Thời gian tuyến tính

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 85)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2.2.2. Thời gian tuyến tính

Thời gian tuyến tính là thời gian đƣợc kể theo trình tự câu chuyện từ những sự việc mở đầu đến những sự việc kết thúc. Các sự việc đƣợc trình bày theo thứ tự,việc nào xảy ra trƣớc kể trƣớc, việc nào xảy ra sau kể sau đến khi câu chuyện kết thúc.

Thời gian tuyến tính trong tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ Hán của Việt Nam thể hiện ở việc các truyện đƣợc tổ chức có sự mở đầu và kết thúc, không xen lẫn các câu miêu tả nhằm kéo dài câu chuyện. Thời gian kể truyện trong tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ Hán của Việt Nam diễn biến theo trình tự: mở đầu truyện là thời gian lịch sử đƣợc thể hiện trong tác phẩm là niên hiệu các triều đại diễn ra sự kiện; quá trình diễn biến, thắt nút dẫn đến cao trào của sự kiện; mở nút, các mâu thuẩn đƣợc giải quyết và kết thúc sự kiện. Có thể thấy, một số truyện đƣợc tổ chức theo thời gian tuyến tính tiêu biểu nhƣ hầu hết ở các truyện trong Thánh Tông di thảo đều thể hiện thời gian tuyến tính; ở Truyền kỳ mạn lục có một số truyện nhƣ:

Hạng Vương từ ký, Đà Giang dạ ẩm ký, Long đình đối tụng lục, Đông Triều phế tự lục; còn ở Truyền kỳ tân phả là truyện An Ấp liệt nữ. Nhƣ trong truyện Mai Châu yêu nữ truyện (trích Thánh Tông di thảo), thời gian xảy ra câu chuyện là vào “Cuối niên hiệu Nguyên Phong đời nhà Trần”[15, tr. 507] xuất hiện yêu tinh quấy nhiễu

ngƣời dân, biến hiện nhiều hình thù quái gỡ. Năm Hồng Đức thứ sáu (1475) yêu tinh biến thành một ngƣời con gái đẹp xin vào làm việc ở một nhà hát lấy tên là Ngƣ Nƣơng. Một hôm có một anh chàng tên là Lƣơng Nhân áo quần mộc mạc đến nhà hát, hai ngƣời gặp và nhận lại nhau, cả hai hậu tạ chủ nhà và cùng dắt nhau đi. Thời gian đƣợc thể hiện trong truyện đƣợc kể theo trình tự trƣớc khi vào nhà hát là một yêu tinh, hóa thành ngƣời vào nhà hát, hai ngƣời gặp nhau và kết thúc truyện. Có thể xét thêm một điển hình nữa trong tập Truyền kỳ mạn lục là truyện Đông triều phế tự lục, thời gian xảy ra câu chuyện là vào nhà Trần, ngƣời dân tin vào quỷ thần, chùa chiền xuất hiện càng nhiều, đến đời vua Giản Định binh lửa liên miên, chùa chiền nhiều nơi trở thành một đống đổ nát. Nạn trộm cắp hoành hành nhƣng không biết thủ phạm là ai, quan huyện Văn Tƣ Lập cho là trộm cắp vặt nên xử lý qua loa. Đến khi nạn trộm cắp hoành hành dữ dội hơn, có vị thầy cho biết ngƣời sẽ giúp dân làng bắt đƣợc bọn trộm cắp. Đêm khuya ngƣời này có ý bỏ trốn nhƣng thấy mấy ngƣời to lớn thì đuổi theo thì ra đó là hai tên Sơn thần và Thủy thần hoành hành, dân làng đập phá ngôi miếu và pho tƣợng hai tên thần từ đó nạn trộm cắp không còn xuất hiện nữa. Nhƣ vậy có thể thấy, thời gian của truyện đƣợc kể theo trình tự: thời gian trƣớc khi nạn trộm cắp xảy ra, thời gian trộm cắp hoành hành (cao trào của truyện) và thời gian kết thúc nạn trộm cắp, tìm đƣợc nguyên nhân (kết thúc truyện).

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)