Khắc họa hình tượng nhân vật

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 70)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.2.Khắc họa hình tượng nhân vật

3.1.2.1. Qua ngoại hình

Đối với văn học chữ Hán trung đại Việt Nam thì hình tƣợng nhân vật đƣợc các tác giả trung đại khắc họa bằng những chuẩn mực có sẵn nhƣ: “Lưng ong, mắt phượng, mày ngài”. Do ảnh hƣởng không nhỏ của những quan niệm phong kiến và thi pháp của nền văn học trung đại, các tác giả tiểu thuyết truyền kỳ khắc họa vẻ đẹp ngoại hình của các nhân vật theo bút pháp ƣớc lệ tƣợng trƣng hay những quy ƣớc có sẵn về một mẫu ngƣời nào đó mà xã hội cho là chuẩn mực. Ngoại hình của các nhân vật đƣợc miêu tả có thể tỉ mỉ hoặc lƣớt qua từ đó tác giả phần nào muốn thể hiện số phận của nhân vật qua ngoại hình của chính họ. Có vô số những hình tƣợng nhân vật khác nhau đã đƣợc các tác giả khắc họa trong văn chƣơng, tuy nhiên khi miêu tả các nhân vật giai đoạn này các tác giả phải tuân thủ theo đúng chuẩn mực, những nguyên tắc chung đó là những khuôn mẫu của văn học trung đại. Ngƣời quân tử thì “vai năm tất rộng thân mƣời thƣớc cao” hay phụ nữ thì “hàm én mày ngài”, các vị quân vƣơng thì “tƣớng rồng, tƣớng phƣợng”. Mỗi kiểu nhân vật đều có những quy chuẩn riêng mà các tác giả có thể sáng tạo nhƣng vẫn nằm trong những chuẩn mực đó. Ngoại hình của các nhân vật trong thể loại tiểu thuyết truyền kỳ không miêu tả tỉ mỉ, chăm chút cho từng chi tiết mà khắc họa theo lối tƣợng trƣng. Do chịu ảnh hƣởng của kiểu tƣ duy văn học trung đại nên diện mạo của nhân vật đƣợc nhận dạng với những dấu hiệu rất riêng. Từ đó xuất hiện những khuôn mẫu khi miêu tả ngoại hình của một lớp ngƣời nào đó. Các thành ngữ hay các điển cố đƣợc các tác giả giai đoạn này sử dụng mang tính quy ƣớc. Miêu tả ngoại hình các nhân vật thì “mắt phƣợng mày ngài”, “vóc liễu mình mai”, “cá lặn nhạn rơi”…để chỉ những ngƣời phụ nữ đẹp. Còn đối với nam nhi thì theo kiểu “râu hùm hàm én”, “mặt rồng mắt phƣợng”..để nhằm chỉ những ngƣời có tƣớng dũng mãnh, làm đƣợc việc lớn. Các tác giả truyền kỳ cũng dựa vào những tiêu chuẩn đó mà khắc họa nhân vật tuy nhiên nhân vật ở đây không miểu tả kỉ càng từng chi tiết.

