Qua nội tâm nhân vật

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 74)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.2.3.Qua nội tâm nhân vật

Miêu tả nội tâm của nhân vật là một hình thức nghệ thuật tồn tại ở hầu hết các tác phẩm văn chƣơng, đây là phƣơng thức giúp bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật. Với nền văn học hiện đại việc miêu tả nhân vật qua nội tâm nhân vật đƣợc chú

trọng và khám phá với nhiều hình thức thể hiện khác nhau. Nhƣng đối với văn học trung đại và nhất đối với thể loại tiểu thuyết truyền kỳ thì các tác giả chƣa chú trọng nhiều đến việc miêu tả và khắc họa tâm lý cũng nhƣ nội tâm nhân vật. Các tác giả văn học trung đại tập trung khai thác nhiều về các sự kiện và hành động của nhân vật nhiều hơn so với nội tâm. Tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán Việt Nam nằm trong giai đoạn văn học trung đại nên việc khai thác sâu về nội tâm nhân vật cũng chƣa đƣợc các tác giả chú ý nhiều. Trong các tác phẩm truyền kỳ, tâm lý nhân vật thể hiện một cách đơn giản với những biểu hiện tình cảm, cảm xúc vui, buồn, giận dữ, lo lắng…Xét trong các tác phẩm tiểu thuyết truyền kỳ, các tác giả đã thể hiện nội tâm của nhân vật rất chân thực.

Các tác giả của tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán đã thể hiện chân thực và sinh động các biểu hiện tâm trạng của nhân vật. Tâm trạng đau đớn của bác sƣ Vô Kỷ khi Đào Hàn Than chết “Em ơi, em vì anh mà chết một cách oan uổng. Nếu anh được theo em cùng chết, anh rất sẵn lòng, khỏi để em vò võ một mình nơi Chín suối. Huống em bình sinh vốn thông tuệ, khác hẳn với người thường, nếu có linh thiêng xin sớm cho anh được theo về dưới đất, anh không muốn lại trông thấy sư cụ Pháp Vân nữa”[14, tr. 234]. Hay tâm trạng đau khổ của nàng Vũ Thị Thiết khi bị chồng nghi oan không thể giải bài, nàng phải gieo mình xuống sông tự tử “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôn, trên xin làm cơm cho diều quạ, cam chịu hết mọi phỉ nhổ”[14, tr. 290]. Đó là tâm trạng của một nhân vật chịu sự bất hạnh, một lòng trọn đạo với chồng lại bị nghi oan không gì rửa sạch đƣợc, nàng phải tìm đến cái chết để chứng tỏ tấm lòng trong sạch của mình.

Tâm trạng hối hận ăn năn của hai tên Sơn thần và Thủy thần khi bị dân làng bắt đƣợc. Là nhân vật đại diện cho quyền lợi của nhân dân, bảo vệ cuộc sống ấm no bình an con ngƣời dân thì lại làm những việc trái đạo, đêm đêm đi hái trộm mía, vớt cá của ngƣời để ăn đến khi bị dân làng bắt đƣợc đỗ lỗi cho nhau “Đã bảo ngày giờ không tốt thì đừng nên đi. Không nghe lời ta, bây giờ mới biết (…) Vẫn tưởng

kiếm cho no bụng, ai ngờ phải đến nát thân. Nhưng bày ra mưu này là tự lão Thủy thần kia. Hắn chủ mưu mà được khỏi nạn, còn chúng ta theo hắn mà phải chịu vạ, thật cũng đáng phàn nàn lắm”[14, tr. 274] (Đông triều phế tự lục). Hay cũng đƣợc khắc họa với không ít chi tiết, tâm trạng lo lắng cũng đƣợc thể hiện qua khá nhiều nhân vật. Đó là tâm trạng của một ông vua đối với một ngƣời cung phi mà mình hết mực thƣơng yêu là nàng Bích Châu, phải dâng mình cho bọn thủy thần nhƣng không có cách gì cứu đƣợc “Xấu tốt có mệnh, phúc họa do trời, thiêng như Kiềm Doanh cũng chẳng làm so được. Này xem Duyệt minh là một tráng sĩ còn chém được con thuồng luồng cướp ngọc bích; Kính Chi là một văn nhân, còn giết được loại trai bể hiếp dâm người. Huống chi trẫm là ông vua, có lẽ nào không tự chủ được lại tin lời cổ hoạc để cho phu nhân mắc lụy?”[14, tr. 346]. Hay đó còn là tâm trạng lo lắng khôn nguôi của Đinh phu nhân trong An Ấp liệt nữ“Sứ mệnh cần lao, tang bồng khí khái là phận sự của trượng phu. Thiếp không những là không biết, vả cũng không dám can thiệp đến. Còn như bèo bọt chút thân, phấn hoa phận gái, như thiếp thật không đáng kể. Duy có một điều đáng lo ngại là: lang quân thể chất vàng ngọc, dấn thân vào nơi giá lạnh, lên núi lội nước, gội gió tắm mưa, tiêu điều nơi đất khách, vất vả phong trần, khi ấy mỗi người một nơi, thiếp này dù có can trường như sắt đá cũng không tài nào không lo được”[14, tr. 360]. Vì lo lắng cho chồng đi sứ nơi xa xôi, gió bụi, lo cho sức khỏe chồng không vƣợt qua đƣợc sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Có thể thấy, không nỗi lo nào giống nỗi lo nào, tuy nhiên qua đây cũng thấy đƣợc tình yêu thƣơng đối với chồng sâu nặng đến nhƣờng nào và chắc hẳn đứng ở vai trò một ngƣời vợ thì ai cũng cùng chung một nỗi lo nhƣ bà.

Xét qua một số thiên truyện có thể thấy, những đoạn văn miêu tả nội tâm, tâm lý của nhân vật xuất hiện rải rác trong tác phẩm nhƣng không nhiều, mà phần nhiều là các chi tiết thể hiện hành động và những sự kiện. Mặc khác, dù sử dụng hạn chế các chi tiết thể hiện nội tâm nhƣng các tác giả vẫn thể hiện đƣợc tâm trạng của các nhân vật ở nhiều dạng khác nhau. Với việc sử dụng hài hòa các thủ pháp nghệ thuật, tâm lý nhân vật đã đƣợc khắc họa một cách tƣơng đối hoàn chỉnh và nhiều sự sáng tạo.

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 74)