Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 83)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2.2. Thời gian nghệ thuật

Mỗi giai đoạn văn học có những đặc điểm khác nhau về thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ Hán của Việt Nam đƣợc thể hiện ở thời gian lịch sử,thời gian tuyến tính và thời gian đồng hiện. Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán thì “Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo cái dài trong chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác…tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm”[6, tr. 322]. Phạm trù thời gian nghệ thuật “phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử , từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới”[6, tr. 323]. Các tác giả trung đại

nhìn nhận thời gian nghệ thuật của tác phẩm trong từng giai đoạn khác nhau và vì thế thời gian nghệ thuật miêu tả đời sống trong tác phẩm.

3.2.2.1.Thời gian lịch sử

Tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán Việt Nam là những tác phẩm đề cập đến tình hình chính trị, xã hội, đời sống, đạo đức con ngƣời vào những năm thế kỷ XV đến thế kỷ XVII. Trong khoảng thời gian này có rất nhiều sự kiện trọng đại của đất nƣớc và các tác giả đã thể hiện thời gian nhằm tạo sự chân thực cho tác phẩm bằng hình thức thƣờng xuyên nêu thời gian ở đầu tác phẩm hay giới thiệu rõ niên hiệu, năm xảy ra sự việc. Có thể thấy, ở tập Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông có 4/19 truyện có ghi niên hiệu, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ có 11/20 truyện có ghi niên hiệu, Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm có 4/4 truyện đƣợc dịch và ghi niên hiệu cụ thể. Việc ghi chép thời gian theo niên hiệu cụ thể có ý nghĩa giúp thuyết phục ngƣời đọc tin vào những sự việc và nhân vật trong tác phẩm là có thật. Ở đây các tác giả ghi mốc thời gian bằng cách ghi niên hiệu cai trị của một vị vua hoặc năm xảy ra sự kiện. Trong các truyện truyền kỳ tác giả sử dụng khá nhiều niên hiệu của các vị vua tiêu biểu nhƣ:

Trong năm Canh Ngọ (1330) niên hiệu Khai Hựu nhà Trần (Mộc miên thụ truyện)

Trong năm Quang Thái đời nhà Trần…Tháng hai năm Bính Tý niên hiệu Quang Thái thứ 9(1396) đời nhà Trần (Từ Thức tiên hôn lục)

Cuối niên hiệu Nguyên Phong đời nhà Trần (Mai Châu yêu nữ truyện). Năm quý Tỵ (Lưỡng phật đấu thuyết ký).

Hồi ấy là năm thứ tƣ niên hiệu Thuận Thiên(1431) (Nhị nữ thần truyện). Đời vua Minh Tông nhà Trần (Long đình đối tụng lục).

Niên hiệu Thiệu Phong thứ 5 (1345) đời nhà Trần (Đào thị nghiệp oan ký). Tháng 2 năm Bính Tý niên hiệu Quang Thái thứ 9 (1396) đời nhà Trần (Từ Thức tiên hôn lục).

Năm Bính Dần (1386), vua Trần Phế Đế đi săn, đỗ lại bên bờ Bắc sông Đà (Đà Giang dạ ẩm ký).

Nhƣ trong truyện Mai Châu yêu nữ truyện, Lê Thánh Tông đã sử dụng thời gian vào “Cuối niên hiệu Nguyên Phong đời nhà Trần”[15, tr. 507] để thể hiện đƣợc

thời gian chính xác việc xảy ra ở Châu Mai nhƣ thế nào. Hay trong truyện Đào thị nghiệp oan ký trích Truyền kỳ mạn lục, tác giả Nguyễn Dữ miêu tả thời gian vào

“Niên hiệu Thiệu Phong thứ 5 (1345) đời nhà Trần”[14, tr. 230], sự xuống dốc về đạo đức của một bộ phận ngƣời trong xã hội tiêu biểu là sƣ Vô Kỷ và ả danh nữ Đào Hàn Than. Tác giả còn lên án đã kích chế độ xã hội lúc bấy giờ đồng thời khắc họa chân thực bộ mặt của xã hội vào những năm đời Trần.

Và theo tƣ tƣởng Nho gia thì thời gian đối với con ngƣời rất quan trọng, nhất là những sự việc xảy ra trong quá khứ, thời gian lịch sử. Cũng giống nhƣ các tập truyện khác thời trung đại, các tập tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán này vẫn chịu ảnh hƣởng của quan niệm “văn sử triết bất phân”, trong cốt truyện vẫn xuất hiện lồng ghép những yếu tố sử. Vì thế các tác giả của thể loại tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán đã chọn việc sử dụng thời gian lịch sử nhằm làm tăng tính xác thực của tác phẩm đồng thời thể hiện thái độ tôn trọng lịch sử của tác giả.

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)