B. PHẦN NỘI DUNG
3.2.1.2. Không gian âm phủ, thủy cung
Không gian tiên cảnh xuất hiện khá dày đặc trong các sáng tác truyền kỳ giai đoạn này để tạo thêm sự sinh động để hƣớng con ngƣời đến những điều thiện và song song cùng tồn tại đó là không gian âm phủ, thủy cung. Đây là thế giới cũng đƣợc xây dựng dựa trên sự tƣởng tƣợng của con ngƣời bằng những thủ pháp ƣớc lệ tƣợng trƣng. Đứng đầu nơi đây là Diêm vƣơng và các loài thủy tộc, đồng thời đây đƣợc coi là nơi âm u và đầy những hình phạt khắc nghiệt giành cho những ngƣời ở ác, những tên tham quan, bạo chúa. Với dáng vẻ hung bạo là đặc trƣng của những nhân vật xuất hiện trong thế giới này. Nguyễn Dữ đã mô tả vô cùng sinh động hình tƣợng những tên quỷ sứ, ôn thần làm việc nơi thủy cung, âm phủ. Chúng đều có bộ dạng dữ tợn và kèm theo những hình phạt ghê gớm “Trên điện có một vị vua, bên cạnh đều là những người áo sắt mũ đồng, tay cầm phủ việt đồng mác, dàng ra hang lối đứng chầu chực rất là nghiêm túc”[14, tr. 296]. Những ngƣời có tội đều bị đày xuống những nơi này để trừng trị theo tội trạng của mình và phần nhiều là những tham quan, ác bá hoành hành trên cõi trần làm nhiều điều ác không biết tích công đức. Các tác giả khắc họa không gian âm phủ, thủy cung này song song với không gian tiên cảnh nhằm cảnh tỉnh con ngƣời tránh làm những điều ác, hƣớng con ngƣời đến những điều thiện, tích nhiều công đức để không bị những hình phạt tàn khốc. Và đồng thời, không gian âm phủ, thủy cung là nơi để các tác giả khắc họa lại không gian nơi trần thế với những ngƣời lộng hành, làm nhiều điều ác đáng bị trừng trị.
Không gian âm phủ, thủy cung không chỉ khắc họa bằng những hình ảnh hình phạt nặng nề, ghê gớm làm con ngƣời phải khiếp sợ mà nơi đó cũng có những lâu đài nguy nga, lộng lẫy nhƣ trong truyện Trà đồng giáng đản lục (trích Truyền kỳ mạn lục) “Ta vừa đến một chỗ thành đen vách sắt, toan bước chân vào thì có một viên chức ngăn lại. Viên ấy dẫn ta đi sang phía bên phải, thấy có những của đỏ biển son. Vén áo đi vào thì thấy san sát những tòa rộng dãy dài, có đến hơn trăm người thắt đai đứng hầu sau trước. Giữa có hai vị mặc áo bào tía ngồi đối diện nhau ở một cái án”[14, tr. 208]. Dƣơng Đức Công khi chết đƣợc xuống âm
phủ với hình ảnh tráng lệ không kém gì nơi tiên cảnh, bởi Dƣơng Công khi sống làm nhiều việc cứu ngƣời nên khi xuống âm phủ cũng đƣợc hậu đãi. Hay Ngô Tử Văn tự ý đốt đền bị bắt xuống âm ty tra hỏi “thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành về phía đông. Đi độ nửa ngày đến một dinh tòa lớn, xung quanh có thành sắt cao vọi đến mấy chục trượng”[14, tr. 240]. Nhƣng vì làm việc có nghĩa và vạch trần tội trạng của tên gian thần nên đƣợc Diêm Vƣơng giao cho chức Phán Sự. Nhƣ vậy, không hẳn những ngƣời bị giải xuống nơi âm phủ đều mang tội mà đó còn là một số ngƣời có công nhƣng bị hàm oan và bị đày xuống âm ty. Các tác giả cũng nhằm phản ánh những mặt trái của nơi trần thế, có không ít ngƣời bị hàm oan nếu đƣợc vị quan tốt công minh thì họ đƣợc giải oan ức của mình.
Nơi thủy cung đứng đầu là những loài thủy tộc, không gian nơi đây cũng đƣợc miêu tả với những hình tƣợng lâu đài nguy nga, thức ăn là những vật không có nơi trần thế nhƣ chốn tiên cảnh. Nguyễn Dữ đã khắc họa hình ảnh nơi thủy cung cũng lắm màu sắc. Quan Thái thú họ Trịnh đƣợc Bạch Long Hầu đƣa đến chốn thủy cung tôn nghiêm, Hầu liền “lấy đầu gậy vạch xuống nước, nước rẽ đôi ra, Trịnh theo Long Hầu xuống. Đi được chừng nửa dặm thì thấy trời đất trong sáng, lâu đài chót vót, từ nhà ở đến thức ăn, đều là những vật ở nhân gian không có”[14, tr. 226]. Có thể thấy, không gian âm phủ, thủy cung cũng đƣợc các tác giả miêu tả một cách tỉ mỉ và đầy sinh động, nó góp phần làm giàu màu sắc hơn cho các tác phẩm truyền kỳ.