Hình tƣợng các nhân vật trong tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán xuất hiện với nhiều sự đa dạng. Các tầng lớp vua, quan, thƣờng dân, thần tiên, ma quỷ xuất hiện phổ biến trong truyện truyền kỳ. Ngoại hình của nhân vật Nhu Nƣơng và Hồng Nƣơng trong Tây viên kỳ ngộ ký (trích Truyền kỳ mạn lục) đƣợc miêu tả là “thân bồ vóc liễu” [14, tr. 217] nói lên sự mỏng manh yếu đuối của hai nàng, không thể lo liệu cán đáng đƣợc việc trong gia đình. Cũng đồng thời nói lên đây là một vóc dáng đẹp của ngƣời con gái, đƣợc sánh với dáng liễu. Hay cũng không miêu tả tỉ mỉ từng chi tiết còn có vị Đinh phu nhân trong truyện An Ấp liệt nữ (trích Truyền kỳ tân phả) thì “nghi dung thanh nhã, cử chỉ đoan trang” [14, tr. 358] làm ngƣời đọc không thể hiểu là một vóc dáng nhƣ thế nào tuy nhiên vẫn hình dung ra đƣợc một cốt cách thanh cao, thể hiện đƣợc một ngƣời phúc hậu. Song song đó còn cho thấy những ngƣời phụ nữ này không đơn thuần chỉ đẹp về ngoại hình mà qua đó còn thể hiện đƣợc vẻ đẹp tài năng của họ. Các từ ngữ tả ngoại hình một cách chung chung bằng những từ ngữ mang tính ƣớc lệ nhƣng nếu có cách nhìn nhận kĩ càng hơn thì chúng ta có thể thấy đây là những từ ngữ mang ý nghĩa rộng, đây đƣợc coi là đặc thù của bút pháp trung đại. Đƣợc miêu tả chi tiết hơn một chút so với Nhu Nƣơng, Hồng Nƣơng hay Đinh phu nhân là nàng Giáng Tiên trong Vân Cát thần nữ lục và nàng Hà Giáng Kiều trong Bích Câu kỳ ngộ (trích Truyền kỳ tân phả). Cũng sử dụng các hình ảnh mang tính tƣợng trƣng để miêu tả ngoại hình nhƣng cũng có sử dụng nhiều từ ngữ ƣớc lệ để miêu tả hai nàng. Với Giáng Tiên thì “Đến khi lớn, da trắng như sáp đọng, tóc sáng như gương soi, lông mày cong như mặt trăng mới mọc, mắt long lanh như sóng mùa thu” [14, tr. 379]. Còn nàng Giáng Kiều thì “một người trạc độ mười bảy mười tám tuổi, mày lá liễu, má hoa đào, ăn mặc gọn gàng. Chàng liếc nhìn, thấy cốt cách như ngọc, da dẻ trắng ngần, vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành”[14, tr. 411]. Miêu tả ngoại hình nhân vật thần tiên bằng những hình ảnh quen thuộc nơi trần tục qua đó thể hiện nhân vật vừa có vẻ đẹp của thần tiên vừa có vẻ đẹp của chốn trần tục, mài lá liễu, má hoa đào mang đến phong thái ung dung và trong sáng. Với việc sử dụng nhiều từ ngữ ƣớc lệ để miêu tả nhân vật và sử dụng nhiều hình ảnh tƣợng trƣng cũng đủ làm ngƣời đọc hình dung ra dáng vẻ của nhân vật và hiểu đƣợc nhân vật thuộc loại ngƣời đứng đắn hay không. Tác giả giai đoạn trung đại không miêu miêu tả tỉ mỉ nhƣ văn học

hiện đại, chỉ điểm qua vài nét để ngƣời đọc hình dung ra nhƣ vậy. Các tác giả truyền kỳ miêu tả ngoại hình các nhân vật bằng những từ ngữ rất khái quát tuy nhiên điều đó đã thể hiện đƣợc sự trân trọng của tác giả đối với nhân vật của mình. Không miêu tả bằng những từ ngữ thông thƣờng làm cho hình tƣợng nhân vật đƣợc thể hiện một cách trang trọng thể hiện đƣợc phong thái của những con ngƣời trung đại.

3.1.2.2. Qua ngôn ngữ

Trong một tác phẩm văn học việc khắc họa ngoại hình nhân vật sao cho phù hợp với nhu cầu phản ánh hay thể hiện nội dung của tác phẩm là điều khiến các tác giả cần phải có sự am hiểu và có sự đầu tƣ nhiều. Song song với việc khắc họa ngoại hình nhân vật sao cho thật độc đáo và để lại ấn tƣợng thì việc khắc họa hình tƣợng nhân vật bằng ngôn ngữ cũng kì công không kém. Bởi ngôn ngữ nhân vật là một trong những yếu tố hình thành nên tính cách của chính nhân vật. Ngôn ngữ của nhân vật là phƣơng tiện để tác giả khắc họa tính cách và thể hiện bản chất của nhân vật và là một trong những yếu tố rất quan trọng cấu thành một nhân vật trọn vẹn. Bởi “Ngôn ngữ văn học là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật (…). Trong các tác phẩm tự sự, nhà văn còn thường trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ của nhân vật”[6, tr. 214]. Trong thể loại tiểu chữ Hán nhất là đối với thể loại tiểu thuyết truyền kỳ thì ngôn ngữ nhân vật là phƣơng thức để tác giả thể hiện quan điểm, thái độ, cách đánh giá của mình về xã hội, thế giới xung quanh hoặc một lớp ngƣời nào đó thông qua ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại nội tâm. Và “dù tồn tại dưới dạng nào hoặc được thể hiện bằng cách nào, ngôn ngữ nhân vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa cá thể và tính khái quát, nghĩa là một mặt, mỗi nhân vật có một ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, có “lời ăn tiếng nói” riêng, mặt khác, ngôn ngữ ấy lại phản ánh được đặc điểm ngôn ngữ của một tầng lớp người nhất định gần gũi về nghề nghiệp, tâm lí, giai cấp, trình độ văn hóa…”[6, tr. 214]. Trong tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán Việt Nam, ngôn ngữ của các nhân vật là những lời nói trực tiếp thể hiện những tình huống giao tiếp cụ thể và qua những lời nói đối thoại hoặc độc thoại thì tính cách nhân vật sẽ đƣợc bộc lộ rõ hơn.

