0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Lời bình

Một phần của tài liệu NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT TRUYỀN KỲ VIẾT BẰNG CHỮ HÁN CỦA VIỆT NAM (Trang 57 -57 )

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.2. Lời bình

Một đặc điểm quan trọng của tiểu thuyết truyền kỳ chữ Hán là ở cuối một số câu truyện nhƣ ở Truyền kỳ mạn lục hay Thánh Tông di thảo đều có lời bình của tác giả hay của ngƣời đọc? Đó là vấn đề chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu giải đáp chính xác. Những lời bình là những lời nhận xét hay thể hiện quan điểm của chính tác giả thông qua tác phẩm. Từ đó đƣa ra những lời bàn luận về nội dung, giá trị hay chỉ ở mặt hình thức của tác phẩm. Trong các truyện truyền kỳ chữ Hán Việt Nam, thì đặc biệt là ở Truyền kỳ mạn lục Thánh Tông di thảo trong các thiên truyện đều có xuất hiện lời bình. Việc xác định lời bình có phải là của chính tác giả hay không xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau.

Theo ý kiến của Bùi Duy Tân đƣợc ghi nhận trong bài viết “Truyền kỳ mạn lục, một thành tựu của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán” ông có đề cập đến lời bình trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục“Trừ truyện số mười chín (Cuộc nói chuyện ở Kim Hoa) các truyện còn lại đều có lời bình của tác giả ở cuối truyện. Khác với lời bàn của Sơn Nam Thúc trong Thánh Tông di thảo, lời bình các truyện trong Truyền kỳ mạn lục không bàn về nghệ thuật văn chương mà chủ yếu bàn về nội dung ý nghĩa”[23, tr. 374]. Ông cho rằng lời bình trong Truyền kỳ mạn lục là do Nguyễn Dữ viết bởi lời bình trong các thiên truyện truyền kỳ có ảnh hƣởng bởi lối chép sử của văn học trung đại, vì thế không thể do ngƣời sau ghi vào đƣợc. Và có thể nhận thấy rằng, phần lời bình ở cuối mỗi thiên truyện đƣợc viết rất ngắn gọn và xúc tích, lời lẽ đƣợc các tác giả sử dụng thâm thúy và cô đọng thể hiện đƣợc ý đồ của tác giả. Những lời bình có dung lƣợng ngắn với số lƣợng khoảng 150 chữ nhƣng phần nào bộc lộ đƣợc quan điểm của tác giả đối với xã hội, thời cuộc lúc bấy giờ và những nỗi niềm của những nhà nho, quan lại lúc bấy giờ. Nếu xác định phần lời bình là của chính các tác giả thì đây là một bộ phận trong các thiên truyện là nên nét đặc sắc mà không thể thiếu. Phần lời bình đƣợc xem là phần để tác giả và ngƣời đọc bộc lộ trực tiếp quan điểm, chính kiến, nhận định, tình cảm của mình thông qua những tƣ tƣởng mà tác phẩm gửi gấm.

Có thể thấy phần lời bình trong truyện truyền kỳ đặc biệt là ở Thánh Tông di thảoTruyền kỳ mạn lục không phải lúc nào cũng đồng tình với những nội dung mà tác phẩm phản ánh dù lời bình và tác phẩm do chính tác giả viết ra nhƣ trong

Truyền kỳ mạn lục thì vẫn có những ý kiến trái chiều. Một số lời bình đồng thuận với những gì tác phẩm phản ánh, ca ngợi song song đó cũng là những quan niệm khác. Phần nhiều các lời bình ở cuối thiên truyện sử dụng từ ngữ dễ hiểu, nhƣng lại có một số lời bình sử dụng lời lẽ khó hiểu. Với những lời bình trong Truyền kỳ mạn lục đƣợc cho là của tác giả Nguyễn Dữ thì các lời bình này tập trung chủ yếu nói về giá trị đạo đức, nhân cách của con ngƣời, đánh giá về nhân vật ở mặt đạo đức. Bởi là một nhà nho chịu ảnh hƣởng sâu sắc của chế độ phong kiến trung đại, nên những vấn đề về đạo đức con ngƣời đƣợc ông bộc lộ một cách sâu sắc. Theo quan niệm phong kiến nho gia thì nam nhi phải có công danh sự nghiệp, lời bình trong Tây viên kỳ ngộ ký đã phê phán nhân vật Hà Nhân vì đam mê sắc dục nên xao nhãng việc học hành thi cử:

“Than ôi, thanh lòng không bằng ít dục. Dục nếu yên lặng thì lòng trống rỗng mà điều thiện sẽ vào, khí bằng phẳng mà cái lý sẽ thắng, tà quỷ còn đến quấy nhiễu làm sao được. Chàng họ Hà trẻ có nhiều dục vọng cho nên loài kia mới thừa cơ quyến rũ. Nếu không thì những giống nguyệt yêu hoa quái, mê hoặc sao được mà phải thu mình nép bóng trước Lương Công là một bậc chính nhân. Kẻ sĩ đến học ở Trường An, tưởng nên chăm chỉ về hpcj nghiệp, tuy không dám mong đến được chỗ vô dục nhưng giá gắng tiến được đến chỗ quả dục thì tốt lắm”[14, tr. 223].

