Tên nhân vật trái ngược với bản chất vốn có

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 69)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.1.3. Tên nhân vật trái ngược với bản chất vốn có

Song song với những nhân vật đƣợc đặt tên nhằm thể hiện phẩm chất đạo đức hay số phận thì ở thể loại tiểu thuyết truyền kỳ này còn xuất hiện một dạng tên nhân vật đó là những nhân vật có cái tên thể hiện những điểm trái ngƣợc với bản chất vốn có. Qua khảo sát, không ít nhân vật thuộc dạng này xuất hiện trong các tiểu thuyết truyền kỳ. Có thể điểm qua một số nhân vật sau:

Quan Hành khiển Ngụy Nhƣợc Chân (Đào thị nghiệp oan ký): một vị quan quyền cao chức trọng, thông gian với cung nhân Đào thị.

Sƣ Vô Kỷ (Đào thị nghiệp oan ký): một vị sƣ ở chùa Lệ Kỳ nhƣng lòng đầy sắc dục, tƣ thông với Đào Hàn Than, sau chết trên giƣờng bệnh.

Phật đất, phật gỗ, phật Thích Ca (Lưỡng phật đấu thuyết ký): là những vị phật đƣợc nhân dân thờ phụng nhƣng lại vì chút lợi nhỏ mà lại tranh nhau.

Hai thần hộ pháp (Đông triều phế tự lục): vốn là hai tên Sơn thần và Thủy thần, làm nhiệm vụ phù hộ giúp đỡ nhân dân nhƣng lại hƣng yêu tác quái, trộm cắp của dân bị bắt đƣợc mang vạ nát thân.

Qua một số nhân vật kể trên, các tác giả đã dày công xây dựng để thể hiện những điều trái với đạo lý, trái với bản chất vốn có mà những điều đó xuất hiện đầy rẫy trong xã hội. Đó là chuyện một vị sƣ lại tƣ thông với một ả danh kỷ, đắm chìm trong sắc dục không lối thoát (Đào thị nghiệp oan ký). Theo lý thì vị sƣ này phải có

lòng chay thanh tịnh, tránh xa chốn tình ái nhục dục. Đó còn là những vị thần với nhiệm vụ giúp đỡ, phù hộ cho nhân dân tránh khỏi những tai ƣơng nạn kiếp. Nhƣng ở Đông triều phế tự lục những vị thần này lại quấy nhiễu nhân dân, đêm đến trộm cắp của dân không làm tròn chức phận của mình.

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)