B. PHẦN NỘI DUNG
2.1.1.2. Biểu hiện sự mục ruỗng của triều đình phong kiến
Nền văn học chữ Hán Việt Nam chịu sự ảnh hƣởng mạnh mẽ không chỉ của tƣ tƣởng Nho gia mà còn của chế độ phong kiến khắc khe tồn tại từ lâu, đã ăn sâu vào tâm thức của dân chúng lúc bấy giờ. Chế độ phong kiến của Việt Nam tồn tại kéo dài hàng mấy thế kỷ và cực thịnh vào thế kỷ XV. Nhƣng sang đầu thế kỷ XVI bắt đầu có những dấu hiệu suy yếu và đến thế kỷ thứ XVIII, XIX thì lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, xuất hiện nhiều cuộc nội chiến bắt đầu cho sự mục ruỗng của chế độ phong kiến Việt Nam. Bộ máy cai trị trở nên thối nát, sụp đổ, xuất hiện những tên bạo chúa nhƣ Trịnh Sâm, Trịnh Giang đã đề ra những chính sách về chính trị, kinh tế, thi cử và bóc lột nhân dân một cách dã man khiến cho nhân dân rơi vào cảnh khốn cùng, nhà nho thì chán nãn với triều đình tìm cách ở ẩn lẩn tránh đời, một bộ phận thì rơi vào tình trạng xuống cấp. Sự mục ruỗng của triều đình phong kiến xuất phát từ sự bất lực của một đấng minh quân, sự hám danh cầu lợi lạm dụng uy quyền của tầng lớp quan chức và xem thƣờng vƣơng pháp của một bộ phận thị dân.
Ngƣời dân phải chịu cảnh sống khốn cùng trong khi vua chúa là bậc đứng đầu lại sống trong cảnh xa hoa, dâm loạn, vua quan chỉ biết nịnh hót nhau nhƣ trong truyện Na Sơn tiều đối lục (trích Truyền kỳ mạn lục). Một ngƣời tiều phu chọn cách sống lánh đời vào rừng núi ẩn dật không màng đến việc chính trị quốc gia nhƣng đã lên án ông vua nhà Hồ là Hồ Hán Thƣơng nhƣ sau: “Ta tuy không bước đến thành thị, mình không vào đến cung đình, nhưng vẫn được nghe tiếng ông vua bây giờ là người như thế nào. Ông ấy thường dối trá, tính nhiều tham dục, đem hết sức dân để dựng cung Kim Âu, dốc cạn của kho để mở phố Hoa Nhai hao phí gấm là, vung vãi
châu ngọc, dùng vàng như cỏ rác, tiêu tiền như đất bùn, hình ngục có của đút là xong, quan chức có tiền mua là được, kẻ dâng lời ngay thì giết, kẻ nói điều nịnh thì thưởng, lòng dân đọng lay…”[14, tr. 267]. Hay là vị vua Trần Phế Đế có thú vui thích săn bắn, thƣờng hay mở các cuộc đi săn không quan tâm đến đời sống của nhân nhân. Chỉ vì thỏa mãn thú ham săn bắn chim thú đã để hai con cáo và con vƣợn hóa thành ngƣời ngang hàng để nói điều phải trái. Là đấng quân vƣơng không lo việc nƣớc lại làm những điều gây hại cho nhân dân, muôn thú chỉ vì sự vui thích của mình “đương mùa hạ mà giở những công việc khổ dân không phải thời; giẫm lên lúa để thỏa cái ham thích săn bắn không phải chỗ; quanh đầm mà vây, bọc núi mà đốt, không phải lẽ”(truyện Đà Giang dạ ẩm ký trích Truyền kỳ mạn lục) [14, tr. 283]. Có thể thấy, vua không nghiêm thì không thể trị vì quần thần thiên hạ, sự xuống cấp của vua chúa là điều khiến quan chức dễ dàng cậy quyền thế làm hại dân. Vua thiếu anh minh sáng suốt, nghe theo lời nói nịnh bợ của bọn gian thần thì đất nƣớc tất loạn. Bản chất bóc lột cậy quyền cậy thế của bọ quan lại địa phƣơng đƣợc khắc họa qua tên Giao thần ở bến sông Kỳ Hoa. Tên Giao thần là Đô đốc vùng Nam Hải làm quan ở nơi giang hồ, là bộ phận đại diện tầng lớp hƣởng ân đức, bổng lộc của vua nhƣng không làm tròn nghĩa vụ quân tôi mà còn ra điều kiện uy hiếp đe dọa vua. Xuất hiện trong giấc mộng để xin vua một ngƣời nội trợ nhƣng thật ra là đang đe dọa vua bằng sức mạnh của mình “Tôi là Đô đốc vùng Nam Hải, đi làm quan ở nơi giang hồ, hiện còn thiếu người nội trợ, nghe nói bệ hạ cung tần rất nhiều, nay bỗng gặp nhau, cho nên nổi cơn sóng mạnh để thay câu thơ “Hoa đường”. Vậy xin ban cho nàng Tử Vân, tôi sẽ kết cỏ ngậm vành, mong có ngày báo đáp. Nếu bệ hạ chỉ để làm thú vui riêng, thì tôi không thể bỏ qua được vậy” (truyện
Hải khẩu linh từ lục trích Truyền kỳ tân phả)[14, tr. 346]. Trƣớc mặt vua để xin một điều gì đó theo lí bậc quần thần nào cũng vô cùng sợ sệt nhƣng ở đây tên Giao thần này không tỏ ra sợ sệt hay nể nang gì vua mà còn không ngần ngại đƣa ra mong muốn của mình yêu cầu vua phải làm theo. Sự xem thƣờng bề trên cũng chỉ xuất phát từ ngƣời đứng đầu không sáng suốt tin dùng ngƣời hiền để bề tôi cậy thế lộng hành. Qua đó, tác giả đã vạch trần bản chất xấu xa của tầng lớp quan lại phong kiến, không phục vụ nhân dân, yêu dân nhƣ con ngƣợc lại còn cậy quyền thế hà hiếp bóc lột. Đây có thể coi là những điểm chung của tầng lớp quan lại xã hội
phong kiến lúc bấy giờ, không phải tất cả nhƣng phần lớn ngƣời có chức có quyền trong xã hội phong kiến đều thể hiện sự xuống cấp về đạo đức dẫn đến đất nƣớc rơi vào cảnh rối ren suy yếu kéo dài.
