Nguyên nhân phát triển của tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 50)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.3. Nguyên nhân phát triển của tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán

2.1.3.1. Ảnh hưởng của tư tưởng tam giáo Nho – Phật – Lão

Tôn giáo là một nhu cầu tín ngƣỡng của một bộ phận nhân dân và kể cả những

tầng lớp cao hơn nhƣ vua quan, các nho sinh, ẩn sĩ. Trong đó, đạo Nho, đạo Phật và đạo Lão tồn tại nhiều giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa. Các giáo lý tôn giáo đều chứa đựng một số giá trị đạo đức hữu ích cho việc xây dựng đạo đức và nhân cách con ngƣời nhất là ở giai đoạn phong kiến. Tam giáo đƣợc du nhập vào nƣớc ta từ rất sớm không chỉ ảnh hƣởng đến nƣớc ta mà còn đến các nƣớc chịu ảnh hƣởng của nền văn hóa Trung Hoa. Tam giáo Nho – Phật – Lão là các học thuyết chính trị - xã hội, đạo đức đã xuất hiện ở nƣớc ta hàng ngàn năm. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, tam giáo đã dần thâm nhập và gắn bó mật thiết tới đời sống, văn hóa tinh thần, tƣ tƣởng đạo đức của ngƣời Việt Nam. Qua quá trình tồn tại lâu dài và ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng con ngƣời nhiều yếu tố tƣ tƣởng đạo đức của Nho – Phật – Lão đã đƣợc tầng lớp phong kiến Việt Nam tiếp nhận nhằm xây dựng nền văn hóa dân tộc. Từ đó, tƣ tƣởng tam giáo Nho – Phật – Lão cũng dần xuất hiện trong văn chƣơng và đƣợc các nhà nho đề cập đến nhiều hơn. Đặc biệt ở tiểu thuyết chữ Hán nói chung cũng nhƣ thể loại tiểu thuyết truyền kỳ nói riêng thì tƣ tƣởng tam giáo là những tƣ tƣởng quan trọng đƣợc tiếp cận từ nhiều góc độ. Thời trung đại, ở các nƣớc phƣơng Đông nói chung và Việt Nam nói riêng tƣ tƣởng Nho – Phật – Lão đã

có ảnh hƣởng sâu đậm đến nền văn chƣơng chữ Hán và nhất là đối với thể loại tiểu thuyết truyền kỳ.

Trƣớc tiên đối với đạo Nho (道儒), những triết lý Nho giáo đƣợc xem là khuôn vàng thƣớc ngọc và nhà nƣớc phong kiến lấy Nho giáo làm nguyên tắc để duy trì kỷ cƣơng của bộ máy nhà nƣớc, nó trở thành một yếu tố quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Nho giáo đề cao khuôn phép, coi trọng tôn ty, đề cao chữ “Lễ”

(禮) con ngƣời phải tuân theo “tam cương ngũ thường”, đề cao đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội nên góp phần tạo đƣợc phẩm chất trong văn chƣơng. Nho giáo đào tạo những con ngƣời “chí công vô tư”, “trọng nghĩa khinh tài” sống theo đúng lời dạy của thánh hiền vì thế văn chƣơng mang tính thanh cao. Chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo, nhiều tiểu thuyết truyền kỳ nêu cao lòng trung hiếu, đạo cƣơng thƣờng. Trong truyện Phạm Tử Hư du Thiên Tào lục (trích Truyền kỳ mạn lục) Nguyễn Dữ có viết “Than ôi, những chuyện huyễn hoặc Tề Hài, những lời ngụ ngôn Trang Chu, người quân tử vốn chẳng nên ham chuộng. Nhưng nếu là chuyện quan hệ đến luân thường, là lời ký ngụ khuyên răng, thì chép ra và truyền lại, có hại gì đâu”[14, tr. 255].