Khắc họa một vị tƣớng ham quyền vị không nghĩ đến hậu họa về sau nhƣ tƣớng quân Lý Hữu Chi. Tác giả đã khắc họa nhân vật này qua ngôn ngữ nhân vật thể hiện, đƣợc một vị thầy tƣớng cho biết đƣợc số mạng sau này để tìm đƣờng tháo gỡ nhƣng Lý tƣớng quân có ý xem thƣờng “Thôi thầy ạ, tôi không thể làm được. Có ai vì lo cái vạ sau này chưa chắc đã có, mà vứt bỏ những cái công cuộc sắp thành làm hỳ hục trong mấy năm bao giờ”[14, tr. 295]. Tự mãn với quyền lực của mình nên không nghe những gì thầy tƣớng khuyên ngăn “Ta đã có binh lính, có đồn lũy, tay không lúc nào rời qua mâu, sức có thể đuổi kịp gió chớp, dù trời có giỏi cũng sẽ phải tránh ta không kịp, còn giáng tai họa cho ta sao được” [14, tr. 295]. Qua những lời nói của vị tƣớng quân này có thể thấy đây là một ngƣời kiêu căng trƣớc cái tài của mình. Vì dựa vào sức mạnh binh quyền trong tay ngay cả đạo trời cũng phải kiên sợ nên Lý không màn và kết cục là y bị “giải vào ngục Cửu U lấy dây da chét lấy đầu, lấy dùi lửa đóng vào chân, chim cắt mổ vào ngực, rắn độc cắn vào bụng, trầm luân kiếp kiếp”[14, tr. 299]. Đó là kết quả cho những việc làm trái đạo của y và có thể thấy bằng cách sử dụng ngôn ngữ đã cho ta thấy đƣợc một vị tƣớng quân hung tàn và không biết hối cãi.

Các tác giả của thể loại tiểu thuyết truyền kỳ đã dày công tạo dựng hình tƣợng cho nhân vật bằng một hệ thống ngôn ngữ uyên bác để qua đó ngƣời đọc hiểu đƣợc đúng bản chất của con ngƣời. Đó là hình tƣợng những ngƣời phụ nữ chung thủy, nết na đã đƣợc xây dựng từ những ngôn ngữ tài hoa này. Nàng Vũ Thị Thiết trong truyện Nam Xang nữ tử truyện (trích Truyền kỳ mạn lục), một ngƣời vợ chung thủy nết na, khi chồng lên đƣờng nàng lo lắng khôn cùng “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, trở về quê cũ, chỉ xin ngày về, mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi, chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường”[14, tr. 288]. Không cầu mong chồng mang về công danh, chức vị, chỉ mong chồng đƣợc bình yên quay về, lời nói của bậc hiền thê đƣợc khắc họa ngắn gọn nhƣng đầy ý tứ. Đến khi chồng về nghi oan, nàng không phân trần, chỉ dùng lí lẽ đúng để thuyết phục chồng “Thiếp vốn con nhà nghèo, được vào cửa tía. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm, gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén tới. Đâu có sự mất nết hư thân như chàng nói. Dám xin trần bạch để cởi

mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”[14, tr. 290]. Lời nói khẩn khoảng, chân thành thể hiện đƣợc một ngƣời vợ thủy chung, hết mực vì chồng con bị oan vô cớ. Nàng Vũ Thị nặng gánh gia đình, một phụ nữ tề gia còn nàng Bích Châu trong Hải khẩu linh từ lục thì không những thông minh xin đẹp mà còn hiểu đƣợc tình hình chính trị, binh lửa của đất nƣớc. Nàng đã làm bài biểu khuyên vua không nên xuất binh bởi có ý khinh địch là điều tối kỵ của nhà binh

“Thiếp trộm nghĩ, rợ Hiểm Doãn ngang tàng quá lắm, từ trước quen thân, rợ Hung Nô hiệt kiệt gớm ghê, đến nay càng tệ. Vì cướp bóc là cái thói thường của man di mà dùng binh không phải bản tâm của vương giả. Nước nhỏ Chiêm Thành ở mãi nơi hải đảo. Năm xưa kéo quân vào đến nhị thủy vì thấy được nước ta bất hòa, khi ấy tiếng trống động ngoài biển, chỉ vì lòng dân chưa ổn. Cho nên dám tung đàn ruồi nhặng để múa cỏ, có khác nào giơ càng bọ ngựa ngăn bánh xe. Nhưng thánh nhân rộng lượng bao dung không thèm cùng với chó dê so sánh, hơn nữa trị đạo trước gốc sau ngọn, xin nghỉ binh cho dân chúng yên hàn, trị cái rắn dùng cái mềm, thu phục người xa bằng đức. Ngu Bệ múa can vũ, bảy tuần tức khắc người Miêu kia đến chầu. Hạ Cung gẩy sắt cầm, chẵn tháng tự nhiên Hồ quy phục”[14, tr. 344]. Có thể thấy, một ngƣời con gái thông tuệ đƣợc Đoàn Thị Điểm khắc họa qua những hành động, lời nói một cách sâu sắc, một con ngƣời bình thƣờng không thể suy nghĩ việc chính sự quốc gia một cách tƣờng tận nhƣ vậy.

