quả cho những việc làm trái đạo của y và có thể thấy bằng cách sử dụng ngôn ngữ đã cho ta thấy đƣợc một vị tƣớng quân hung tàn và không biết hối cãi.

Các tác giả của thể loại tiểu thuyết truyền kỳ đã dày công tạo dựng hình tƣợng cho nhân vật bằng một hệ thống ngôn ngữ uyên bác để qua đó ngƣời đọc hiểu đƣợc đúng bản chất của con ngƣời. Đó là hình tƣợng những ngƣời phụ nữ chung thủy, nết na đã đƣợc xây dựng từ những ngôn ngữ tài hoa này. Nàng Vũ Thị Thiết trong truyện Nam Xang nữ tử truyện (trích Truyền kỳ mạn lục), một ngƣời vợ chung thủy nết na, khi chồng lên đƣờng nàng lo lắng khôn cùng “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, trở về quê cũ, chỉ xin ngày về, mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi, chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường”[14, tr. 288]. Không cầu mong chồng mang về công danh, chức vị, chỉ mong chồng đƣợc bình yên quay về, lời nói của bậc hiền thê đƣợc khắc họa ngắn gọn nhƣng đầy ý tứ. Đến khi chồng về nghi oan, nàng không phân trần, chỉ dùng lí lẽ đúng để thuyết phục chồng “Thiếp vốn con nhà nghèo, được vào cửa tía. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm, gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén tới. Đâu có sự mất nết hư thân như chàng nói. Dám xin trần bạch để cởi

mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”[14, tr. 290]. Lời nói khẩn khoảng, chân thành thể hiện đƣợc một ngƣời vợ thủy chung, hết mực vì chồng con bị oan vô cớ. Nàng Vũ Thị nặng gánh gia đình, một phụ nữ tề gia còn nàng Bích Châu trong Hải khẩu linh từ lục thì không những thông minh xin đẹp mà còn hiểu đƣợc tình hình chính trị, binh lửa của đất nƣớc. Nàng đã làm bài biểu khuyên vua không nên xuất binh bởi có ý khinh địch là điều tối kỵ của nhà binh

“Thiếp trộm nghĩ, rợ Hiểm Doãn ngang tàng quá lắm, từ trước quen thân, rợ Hung Nô hiệt kiệt gớm ghê, đến nay càng tệ. Vì cướp bóc là cái thói thường của man di mà dùng binh không phải bản tâm của vương giả. Nước nhỏ Chiêm Thành ở mãi nơi hải đảo. Năm xưa kéo quân vào đến nhị thủy vì thấy được nước ta bất hòa, khi ấy tiếng trống động ngoài biển, chỉ vì lòng dân chưa ổn. Cho nên dám tung đàn ruồi nhặng để múa cỏ, có khác nào giơ càng bọ ngựa ngăn bánh xe. Nhưng thánh nhân rộng lượng bao dung không thèm cùng với chó dê so sánh, hơn nữa trị đạo trước gốc sau ngọn, xin nghỉ binh cho dân chúng yên hàn, trị cái rắn dùng cái mềm, thu phục người xa bằng đức. Ngu Bệ múa can vũ, bảy tuần tức khắc người Miêu kia đến chầu. Hạ Cung gẩy sắt cầm, chẵn tháng tự nhiên Hồ quy phục”[14, tr. 344]. Có thể thấy, một ngƣời con gái thông tuệ đƣợc Đoàn Thị Điểm khắc họa qua những hành động, lời nói một cách sâu sắc, một con ngƣời bình thƣờng không thể suy nghĩ việc chính sự quốc gia một cách tƣờng tận nhƣ vậy.

Qua đó, bằng phép sử dụng từ ngữ các tác giả đã cho ta thấy đƣợc tính cách, tài năng của một con ngƣời kể cả họ là ngƣời thƣờng dân hay vua chúa, là cung phi hay chỉ là một ngƣời phụ nữ bình thƣờng. Các tác giả truyền kỳ cũng sử dụng những bút pháp ƣớc lệ tƣợng trƣng, diễn tả lời nói nhân vật qua lời nói trực tiếp, gián tiếp hay qua những câu thơ, câu đối…nhằm bộc lộ tài năng của nhân vật, thể hiện trực tiếp quan điểm, tình cảm của bản thân khiến ngƣời đọc cảm nhận đƣợc sự chân thực của nhân vật, làm cho nhân vật trở nên gần gũi hơn đối với độc giả. Ngôn ngữ nhân vật là một phần quan trọng để tác giả xây dựng nên nhân vật.

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)