Khát vọng về công bằng xã hội

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 40)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.2.2. Khát vọng về công bằng xã hội

Ở bất kì thời đại nào cũng có đầy rẫy bất công xảy ra ngƣời gánh chịu những bất công đó là những con ngƣời nhỏ bé trong xã hội đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Có nhiều ý kiến đấu tranh cho sự bất công đó ở nhiều phƣơng diện và đặc biệt là đƣợc phản ánh trong văn học. Văn học hiện đại phản ánh sự bất công và đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho con ngƣời, mọi ngƣời đều có quyền đòi hỏi và thể hiện ƣớc mơ của mình về một nhu cầu nào đó. Nhƣng ở nền văn học trung đại thì

không, những con ngƣời thấp cổ bé họng trong xã hội không đƣợc lên tiếng đòi lại quyền lợi cho mình, những ngƣời phụ nữ không có đƣợc quyền bình đẳng với những ngƣời đàn ông vì thế họ khao khát đƣợc xã hội đối đãi công bằng. Sống trong chế độ phong kiến xã hội xảy ra nhiều biến động, bộ máy chính trị rối ren, sự lộng hành của tầng lớp quan lại càng nhiều thì những bất công ấy lại càng có dịp để bộc lộ. Chúng đại diện cho bộ máy cai trị của một đất nƣớc nhƣng chèn ép nhân dân, làm đời sống của nhân dân rơi vào cảnh cùng cực, đồng thời chúng lại kéo bè kết cánh vơ vét ức hiếp những ngƣời dƣới quyền để củng cố quyền lực, địa vị.

Hiện thực đƣợc các tác giả tái hiện trong một số tác phẩm tiểu thuyết truyền kỳ phản ánh sự hoan dâm sa xỉ của một bộ phận quan lại, vua chúa vô trách nhiệm, ăn trên ngồi trƣớc hƣởng sự hoan lạc trong khi dân chúng chịu cảnh khốn cùng. Nhƣ trong truyện Na sơn tiều đối lục (trích Truyền kỳ mạn lục), ông vua Hồ Hán Thƣơng bị lên án bởi những việc làm vô ích, nhiễu loạn đời sống nhân dân, để dân bề tôi rơi và cảnh khốn cùng. Những ngƣời nho sĩ không phải thời thì lận đận trên đƣờng công danh, ngƣời đút lót, nịnh hót thì đƣợc quyền cao chức trọng, ngƣời lòng dạ ngay thẳng chỉ ra những điều dối trá thì bị chèn ép đến nỗi bỏ chức từ quan hay chọn cuộc sống ẩn dật yên phận lánh đời vui hƣởng cuộc sống điền viên không tranh hơn thua. Đó là số phận của Hồ Xử Sĩ và Viên Tú Tài trong truyện Đà Giang dạ ẩm kí (trích Truyền kỳ mạn lục). Là những ngƣời ẩn sĩ chán nãn với thời cuộc nhà Hồ, giấu mình nơi rừng núi thanh tịnh “nương mình bên cành khói, náu vết chốn hàng mây, ngủ thì lấy cỏ làm đệm êm, khát thì lấy nước suối làm rượu ngọt, vương chân có hoa lá, kết bạn có hưu nai, chỉ biết ăn bách nhai tùng, ngâm trăng vịnh gió, ngõ hầu mới khỏi vướng lưới trần. Ai hơi đâu mà đi lo giúp việc đời dù chỉ là nhổ một sợi lông”[14, tr. 285]. Vì bất mãn với thời cuộc, sự suy vi của bộ máy quan chức, sự đối xử thiếu công bằng làm các bật anh tài không còn hứng thú ra giúp đời chỉ vui thích cuộc sống rừng núi, cá tôm. Sự thối nát của bộ máy chính quyền cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự mất công bằng trong xã hội. Ƣớc mơ về một nền xã hội thịnh trị xuất hiện khá phổ biến trong tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán giai đoạn này. Kỷ cƣơng đƣợc lặp lại để cuộc sống của nhân dân đƣợc cơm no áo ấm không còn những cảnh lạm quyền nhƣ tên Giao thần trong Hải khẩu linh từ lục của Nguyễn Dữ. Là ngƣời mang trọng trách cai quản, coi sóc một vùng

nhƣng lại vơ vét, ức hiếp nhân dân, tham ô ngang ngƣợc gây nên bao điều phiền nhiễu ngang nhiên bắt Bích Châu về hầu hạ cho mình.

