B. PHẦN NỘI DUNG
2.1.3.3. Nguyên nhân khác
Chế độ phong kiến là chế độ có ảnh hƣởng sâu rộng đến chính trị, văn hóa và cả con ngƣời Việt Nam. Sự tồn tại và phát triển của chế độ phong kiến giai đoạn trung đại có thể xem là cực thịnh nhất vào thế kỷ thứ XV. Thế kỷ này đƣợc xem là thời kỳ phong kiến Việt Nam có những thành tựu đáng ghi nhận, đó là sự cải cách về hệ thống tiền tệ dùng tiền giấy thay cho tiền kim loại. Về chính trị thì giai đoạn này các vị vua thời Lê nhƣ Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông đã đƣa nƣớc ta đến giai đoạn cực thịnh của chế độ phong kiến. Bằng những đƣờng lối cải cách về chính trị, kinh tế, giáo dục, quân sự làm cho đất Đại Việt đƣợc mở mang bờ cõi. Nhƣng sang thế kỷ thứ XVI, XVII thì chế độ phong kiến trung đại Việt Nam đã thể hiện nhiều sự suy yếu, bắt đầu từ những phản đối trong nƣớc dẫn đến sự khủng hoảng về nội bộ trong triều đình phong kiến. Đến thế kỷ XVIII, XIX thì sự suy yếu đã bƣớc vào thời kỳ khủng hoảng dẫn đến sự suy vong và chính là mầm móng cho sự sụp đổ của chế độ phong kiến ở thế kỷ XX. Những mâu thuẩn trong chế độ giai đoạn này có dịp đƣợc bộc lộ, mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến với nhau và giữa các tập đoàn phong kiến với nhân dân ngày càng sâu đậm. Với những chính sách sƣu thuế nặng nề mà chế độ phong kiến đặt ra với tầng lớp nhân dân thấp cổ
bé họng, những khổ cực vất vả đè nặng lên đôi vai của họ. Họ là tầng lớp chiếm số lƣợng lớn trong xã hội và là giai cấp tham gia vào việc sản xuất chính là nông nghiệp bởi nền kinh tế nƣớc ta là nền kinh tế nông nghiệp. Một khi kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng do ngƣời dân không đủ sức đóng những thứ thuế vô lý thì hệ lụy kéo theo là nền chính trị cũng bị khủng hoảng. Bên cạnh đó, xã hội rối loạn tầng lớp tham quan xuất hiện ngày càng nhiều, quấy nhiễu đời sống nhân dân càng thêm gấp bội. Sự chèn ép bóc lột ngày càng nhiều thì “tức nƣớc vỡ bờ”, sự vùng dậy của nhân dân là điều sớm muộn. Và giai đoạn này giai đoạn nhân dân đứng lên đấu tranh mạnh mẽ nhất dấy lên những phong trào đấu tranh của nông dân rộng khắp. Những cuộc khởi nghĩa chống sƣu thuế, chống áp bức, chống bóc lột bất công nổ ra trên khắp cả nƣớc. Tuy nhiên, những cuộc khởi nghĩa tự phát thì sớm bị dập tắt bởi nó không có ngƣời lãnh đạo và đƣờng lối đúng đắn. Những cuộc khởi nghĩa của nông dân là nguồn động lực để giúp thay đổi xã hội theo một chiều hƣớng tốt đẹp hơn, giúp xã hội có những chuyển biến tích cực hơn.
Từ những điều đó xã hội đã xuất hiện một tầng lớp mới là tầng lớp thị dân, tầng lớp này là những thƣơng nhân, thợ thủ công xuất hiện từ các thƣơng cảng và đô thị. Họ đƣợc đi đây đó nhiều nên tƣ tƣởng của họ phần nào đƣợc giải phóng khỏi tƣ tƣởng phong kiến, suy nghĩ của họ phóng khoáng hơn của những ngƣời nông dân bị chế độ phong kiến trói buộc và họ có ý thức cá nhân hơn so với những tầng lớp khác. Có thể coi đây là tầng lớp mới về mọi mặt ở giai đoạn này. Và đây cũng là giai đoạn thể hiện rõ nhất sự mục nát của chế dộ phong kiến, của bộ máy nhà nƣớc, sự xuống dốc của những lễ giáo phong kiến và là giai đoạn xã hội Việt Nam rơi vào những khủng hoảng không lối thoát. Song song đó cũng nhìn nhận một điều rằng, đây là giai đoạn mà chúng ta thấy rõ tinh thần dân tộc của các tầng lớp trong xã hội, sự đấu tranh chống áp bức để mở đầu cho sự vƣơn lên cuộc sống tự do bình đẳng và sự xuất hiện của tầng lớp thị dân cũng thể hiện cho khát vọng xác định thân phận, tìm lại quyền tự do và hạnh phúc cá nhân.