Đấng nam nhi thì phải theo nghiệp học hành góp sức vào triều đình phong kiến, phải đỗ đạt công danh. Còn phụ nữ thì phải công dung ngôn hạnh, tuân theo lễ nghi phong kiến nếu làm trái sẽ bị lên án. Nhƣ lời bình trong Khoái Châu nghĩa phụ truyện có đề cập đến:

“Than ôi, người con gái có ba đạo theo, theo chồng là một. Nàng Nhị Khanh chết, có quả là theo chồng không? Thưa rằng không. Đời xưa bảo theo, là theo chính nghĩa chữ không theo tà dục. Chết hợp với nghĩa, có hại gì cho cái đạo theo. Theo nghĩa tức là theo chồng đó. Có người vợ như thế mà để cho phải hàm oan một cách ai oán, Trọng Quỳ thật là tuồng chó lợn. Muốn được tề hà, phải trước tự sửa mình lấy chính, khiến cho không thẹn với vợ con, ấy là không thẹn với trời đất”[14, tr. 201].

“Than ôi, những chuyện huyễn hoặc Tề Hài, những lời ngụ ngôn Trang Chu, người quân tử vốn chẳng nên ham chuộng. Nhưng nếu là chuyện quan hệ đến luân thường, là lời ký ngụ ý khuyên răn, thì chép ra và truyền lại có hại gì đâu.

Nay như câu chuyện Tử Hư, có thể để khuyên cho những người ăn ở trung hậu với thầy, lại có thể làm răn cho những người ăn ở bạc bẽo với thầy, có quan hệ tới luân thường của người ta lớn lắm. Đến như việc lên chơi Thiên Tào, có hay không có, hà tất phải gạn gùng đến nơi đến chốn làm gì?”[14, tr. 255]

Bằng cách sử dụng từ ngữ dễ hiểu ngƣời đọc Nguyễn Dữ cho thấy đƣợc thái độ và cách nhìn của tác giả thông qua các lời bình. Với tƣ cách là một tác giả các thiên truyện, là ngƣời đọc đặc biệt và là tác giả của những lời bình thì Nguyễn Dữ càng làm hiểu rõ hơn tính cách và số phận của các nhân vật và để thống nhất giữa phần lời bình và câu chuyện. Một số lời bình có phần cùng tƣ tƣởng với nội dung của tác phẩm, theo khảo sát của ngƣời viết thì những thiên truyện có phần lời bình trùng khớp với nội dung của câu chuyện là ở các thiên truyện nhƣ: Hạng Vương từ ký, Khoái Châu nghĩa phụ truyện, Trà đồng giáng đảng lục, Long đình đối tụng lục, Tản Viên từ phán sự lục, Phạm Tử Hư du Thiên Tào lục, Xương Giang yêu quái lục, Đông triều phế tự lục, Đà Giang dạ ẩm ký, Lý Tướng Quân truyện, Dạ Xoa bộ súy lục. Đây là những câu chuyện có phần nội dung và lời bình tƣơng đối giống nhau, nghĩa là nội dung của truyện ca ngợi, đề cao thì phần lời bình cũng thể hiện sự ca ngợi và đề cao. Nhƣ truyện Tản Viên từ phán sự lục, nội dung ca ngợi tính cƣơng phƣơng của Ngô Tử Văn, hành động đốt đền để trừ yêu quái cho dân làng thì phần lời bình cũng thể hiện nội dung này:

“Than ôi! Người ta vẫn nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc trời. Sao nên đoán trước là sẽ gãy mà đổi cứng ra mềm!

Ngô Tử Văn là anh chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống cãi yêu quỷ, làm một việc hơn cả thần và người. Nhân thế nức tiếng mà được giữ chức vị ở Minh tào, thật xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ cứng cõi”[14, tr. 242].