Còn đạo Phật (道佛)là tƣ tƣởng hƣớng con ngƣời về đời sống tâm linh, chú trọng đến chữ “Tâm” (bộ 心, 4 nét: quả tim, tấm lòng) [8, tr. 1701]. Phật giáo vốn là tôn giáo vì con ngƣời, hƣớng đến những con ngƣời đau khổ với tƣ tƣởng từ bi hỷ xả. Phật giáo du nhập vào nƣớc ta rất sớm và có nguồn gốc từ những tu sĩ Ấn Độ. Không chỉ tác động đến nhận thức mà còn tác động đến quan niệm thẩm mỹ, đạo đức của con ngƣời. Phật giáo kể từ khi du nhập vào Việt Nam đã hòa hợp rất dễ dàng vào đời sống tình cảm của con ngƣời. Và từ đó sự xuất hiện của thần linh nhất là các vị tiên nhƣ Bồ tát, Phật tổ, Quang thế âm...mang đến nhiều tín ngƣỡng dân gian và con ngƣời tin rằng ở thế giới nào đó các vị thần này vẫn tồn tại và giúp đỡ những ngƣời làm điều thiện. Theo tƣ tƣởng Phật giáo, giới nhà phật tin tƣởng vào quan niệm báo ứng luân hồi, con ngƣời tồn tại theo quy luật “Sinh – lão – bệnh – tử”, khi sống làm nhiều việc tốt thì sau khi chết sẽ đƣợc vào cõi Niết bàn còn làm những chuyện xấu xa sẽ bị đày xuống âm phủ. Phật giáo với những quan niệm triết lý làm cho tƣ tƣởng của ngƣời Việt Nam đƣợc mở mang và những tín ngƣỡng mang tính dân gian càng trở nên phong phú hơn. Đạo Phật không chỉ tác động đến

đời sống con ngƣời mà còn tác động đến cả tƣ tƣởng văn chƣơng nhất là vào giai đoạn trung đại, Phật giáo tác động không nhỏ đến việc sáng tác văn chƣơng trung đại Việt Nam. Một số tiểu thuyết đƣợc viết ra có lẽ để minh chứng cho quan niệm luân hồi, báo ứng của con ngƣời “làm lành được lành, làm ác gặp ác”. Nhƣ trong truyện Trà đồng giáng đản lục (trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ thể hiện cái quy luật của con ngƣời theo giáo lý nhà Phật. Dƣơng Thiên Tích là một quan Tể tƣớng xem qua không có gì đáng trách nhƣng vì “tại chức lâu ngày, hay yêu người này ghét kẻ khác. Nay thì sự thù oán đã sâu, hồn oan đã đầy dẫy đường” [14, tr. 212]. Thiện ác báo ứng không ngay tức khắc mà phải lâu dài, vì thế con ngƣời không vì lợi ích trƣớc mắt mà không nghĩ đến hậu họa về sau, nên trân trọng cố gắng làm những điều nhân “Thiện ác tuy nhỏ cũng rõ rệt, báo ứng dù chậm nhưng lớn lao. Âm công khi rõ ràng ra, phải đợi khi quả thiện được tròn trặn, dương phúc khi tiêu tán mất, phải chờ mầm ác đã cao dài. Có khi sắp duỗi mà tạm co, có khi muốn đè mà thử nống. Có hạnh mà nghèo, hoặc bởi tội khiên kiếp trước, bất nhân mà khá, hẳn là phúc thiện đời xưa. Tuy rằng khó biết sâu xa, nhưng thực không sai tơ tóc. Cho nên không nên lập luận một bề và xem trời một mặt”[14, tr. 213]. Có thể thấy, theo giáo lý nhà Phật, làm điều thiện thì gặt đƣợc quả tốt, gieo điều xấu thì gặt đƣợc quả xấu “Tôi nghe đạo trời công minh như cái cân cái gương, có thần minh để gây dấu vết, có tạo hóa để giữ công bằng; gương tất soi suốt mà không riêng, lưới tuy thưa mà không lọt” đó là quy luật tất yếu thế nhƣng “Làm sự lợi vật, chưa nghe thấy được phúc, làm sự hại nhân, chưa nghe thấy mắc nạn. Kẻ nghèo có chí cũng thành không; người có muốn gì cũng được nấy. Có người chăm học mà suốt đời không đỗ; có nhà xa hoa mà lũy thế vẫn giàu. Ai bảo rằng trao mận giả quỳnh, thế mà vẫn trồng dưa được đậu” [14, tr. 213]. Thiên Tích nhờ làm việc thiện nên đƣợc giúp đỡ thoát nạn, thể hiện cái luân lý báo ứng của giới nhà Phật.