Quan lại địa phƣơng đã vậy còn quan lại trong triều thì kéo bè kết cánh, hà hiếp ngƣời dân, dâm ô vô độ. Nhƣ Thân Trụ quốc (Túy Tiêu truyện trích Truyền kỳ mạn lục) là ngƣời nham hiểm, thâm độc, cậy quyền thế đang trên đƣờng thấy Túy Tiêu xinh đẹp cƣớp về “Gặp ngày mồng một đầu năm, Túy Tiêu rủ mấy người bạn gái, đến chùa tháp Báo Thiên dâng hương lễ Phật. Bấy giờ có quan Trụ quốc họ Thân thầm đi chơi phố, trông thấy Túy Tiêu đẹp, bắt cướp đem về làm của mình” [14, tr. 76]. Nhuận Chi đề đơn kiện đến triều đình để đòi lại vợ, tuy nhiên vì ƣu thế lớn ở triều đình nên đơn kiện của Nhuận Chi không ai dám xử. Hay vị tƣớng quân họ Lý là Lý Hữu Chi là một nông dân nổi lên, có sức khỏe và đánh trận giỏi đƣợc Quốc công Đặng Tất tiến cử làm tƣớng quân. Nhƣng Lý Hữu Chi tính tình hung hăng dữ tợn, đƣợc phong chức vị cao không vì thế mà góp sức cho dân, ngƣợc lại là ngƣời tham lam, bóc lột hà hiếp nhân dân trong vùng đến cùng cực “Quyền vị đã cao, Lý bèn làm những việc trái phép, dựa lũ trộm cướp như ruột thịt, coi người nho sĩ như kẻ thù; thích sắc đẹp, ham tiền tài, tham lam không chán; lại tậu ruộng vườn, dựng nhiều nhà cửa, khai đào đồng nội để làm ao, dồn đuổi xóm giềng cho ruộng đất, đi kiếm những hoa kỳ đá lạ từ bên huyện khác đem về. Người trong vùng phục dịch nhọc nhằn, anh nghỉ thì em đi, chồng về thì vợ đổi, ai nấy đều vai sưng tay rách, rất khổ sở nhưng hắn vẫn điềm nhiên không chút bận tâm”[14, tr. 294] (Lý tướng quân truyện trích Truyền kỳ mạn lục). Làm quan phải trung với vua, hết mực với dân đó là bổn phận, nhƣng có thể thấy rằng dƣới chế độ phong kiến khắc khe, vua quan sa đọa nên dẫn đến hậu quả đất nƣớc suy vi, chế độ mục ruỗng. Nhân dân là ngƣời phải gánh chịu những hậu quả nặng nề đó, cuộc sống ngƣời dân trở nên vất vả cực nhọc, hạnh phúc cá nhân bị đe dọa bởi quyền lực của bậc vua quan. Vợ chồng đang sống hạnh phúc vui vầy, bỗng mất đi tất cả vì ngƣời vợ bị quan bắt làm của riêng (Túy Tiêu truyện) hay phải chia lìa đôi ngã vì ngƣời chồng phải đi sứ tròn nghĩa vụ với quốc gia nhƣ vị tiến sĩ Đinh Nho Hoàn (truyện An Ấp liệt nữ lục) để hoàn thành sứ mệnh phải hi sinh cả hạnh phúc cá nhân chia cách gia đình nhƣng không phải ai cũng may mắn đƣợc trở về sum hợp. Con đƣờng công danh không
phải ai cũng suông sẻ, vào giai đoạn này những bậc trung quân bị những bè đảng kéo bè cánh lôi kéo, đi theo thì trở thành tên tham quan còn không theo thì bị hãm hại, đƣa ra những nơi biên giới xa xôi vì thế còn không nhiều những vị quan anh minh còn trụ đƣợc để giúp nƣớc.
Hiện thực về sự xuống dốc, mục ruỗng của bộ máy chính trị thời phong kiến đƣợc khắc họa qua một số tác phẩm tiểu thuyết truyền kỳ tuy không quá sâu sắc nhƣng đã nêu lên đƣợc nhiều khía cạnh của cuộc sống, một nội dung phản ánh và thể hiện nhiều mong mỏi của nhân dân, của những tầng lớp thấp cổ bé họng trong xã hội. Dĩ nhiên không phải tất cả các vua chúa, quan lại đều là những ngƣời hôn quân, tham quan nhƣng phần nhiều đều không lo đƣợc cho dân có cuộc sống ấm no sung túc làm cho xã hội phong kiến Việt Nam nhất là bộ máy chính trị vì thế xuống cấp nghiêm trọng.