Song song đó thì có một số truyện có phần nội dung và lời bình không khớp nhau, nội dung ca ngợi nhƣng lời bình có thể là phê phán và ngƣợc lại. Có thể nhận

thấy đƣợc điều này ở một số thiên truyện nhƣ: Mộc miên thụ truyện, Tây viên kỳ ngộ ký, Đào thị nghiệp oan ký, Na Sơn tiều đối lục, Túy Tiêu truyện, Nam Xang nữ tử truyện, Lệ Nương truyện. Và thấy rõ đƣợc điều này thông qua phần lời bình trong truyện Mộc miên thụ truyện:

“Than ôi, cái giống ma quỷ, tuy từ xưa không phải là cái nạn đáng lo cho thiên hạ, nhưng kẻ thất phu đa dục thì luôn mắc phải. Trung Ngộ là một gã láy buôn không có tri thức, không đủ trách vậy. Vị Đạo nhân kia vì người trừ hại, công đức lớn lao; nhà bình luận công bằng sau này phải nên biết đến. Không nên lấy cớ huyễn thuật mà cho là chuyện nhảm, bảo rằng dị đoan mà dìm mất cái hay, ngõ hầu mới hợp cái ý nghĩa người quân tử trung hậu đối với người khác”[14, tr. 207].

Nội dung của câu chuyện tác giả thể hiện thái độ đồng thuận với mối tình giữa Trình Trung Ngộ và nàng Nhị Khanh đồng thời lên án chế độ phong kiến khắc khe làm con ngƣời bị bó hẹp trong những lễ nghi phong kiến và song đó Nguyễn Dữ cũng muốn thể hiện tƣ tƣởng tự do trong tình yêu của con ngƣời, khát khao yêu đƣơng tự do và giải phóng khỏi những lễ giáo phong kiến. Nhƣng có thể thấy, phần lời bình ở trên lại có ý phê phán nhân vật Trình Trung Ngộ. Phê phán nhân vật này chìm đắm trong tình ái mà quên đi vai trò của mình, quên đi công việc buôn bán. Hay tƣơng tự nhƣ vậy, vấn đề không nhất quán trong quan điểm giữa tác phẩm và lời bình còn thấy rõ ở truyện Na Sơn tiều đối lục. Đây là câu chuyện mà tác giả Nguyễn Dữ xây dựng để thấy đƣợc thái độ của các nhà nho lúc bấy giờ vì thời cuộc phải chọn cuộc sống ẩn dật, lánh đời và có lẽ Nguyễn Dữ cũng là một trong số đó. Hƣớng đến tƣ tƣởng và lối sống ẩn dật, trong nội dung tác phẩm đã thể hiện đƣợc thái độ của ngƣời tiều phu một mực không góp sức cho triều đại nhà Hồ. Nhƣng ở phần lời bình có thể thấy rõ tác giả dƣờng nhƣ không nói tới ngƣời tiều phu mà nói đến con đƣờng ẩn dật, nói đến sự đắc đạo của một bật cao nhân biết đƣợc việc của thánh nhân, việc đƣợc mất của một triều đại.

“Than ôi, có cái thần để biết việc sau, có cái trí để giấu việc trước, đó là việc của Thánh nhân. Tiều phu, tuy là bậc hiền, nhưng đâu đã được dự đến việc ấy. Tuy nói việc tán bại của nhà Hồ, đứng như là bói cỏ bói rùa, nhưng chẳng qua là nghiệm với lẽ trời, chứng với lòng người, nói nhiều may ra thì tin, đó là cái lẽ đi như vậy. Kẻ làm vua chúa nên lấy sự chính lòng mình để làm cái gốc chính triều

đình, chính trăm quan, chính muôn dân, đừng để cho kẻ xử sĩ phải bàn ra nói vào là tốt hơn cả”[14, tr. 268]. Trong các thiên truyện của Truyền kỳ mạn lục hết thảy đều có lời bình chỉ riêng truyện Kim Hoa thi thoại ký là không có lời bình. Vì tác giả không viết lời bình cho truyện này hay vì một lý do nào khác? Điều này đƣợc Lê Văn Tấn lý giải trong bài viết Nguyễn Dữ và 19 lời bình trong Truyền Kỳ Mạn lục nhƣ sau: “Truyền kỳ mạn lục được viết ra với mục đích “khuyến thiện trừ ác”, bàn về vấn đề nhân cách, đạo đức của con người trong xã hội đương thời. Vì lẽ đó, truyện số 19 – Kim Hoa thi thoại kí hầu như không đề cập đến vấn đề đạo đức nên dễ hiểu là thiên này không có lời bình”[24].