Còn đạo Lão cũng nhƣ đạo Nho đều có nguồn gốc từ Trung Quốc song đạo Lão với tƣ tƣởng hƣớng con ngƣời đến việc tu luyện để trở nên bất tử, để đƣợc sống lâu chứ không nhƣ đạo Phật là để con ngƣời thoát khỏi bể khổ trần ai. Cuộc sống của con ngƣời luôn chịu những mối nguy hiểm mà con ngƣời không thể vƣợt qua đƣợc vì thế họ tìm đến đạo Lão nhƣ một cứu cánh bởi bằng những việc nhƣ

cầu khấn, trừ tà, diệt ma, bói toán…để họ đƣợc yên tâm với cuộc sống thì đạo Lão phục vụ đời sống con ngƣời ở mặt tâm linh nhiều hơn. Con ngƣời luôn nghĩ rằng ở một thế giới nào đó thần linh cũng tồn tại song song với con ngƣời, và khi con ngƣời gặp khó khăn thì cầu khấn lực lƣợng siêu nhiên đó sẽ đến giúp đỡ. Đạo Lão ảnh hƣởng đến đời sống tâm linh con ngƣời không kém gì đạo Nho và đạo Phật. Song song đó, bằng niềm tin của con ngƣời ở hiện thực thì đạo Lão đƣợc các tác giả văn chƣơng đem vào phục vụ cho những sáng tác của mình. Và trong những sáng tác văn chƣơng thì đạo Nho, đạo Phật, đạo Lão đã xuất hiện từ rất lâu. Ở đây ngƣời viết khảo sát trên thể loại tiểu thuyết chữ Hán trung đại Việt Nam và đối với thể loại tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, đạo Lão (道老) có ảnh hƣởng sâu sắc không kém đạo Nho và đạo Phật, dấu ấn của nó xuất hiện ở một số tiểu thuyết và đặc biệt là ở tiểu thuyết truyền kỳ nhƣ Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả

Thánh Tông di thảo. Đạo Lão ca ngợi cuộc sống ẩn dật, không màng danh lợi của con ngƣời phong kiến trung đại. Ảnh hƣởng của đạo Lão đối với tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam còn đƣợc thể hiện ở việc xây dựng hình tƣợng nhân vật. Đặc trƣng của đạo Lão là xây dựng nhân vật theo hai hƣớng là thần tiên trần tục hóa và ngƣời tục thần tiên hóa. Có thể thấy các nhân vật trong tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán mà ngƣời viết khảo sát có khá nhiều các nhân vật đƣợc xây dựng theo hai hƣớng này. Đó là các nàng Giáng Hƣơng, Giáng Tiên, Giáng Kiều…điều là các thần tiên có phép thuật siêu nhiên, đi mây về gió. Hay các nhân vật nhƣ Từ Thức, Chu Sinh hay cô gái làng Thanh Khê là những ngƣời có gốc gác rõ ràng là ngƣời trần nhƣng các tác giả truyền kỳ đã xây dựng nhân vật theo hƣớng của Lão giáo, ngƣời trần hóa thành tiên hay thần.

