B. PHẦN NỘI DUNG
2.1.3.2. Tình hình văn học
Tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán Việt Nam là một bộ phận nằm trong quá trình phát triển của văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại. Văn học nƣớc ta lúc bấy giờ có hai dòng văn học chữ Hán và chữ Nôm cùng tồn tại, các sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm nhƣng chữ Hán vẫn là chủ yếu. Bởi lẽ chữ Nôm ra đời sau chữ Hán trong khi chữ Hán đã đƣợc đông đảo bộ phận tác giả sử dụng sáng tác từ những thế kỷ trƣớc và đồng thời chữ Nôm không phát huy hết các tác dụng trong sáng tác tất cả các loại hình văn học. Trong khi chữ Hán có thể sử dụng trong sáng tác một số thể
loại mà chữ Nôm chƣa thể đảm nhận nổi nhƣ các loại văn tự hành chính, lễ nghi, văn xuôi tự sự. Vì thế, giai đoạn văn học trung đại này chữ Hán vẫn còn đƣợc “trọng dụng” nhiều hơn so với chữ Nôm. Đồng thời, các tác giả của tiểu thuyết chữ Hán và cả các tác giả ở thể loại tiểu thuyết truyền kỳ cũng sáng tác hầu hết bằng chữ Hán.
Hơn nữa các tác giả giai đoạn này lại sáng tác nhiều tiểu thuyết bằng chữ Hán nhƣng đây có thể đƣợc coi là một thể loại rất bình dân. Sáng tác các tiểu thuyết truyền kỳ với việc vận dụng những motip từ văn học trung đại và văn học dân gian làm cho tác phẩm trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn. Các tác giả là các nhà nho đƣơng thời một số vì chán nãn với thời cuộc và triều đại đƣơng thời nên đã gửi gắm tâm sự của mình vào thể loại này. Thông qua những câu chuyện truyền kỳ các tác giả thể hiện cái nhìn về thời thế, về đời sống xã hội một cách tự do hơn vì thế có thể lý giải vì sao giai đoạn này các tác giả lại viết nhiều tác phẩm thuộc thể loại truyền kỳ.