Riêng tập truyện Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông cuối mỗi thiên truyện có phần lời bình của Sơn Nam Thúc, một đọc giả đã viết lời bình cho các tác phẩm không giống nhƣ ở Truyền kỳ mạn lục. Ở tập truyện này, ngƣời viết nhận thấy phần lời bình và nội dung của tác phẩm không mâu thuẩn nhau nhƣ một số truyện ở Truyền kỳ mạn lục mà phần lời bình chỉ làm nổi bật thêm phần nội dung của câu truyện. Phần lời bình đƣợc Sơn Nam Thúc viết rất ngắn gọn, có nhiều truyện lời bình chỉ một, hai câu. Nhƣng có thể thấy, phần lời bình góp phần làm phong phú thêm nội dung cho tác phẩm, và là một phần quan trọng không thể thiếu. Các truyện trong Thánh Tông di thảo có dung lƣợng ngắn, truyền tải những nội dung nhƣ đề cao vua chúa, thần quyền, pháp luật triều đình đƣợc coi trọng, tác phẩm khuyến khích con ngƣời hƣớng đến sự trung hiếu, việc thiện và nêu gƣơng, biểu dƣơng những con ngƣời làm tốt những điều này. Song đó tác phẩm cũng phê phán, khen chê một cách rõ ràng những con ngƣời làm trái đạo thƣờng. Nhƣ ở các truyện Mai Châu yêu nữ truyện, Thiềm thừ miêu duệ ký, Lưỡng Phật đấu thuyết ký, Phú Cái truyện, Nhị nữ thần truyện, Sơn Quân phả, Văn thư lục, Hoa Quốc kỳ duyên, Vũ môn tùng tiếu, Ngư gia chí dị, Lũng cổ phán từ, Ngọc nữ quy chân chủ, Hiếu dễ nhị thần truyện, Dương phu truyện, Trần nhân cư Thủy Phủ, Lãng Bạc phùng tiên, Mộng ký, Thử tinh truyện, Nhất thư thủ thần nữ.

Lời bình trong các truyện không ngụ ý khen chê về các nhân vật trong truyện hay về nội dung đạo đức nhân cách con ngƣời, mà ở đây có thể thấy phần lời bình dù ngắn hay dài đều nhằm mục đích tô đậm thêm phần nội dung mà cốt truyện đề cập tới. Nhƣ ở truyện Phú Cái truyện, nội dung là phê phán, khinh bỉ lối sống giả

nghèo khổ “khéo lạy khéo quỳ” của nhân vật chính trong truyện. Thì ở phần lời bình Sơn Nam Thúc viết:

“Truyện người hành khất giàu này thật là lạ; người này do nghề hành khất mà giàu hay đã giàu mà còn đi hành khất? Nhưng ai đã giàu mà còn đi hành khất, hoặc cứ phải hành khất rồi mới giàu? Thật là không sao đoán được. Duy có một điều lạ là: mụ ăn mày ở Tam Thanh đầu đầy tóc tuyết, mặt điểm đầy sương, sống đã ngoài bảy mươi tuổi, lúc sống không người giúp đỡ, khi chết chẳng có cháu con, đã tích được nhiều của như thế, há không đủ ăn cho đến già hay sao? Thế mà cứ phải khéo lạy khéo quỳ, khéo nịnh các gia chủ, sống làm nghề ăn mày, chết vẫn là người ăn mày, đem cả cái của nhà mình suốt đời phải chấp tay cuối đầu, ăn trộm, lấy cắp, phó cho cái lũ người không mảy may giúp đỡ cho mình khi mình còn sống. Chắc là mụ làm nhiều điều bất thiện nên ma quỷ mê muội.

Còn như lũ người làng, đã chẳng giúp dỡ gì khi mụ còn sống, lại còn rủ nhau đến chia của khi mụ chết, thật là vô sỉ trong đám vô sỉ, ăn mày trong đám ăn mày!”[15, tr. 516].

Hay lời bình trong truyện Hiếu dễ nhị thần truyện Sơn Nam Thúc viết:

“Đạo hiếu đễ đối với người ta rất quan trọng. Thánh vương dùng người, lấy hiếu dễ làm gốc. Quỷ thần được đời sau thờ cúng, cũng vì có đạo hiếu đễ. Kìa những kẻ bất hiếu, bất đễ, sao không trông chuyện này làm gương?”[15, tr. 564]

Có thể thấy, lời bình trong các thiên truyện truyền kỳ này có vai trò rất quan trọng, nó tạo nên sự đặc biệt cho tác phẩm và làm phong phú thêm những nội dung mà tác giả gửi gắm. Song đó nó còn góp phần để giúp chính tác giả bày tỏ quan điểm của mình nhƣ ở Truyền kỳ mạn lục hay để ngƣời đọc Sơn Nam Thúc bình về tác phẩm nhƣ ở Thánh Tông di Thảo. Đây có thể coi là một đặc trƣng khác của truyện truyền kỳ.

Một phần của tài liệu NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT TRUYỀN KỲ VIẾT BẰNG CHỮ HÁN CỦA VIỆT NAM (Trang 57 -57 )

×