2.1.3.2. Tình hình văn học

Tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán Việt Nam là một bộ phận nằm trong quá trình phát triển của văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại. Văn học nƣớc ta lúc bấy giờ có hai dòng văn học chữ Hán và chữ Nôm cùng tồn tại, các sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm nhƣng chữ Hán vẫn là chủ yếu. Bởi lẽ chữ Nôm ra đời sau chữ Hán trong khi chữ Hán đã đƣợc đông đảo bộ phận tác giả sử dụng sáng tác từ những thế kỷ trƣớc và đồng thời chữ Nôm không phát huy hết các tác dụng trong sáng tác tất cả các loại hình văn học. Trong khi chữ Hán có thể sử dụng trong sáng tác một số thể

loại mà chữ Nôm chƣa thể đảm nhận nổi nhƣ các loại văn tự hành chính, lễ nghi, văn xuôi tự sự. Vì thế, giai đoạn văn học trung đại này chữ Hán vẫn còn đƣợc “trọng dụng” nhiều hơn so với chữ Nôm. Đồng thời, các tác giả của tiểu thuyết chữ Hán và cả các tác giả ở thể loại tiểu thuyết truyền kỳ cũng sáng tác hầu hết bằng chữ Hán.

Hơn nữa các tác giả giai đoạn này lại sáng tác nhiều tiểu thuyết bằng chữ Hán nhƣng đây có thể đƣợc coi là một thể loại rất bình dân. Sáng tác các tiểu thuyết truyền kỳ với việc vận dụng những motip từ văn học trung đại và văn học dân gian làm cho tác phẩm trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn. Các tác giả là các nhà nho đƣơng thời một số vì chán nãn với thời cuộc và triều đại đƣơng thời nên đã gửi gắm tâm sự của mình vào thể loại này. Thông qua những câu chuyện truyền kỳ các tác giả thể hiện cái nhìn về thời thế, về đời sống xã hội một cách tự do hơn vì thế có thể lý giải vì sao giai đoạn này các tác giả lại viết nhiều tác phẩm thuộc thể loại truyền kỳ.

2.1.3.3. Nguyên nhân khác

Chế độ phong kiến là chế độ có ảnh hƣởng sâu rộng đến chính trị, văn hóa và cả con ngƣời Việt Nam. Sự tồn tại và phát triển của chế độ phong kiến giai đoạn trung đại có thể xem là cực thịnh nhất vào thế kỷ thứ XV. Thế kỷ này đƣợc xem là thời kỳ phong kiến Việt Nam có những thành tựu đáng ghi nhận, đó là sự cải cách về hệ thống tiền tệ dùng tiền giấy thay cho tiền kim loại. Về chính trị thì giai đoạn này các vị vua thời Lê nhƣ Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông đã đƣa nƣớc ta đến giai đoạn cực thịnh của chế độ phong kiến. Bằng những đƣờng lối cải cách về chính trị, kinh tế, giáo dục, quân sự làm cho đất Đại Việt đƣợc mở mang bờ cõi. Nhƣng sang thế kỷ thứ XVI, XVII thì chế độ phong kiến trung đại Việt Nam đã thể hiện nhiều sự suy yếu, bắt đầu từ những phản đối trong nƣớc dẫn đến sự khủng hoảng về nội bộ trong triều đình phong kiến. Đến thế kỷ XVIII, XIX thì sự suy yếu đã bƣớc vào thời kỳ khủng hoảng dẫn đến sự suy vong và chính là mầm móng cho sự sụp đổ của chế độ phong kiến ở thế kỷ XX. Những mâu thuẩn trong chế độ giai đoạn này có dịp đƣợc bộc lộ, mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến với nhau và giữa các tập đoàn phong kiến với nhân dân ngày càng sâu đậm. Với những chính sách sƣu thuế nặng nề mà chế độ phong kiến đặt ra với tầng lớp nhân dân thấp cổ

