B. PHẦN NỘI DUNG
3.1.1.1. Tên nhân vật thể hiện tính cách, đạo đức
Trong văn học trung đại Việt Nam, việc đặt tên cho những nhân vật văn học thƣờng đƣợc các tác giả phân theo một chuẩn mực của giai cấp hay địa vị nghề nghiệp mà có những cái tên tƣơng ứng. Xét ở phƣơng diện tính cách, đạo đức con ngƣời có thể phân chia thành hai dạng nhân vật tốt và nhân vật xấu, với ba loại nhân vật là ngƣời thực, thần tiên và yêu ma. Ở cả ba loại nhân vật đều xuất hiện những nhân vật tốt xấu khác nhau kể cả đối với thần tiên và ma quỷ. Thông qua việc đặt tên cho những nhân vật của mình phần nào tác giả đã nói lên tính cách của chính nhân vật đó. Nhân vật đƣợc tác giả cho tên tuổi, nguồn gốc, xuất thân rõ ràng là những ngƣời có học, lễ nghĩa hay có tính hào hiệp. Có thể điểm qua một số nhân vật sau:
Từ Đạt (Khoái Châu nghĩa phụ truyện): làm quan nhƣng biết chuộng lễ nghĩa.
Dƣơng Đức Công (Trà đồng giáng đản lục): học vấn rộng rãi, sách vở văn chƣơng đều nắm rõ.
Ngô Tử Văn (Tản Viên từ phán sự lục): là ngƣời khảng khái, cƣơng phƣơng. Phạm Tử Hƣ (Phạm Tử Hư du thiên tào lục): là ngƣời kiêu căng nhƣng học rộng, biết giữ đạo thầy trò.
Dƣ Nhuận Chi (Túy Tiêu truyện): ngƣời giỏi thơ ca, nức danh chốn Kinh kì. Phật Sinh (Lệ Nương truyện): một ngƣời nho sinh giỏi nghề nghiên bút. Văn Dĩ Thành (Dạ xoa bộ súy lục): tính tình hào hiệp, trừ đƣợc ma quỷ, giúp đỡ dân làng.
Đinh Nho Hoàn (An Ấp liệt nữ): một vị tiến sĩ trẻ, có tài đƣợc triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc.
Trần Tú Uyên (Bích Câu kỳ ngộ): một ngƣời học trò thông minh, hay thơ. Nhân vật Ngô Tử Văn trong Tản Viên từ phán sự lục có thể xem là một hình mẫu điển hình cho nhân vật hào hiệp, dũng mãnh không sợ yêu ma hay chức quyền. Qua đó, cũng phần nào nói lên đƣợc tính cách của nhân vật này. Là ngƣời cƣơng phƣơng nhƣng tính tình hay nóng nảy, ghét sự tà gian nên ra tay đốt đền để diệt trừ yêu ma cho dân chúng. Hay nhân vật Đinh Nho Hoàn trong An Ấp liệt nữ, Đoàn Thị Điểm đã xây dựng một nhân vật theo chuẩn mực của Nho gia, một ngƣời nho nhã, phúc hậu, việc nƣớc luôn đƣợc đặt trên việc riêng tƣ. Vị tiến sĩ trẻ đã hi sinh hạnh phúc gia đình để làm tròn nghĩa vụ với vua tôi, điều đó đã nói lên ông là một ngƣời trung với nƣớc, hiếu với dân mà tác giả đã xây dựng dựa trên những chuẩn mực của xã hội phong kiến đƣơng thời.
Qua một số nhân vật tiêu biểu kể trên, có thể nhận thấy rằng với việc xây dựng tên nhân vật các tác giả đã cho chúng ta phần nào thấy đƣợc tính cách của họ. Những nhân vật có đƣợc những tính cách, phẩm chất tốt thƣờng đƣợc các tác giả khắc họa một cách chi tiết về nguồn gốc, xuất thân, còn những nhân vật xuất hiện với những phẩm chất xấu thì ngƣợc lại. Đây có thể xem là một nét độc đáo nữa của thể loại truyền kỳ giai đoạn này.