B. PHẦN NỘI DUNG
3.2.2.3. Thời gian đồng hiện
Thời gian đồng hiện là dạng thời gian chứa đựng cả ba yếu tố thời gian: quá khứ, hiện tại, tƣơng lai cùng xuất hiện trong một câu chuyện. Đây là một dạng thời gian khá đặc biệt xuất hiện trong văn học trung đại và có thể coi đây là một đặc trƣng của thể loại truyền kỳ chữ Hán Việt Nam. Các nhân vật trong truyện xuất hiện trong hiện tại, lại có nguồn gốc từ kiếp trƣớc (thƣờng là thần tiên) và vừa xuất hiện ở kiếp sau. Bởi do ảnh hƣởng của yếu tố “kỳ” nên các nhân vật dễ dàng đƣợc các tác giả khắc họa bằng nghệ thuật thời gian đồng hiện. Chuyện Vân Cát thần nữ lục là một ví dụ. Truyện kể về nhân vật Giáng Tiên vốn là Đệ nhị Tiên chủ Quỳnh Nƣơng trên trời đánh rơi chén ngọc nên bị đày xuống trần. Khi xuống dân gian thác sinh vào nhà Lê Thái Công tên là Giáng Tiên kết duyên cùng Đào Lang là con trai của Trần Công, ngƣời cùng quê. Đào Lang vốn là một ngôi sao ở tòa Thƣợng Đế
cũng có cốt tiên. Đến năm 21 tuổi, Giáng Tiên mãn hạn dƣới trần nên trở về trời để lại Đào Lang và hai con ngày đêm nhớ mong. Vì mối duyên trần chƣa dứt, nàng xin Ngọc Hoàng xuống trần đƣợc chấp thuận và đƣợc phong làm Liễu Hạnh công chúa trở về thăm nhà khuyên nhủ Đào Lang. Nàng chu du khắp nơi, tìm nơi cảnh đẹp xƣớng họa đề thơ, nợ trần chƣa dứt nên nàng xuống trần lần ba kết duyên cùng ngƣời thƣ sinh và chàng vốn là chồng trƣớc của tiên chúa vì ôm sầu mà chết, kiếp sau trở thành anh chàng thƣ sinh có tài “tựa vào mình ngựa làm thơ”. Sau nhiều lần thác sinh, tiên chúa chu du cầu phúc cho mọi ngƣời, nhiều lần giúp vua trừ giặc.
Qua đó cho thấy, thời gian nghệ thuật trong các tập truyện tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam cũng nhƣ một số tác phẩm văn xuôi trung đại thì phần lớn thời gian kể của các tập truyện là thời gian đồng hiện. Bên cạnh đó, thời gian lịch sử và thời gian tuyến tính từ ảnh hƣởng của lối chép sử và thời gian kể chuyện gián đoạn cũng đƣợc xem là đặc trƣng của thể loại truyền kỳ.