bé họng, những khổ cực vất vả đè nặng lên đôi vai của họ. Họ là tầng lớp chiếm số lƣợng lớn trong xã hội và là giai cấp tham gia vào việc sản xuất chính là nông nghiệp bởi nền kinh tế nƣớc ta là nền kinh tế nông nghiệp. Một khi kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng do ngƣời dân không đủ sức đóng những thứ thuế vô lý thì hệ lụy kéo theo là nền chính trị cũng bị khủng hoảng. Bên cạnh đó, xã hội rối loạn tầng lớp tham quan xuất hiện ngày càng nhiều, quấy nhiễu đời sống nhân dân càng thêm gấp bội. Sự chèn ép bóc lột ngày càng nhiều thì “tức nƣớc vỡ bờ”, sự vùng dậy của nhân dân là điều sớm muộn. Và giai đoạn này giai đoạn nhân dân đứng lên đấu tranh mạnh mẽ nhất dấy lên những phong trào đấu tranh của nông dân rộng khắp. Những cuộc khởi nghĩa chống sƣu thuế, chống áp bức, chống bóc lột bất công nổ ra trên khắp cả nƣớc. Tuy nhiên, những cuộc khởi nghĩa tự phát thì sớm bị dập tắt bởi nó không có ngƣời lãnh đạo và đƣờng lối đúng đắn. Những cuộc khởi nghĩa của nông dân là nguồn động lực để giúp thay đổi xã hội theo một chiều hƣớng tốt đẹp hơn, giúp xã hội có những chuyển biến tích cực hơn.

Từ những điều đó xã hội đã xuất hiện một tầng lớp mới là tầng lớp thị dân, tầng lớp này là những thƣơng nhân, thợ thủ công xuất hiện từ các thƣơng cảng và đô thị. Họ đƣợc đi đây đó nhiều nên tƣ tƣởng của họ phần nào đƣợc giải phóng khỏi tƣ tƣởng phong kiến, suy nghĩ của họ phóng khoáng hơn của những ngƣời nông dân bị chế độ phong kiến trói buộc và họ có ý thức cá nhân hơn so với những tầng lớp khác. Có thể coi đây là tầng lớp mới về mọi mặt ở giai đoạn này. Và đây cũng là giai đoạn thể hiện rõ nhất sự mục nát của chế dộ phong kiến, của bộ máy nhà nƣớc, sự xuống dốc của những lễ giáo phong kiến và là giai đoạn xã hội Việt Nam rơi vào những khủng hoảng không lối thoát. Song song đó cũng nhìn nhận một điều rằng, đây là giai đoạn mà chúng ta thấy rõ tinh thần dân tộc của các tầng lớp trong xã hội, sự đấu tranh chống áp bức để mở đầu cho sự vƣơn lên cuộc sống tự do bình đẳng và sự xuất hiện của tầng lớp thị dân cũng thể hiện cho khát vọng xác định thân phận, tìm lại quyền tự do và hạnh phúc cá nhân.

2.2. Hình thức tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ Hán của Việt Nam

2.2.1. Dung lượng

Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam đã truyền tải đƣợc nhiều nội dung vô cùng phong phú, đề cập đến nhiều vấn đề xuất hiện ở xã hội lúc bấy giờ. Cùng với

những nội dung đa dạng đó thì thể loại tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán của Việt Nam cũng có những điểm đáng chú ý về hình thức. Cùng giai đoạn này, ở Phƣơng Đông danh từ “tiểu thuyết” đƣợc đặt ra để nhằm phân biệt giữa hai thể loại đó là đại thuyết và trung thuyết. Ở Việt Nam và Trung Quốc thì thể loại tiểu thuyết chỉ mang tính khái quát để chỉ chung cho những tác phẩm thuộc thể loại văn xuôi tự sự. Ở thể loại tiểu thuyết hay cụ thể hơn ở tiểu thuyết truyền kỳ chúng ta thƣờng gặp các

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)