Qua đó, bằng phép sử dụng từ ngữ các tác giả đã cho ta thấy đƣợc tính cách, tài năng của một con ngƣời kể cả họ là ngƣời thƣờng dân hay vua chúa, là cung phi hay chỉ là một ngƣời phụ nữ bình thƣờng. Các tác giả truyền kỳ cũng sử dụng những bút pháp ƣớc lệ tƣợng trƣng, diễn tả lời nói nhân vật qua lời nói trực tiếp, gián tiếp hay qua những câu thơ, câu đối…nhằm bộc lộ tài năng của nhân vật, thể hiện trực tiếp quan điểm, tình cảm của bản thân khiến ngƣời đọc cảm nhận đƣợc sự chân thực của nhân vật, làm cho nhân vật trở nên gần gũi hơn đối với độc giả. Ngôn ngữ nhân vật là một phần quan trọng để tác giả xây dựng nên nhân vật.

3.1.2.3. Qua nội tâm nhân vật

Miêu tả nội tâm của nhân vật là một hình thức nghệ thuật tồn tại ở hầu hết các tác phẩm văn chƣơng, đây là phƣơng thức giúp bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật. Với nền văn học hiện đại việc miêu tả nhân vật qua nội tâm nhân vật đƣợc chú

trọng và khám phá với nhiều hình thức thể hiện khác nhau. Nhƣng đối với văn học trung đại và nhất đối với thể loại tiểu thuyết truyền kỳ thì các tác giả chƣa chú trọng nhiều đến việc miêu tả và khắc họa tâm lý cũng nhƣ nội tâm nhân vật. Các tác giả văn học trung đại tập trung khai thác nhiều về các sự kiện và hành động của nhân vật nhiều hơn so với nội tâm. Tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán Việt Nam nằm trong giai đoạn văn học trung đại nên việc khai thác sâu về nội tâm nhân vật cũng chƣa đƣợc các tác giả chú ý nhiều. Trong các tác phẩm truyền kỳ, tâm lý nhân vật thể hiện một cách đơn giản với những biểu hiện tình cảm, cảm xúc vui, buồn, giận dữ, lo lắng…Xét trong các tác phẩm tiểu thuyết truyền kỳ, các tác giả đã thể hiện nội tâm của nhân vật rất chân thực.

Các tác giả của tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán đã thể hiện chân thực và sinh động các biểu hiện tâm trạng của nhân vật. Tâm trạng đau đớn của bác sƣ Vô Kỷ khi Đào Hàn Than chết “Em ơi, em vì anh mà chết một cách oan uổng. Nếu anh được theo em cùng chết, anh rất sẵn lòng, khỏi để em vò võ một mình nơi Chín suối. Huống em bình sinh vốn thông tuệ, khác hẳn với người thường, nếu có linh thiêng xin sớm cho anh được theo về dưới đất, anh không muốn lại trông thấy sư cụ Pháp Vân nữa”[14, tr. 234]. Hay tâm trạng đau khổ của nàng Vũ Thị Thiết khi bị chồng nghi oan không thể giải bài, nàng phải gieo mình xuống sông tự tử “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôn, trên xin làm cơm cho diều quạ, cam chịu hết mọi phỉ nhổ”[14, tr. 290]. Đó là tâm trạng của một nhân vật chịu sự bất hạnh, một lòng trọn đạo với chồng lại bị nghi oan không gì rửa sạch đƣợc, nàng phải tìm đến cái chết để chứng tỏ tấm lòng trong sạch của mình.

Tâm trạng hối hận ăn năn của hai tên Sơn thần và Thủy thần khi bị dân làng bắt đƣợc. Là nhân vật đại diện cho quyền lợi của nhân dân, bảo vệ cuộc sống ấm no bình an con ngƣời dân thì lại làm những việc trái đạo, đêm đêm đi hái trộm mía, vớt cá của ngƣời để ăn đến khi bị dân làng bắt đƣợc đỗ lỗi cho nhau “Đã bảo ngày giờ không tốt thì đừng nên đi. Không nghe lời ta, bây giờ mới biết (…) Vẫn tưởng

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 70)