Công bằng xã hội còn đƣợc thể hiện ở thân phận của những ngƣời phụ nữ, đây là tầng lớp đƣợc khá nhiều các tác giả truyền kỳ khắc họa. Sự thiếu bình đẳng và những bất công có thể thấy rõ đƣợc qua tầng lớp này vì xã hội phong kiến và tƣ tƣởng nho gia vẫn đề cao nam giới hơn nữ giới “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” một ngƣời con trai là có, mƣời ngƣời con gái cũng nhƣ không. Có thể thấy, tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tâm thức con ngƣời Việt Nam phong kiến gây nên tình trạng mất công bằng trong xã hội, ngƣời phụ nữ không đƣợc xem trọng. Nhƣng một điều không thể phủ nhận rằng vẫn có rất nhiều ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến có đức lẫn tài, không chỉ giữ phẩm hạnh mà họ còn có tài chính trị, thao lƣợc. Cung phi Bích Châu trong Hải khẩu kinh từ lục (trích Truyền kỳ tân phả) đã dâng lên vua Duệ Tông bản thảo Kê minh thập sách 雞鳴十策

mƣời điều đại lƣợc của ngƣời đứng đầu cần làm để nƣớc mạnh, dân an: “Một là năng giữ cội gốc của nước trừ hà bạo thì lòng người yên vui. Hai là giữ nếp cũ, bỏ phiền nhiễu thì kỷ cương không rối. Ba là kiềm chế kẻ quyền thần, để ngăn ngừa chính sự mọt nát. Bốn là bỏ bớt kẻ nhũng lạm để trừ nạn khoét đục của dân. Năm là xin cổ động Nho phong, khiến cho lửa bó đuốc cùng với ánh mặt trời cùng soi sáng. Sáu là mở đường cho người nói thẳng để cho cửa thành cùng đường can gián đều mở toang. Bảy là cách kén quân nên chú trọng dũng lực hơn là cao lớn. Tám là chọn tướng trước cần người thao lược, sau mới căn cứ vào thế gia. Chín là khí giới quý ở bề sắc không chuộng hình thức. Mười là trận pháp cốt cho chỉnh tề cần chi điệu múa”[14, tr. 343]. Một ngƣời phụ nữ nhƣng vì việc nƣớc có thể đƣa ra bản đại lƣợc nhƣ thế, xuất phát từ tấm lòng chân thành giúp vua giúp nƣớc không kém một ngƣời nam nhi nào. Ngƣời phụ nữ cũng có tài, có trí, có thể đƣa ra nhiều sách lƣợc giúp dân giúp nƣớc nhƣ những đấng mài râu chứ không hề thua kém họ. Chính vì vậy, ngƣời phụ nữ phong kiến vẫn có quyền đƣợc hƣởng sự bình đẳng, đƣợc quyền đấu tranh cho quyền lợi của mình, đấu tranh cho tình yêu và hạnh phúc cá nhân. Ngƣời phụ nữ không chỉ biết “công – dung – ngôn – hạnh” mà còn làm đƣợc những việc lớn lao hơn nhƣ những bậc nam nhi và có thể những ngƣời phụ

nữ này cũng có đƣợc cái nhìn thời cuộc, chính trị đất nƣớc không kém gì những đấng mày râu.

Qua đây có thể thấy rằng, khát vọng về một cuộc sống công bằng là điều tất cả mọi ngƣời, mọi tầng lớp trong xã hội phong kiến điều mong muốn. Họ khát khao có cuộc sống bình đẳng, đƣợc đối đãi công bằng và có đƣợc quyền hƣởng hạnh phúc và tự do cá nhân. Qua những khắc họa về các nhân vật trong tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán Việt Nam càng cho chúng ta thấy rõ sự mất cân bằng, thiếu bình đẳng trong xã hội và con ngƣời trong xã hội giai đoạn này đều ƣớc mơ có đƣợc sự bình đẳng là tất yếu.

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)