B. PHẦN NỘI DUNG
3.2.1.1. Không gian tiên cảnh
Các sáng tác của tiểu thuyết truyền kỳ gắn liền với những hình ảnh thần tiên, thiên đình và cõi mộng. Chốn tiên cảnh là nơi mà con ngƣời tƣởng tƣợng ra để làm cho cuộc sống của mình thêm phần phong phú và nhiều màu sắc hơn. Tiên cảnh là nơi giành cho giới tiên phật, những ngƣời mang cốt tiên chứ không giành cho hạng ngƣời trần thế vì vậy ngƣời trần lạc vào cõi này đều ngỡ ngàng, lạ lẫm. Nơi tiên
cảnh trong tiểu thuyết truyền kỳ tạo ra nhằm để hƣớng con ngƣời đến những điều thiện, bởi chỉ có những ngƣời tốt mới có thể đƣợc đặt chân đến nơi tiên cảnh, chốn bồng lai này. Chốn thiên đình là nơi các thần tiên quy tụ để trông coi mọi hoạt động nơi trần thế, với những hình phạt nghiêm trị giành cho những ngƣời trần làm nhiều điều xấu và là nơi để những ngƣời làm nhiều điều thiện đƣợc hƣởng công đức của mình. Nơi tiên cảnh luôn đƣợc các tác giả miêu tả với những hình ảnh lộng lẫy, tráng lệ và cực tả theo bút pháp của văn học trung đại với những hình ảnh ƣớc lệ để nơi tiên cảnh có phần khác lạ huyền hoặc hơn chốn trần tục.
Các tác giả của tiểu thuyết truyền kỳ xây dựng không gian tiên cảnh với những hình ảnh tiêu biểu với những cung điện nguy nga, tráng lệ. Cảnh trời đƣợc miêu tả trong truyện Phạm Tử Hư du Thiên Tào lục (trích Truyền kỳ mạn lục) là một nơi “có những bức tường bạc bao quanh, cửa lớn khảm trai lộng lẫy, hai bên có những tòa lầu châu điện ngọc, vằng vặc sang như ban ngày, sông Ngân bến Sao, ôm ấp lấy đằng trước, gió thơm phưng phức, đượm ngát quanh hiên, hơi lạnh thấu da, ánh sang chói mắt, trông xuống cõi trần, thấy cảnh vật đều bé nhỏ tủn mủn”[14, tr. 254]. Hay không gian tiên cảnh cũng không kém phần lộng lẫy đƣợc Nguyễn Dữ miêu tả trong truyện Từ Thức tiên hôn lục (trích Truyền kỳ mạn lục) “Chung quanh toàn là những lâu đài nguy nga, mây xanh ráng đỏ, bám ở lan can, cỏ lạ hoa kỳ, nở đầy trước cửa”[14, tr. 244]. “Vòng quanh một bức tường gấm, vào trong một khung của son, thấy những tòa cung điện bằng bạc đứng sững, có những tấm biển đề “Điện Quỳnh Hư”, “Gác Dao Quang”. Trên gác có bà tiên áo trắng, ngồi trên một cái giường thất bảo bên cạnh đặt một cái giường nhỏ bằng gỗ đàn hương”[14, tr. 245]. Với việc sử dụng bút pháp trung đại, các tác giả truyền kỳ đã khắc họa khá rõ nét không gian tiên cảnh hoàn toàn khác lạ so với cuộc sống trần thế. Không gian ở đây gắn liền với những lâu đài nguy nga, với những đồ dung lộng lẫy, với những vị thần tiên uy nghiêm và cả những hoa thơm cỏ lạ chƣa hề xuất hiện chốn trần thế. Và chỉ có những ngƣời lập đƣợc nhiều công đức mới có thể đặt chân đến cõi tiên, và không gian tiên cảnh để con ngƣời đặt niềm mơ ƣớc, mong mỏi của mình vào đó. Họ tin rằng làm nhiều điều thiện thì sẽ đƣợc hóa kiếp lên chốn thiên đàng. Vì vậy, con ngƣời trần thế luôn vững tin vào những lực lƣợng siêu nhiên nơi cõi trời. Cảnh thần tiên thƣờng xuất hiện trong mộng của những
ngƣời trần thế, điều đó cũng nhằm nói lên sự mong mỏi của họ đến chốn cửa trời. Không kém vẻ tráng lệ khi nữ sĩ Đoàn Thị Điểm miêu tả cảnh tiên trong truyện
Vân Cát thần nữ lục (trích Truyền kỳ tân phả)“Đi lên một tầng, lại thấy cao thêm một tầng, sắc trời lờ mờ như bong trăng nhạt. Bỗng đến một nơi, thành vàng đứng sững, cửa ngọc mở toang, người lực sĩ thay áo xong, cùng với ông đi qua chin lần cửa rồi đứng đợi dưới thềm; lúc ấy liếc trông lên đám mấy hồng, thấy có một vị vương giả đội mũ miện, hai bên có sáu người thị nữ mặc áo màu đỏ tía đứng hầu, lại có hàng trăm người cầm hốt phách, tấu nhạc quân thiều và múa điệu nghê thường”[14, tr. 379]. Sự lạ lẫm của những ngƣời trần mắt thịt khi đến nơi tiên giới là điều không thể tránh khỏi, không gian tiên cảnh làm lóa mắt những ngƣời trần tục, họ sợ hãi khom lƣng cúi đầu trƣớc những vẻ tráng lệ đó “Đến một nơi lầu son cửa tía, cột vẽ hiên cao, Sinh sợ hãi khom lưng đi vào, trải ba, bốn lần cửa, thấy điện lưu ly, đặt giường thất bảo, trên giường có một vị phu nhân ngồi nghiêm chỉnh, đầu đội thoa kim phượng, mình mặc áo gấm rồng”[14, tr. 371] (truyện An Ấp liệt nữ lục trích Truyền kỳ tân phả). Những không gian kỳ ảo đƣợc tác giả tạo ra mang tính chức năng nhằm tạo màu sắc thần kỳ cho tác phẩm. Đa số các tác phẩm truyền kỳ đều xuất hiện cõi trời, thiên đình. Trong Hạng Vương từ ký (trích Truyền kỳ mạn luc), quan thừa chỉ Hồ Tông Đốc đƣợc đƣa đến “nơi cung điện nguy nga, qua hầu đến xếp hàng răn rắp, Hạng Vương đã ngồi chờ sẵn, bên cạnh có cái giường lưu ly”[14, tr. 189]. Những ngƣời trần thế đƣợc đến nơi tiên cảnh phần nhiều do nằm mộng và ở đây Hồ Tông Đốc cũng vậy. Hay anh chàng Tú Uyên trong Bích Câu kỳ ngộ đƣợc kết duyên với một vị tiên chúa và đƣợc gặp gỡ, yến tiệc cùng các thần tiên đó là điều hiếm hoi của con ngƣời trần tục “chợt trông vào chỗ vách, chàng thấy lâu đài nhà cửa đều như gấm, như ngọc, hạnh đào đỏ tươi, cảnh giới khác nơi trần thế; mai vàng mận tía, phong quan như ở cõi trời”[14, tr. 425]. Thế giới tiên cảnh trong những truyện truyền kỳ chủ yếu thể hiện ƣớc mơ của con ngƣời thoát khỏi cuộc sống thực tại, tìm đến cõi vĩnh hằng, chốn cực lạc. Đó đƣợc xem là nơi lý tƣởng với những cung vàng, điện ngọc, có những kỳ hội hè với những nghi thức long trọng và những món ngon vật lạ mà nơi trần thế không thể có đƣợc. Không gian tiên cảnh nhƣ thế thì mới đủ sức hấp dẫn đối với những con
ngƣời trần tục muốn tu tiên, muốn thoát khỏi cuộc sống thực tại và nơi đây chỉ giành cho những con ngƣời thanh bạch.