Các tầng lớp xã hội Việt Nam thời phong kiến

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 32)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.1.3. Các tầng lớp xã hội Việt Nam thời phong kiến

Xã hội phong kiến Việt Nam chịu sự chi phối của tƣ tƣởng Nho giáo khắc khe, con ngƣời phải tuân theo những chuẩn mực giáo điều một cách nghiêm ngặt. Đồng thời, quyền hành nằm trong tay nhà vua, là ngƣời đứng đầu quản lí về kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa tƣ tƣởng của cả một đất nƣớc. Từ đó xuất hiện nhiều tầng lớp trong xã hội, từ vua quan đến các tầng lớp trí thức và thƣờng dân. Mỗi tầng lớp có những đặc điểm riêng nhƣng nhìn chung đều bị tác động mạnh mẽ của giai cấp trên họ. Vào cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ thứ XVII chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng suy yếu trầm trọng, sự xuống dốc của giai cấp chính trị dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân ra đời nhằm đứng lên chống lại sự áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ, quan chức lạm quyền…đã phần nào làm cho thế lực của giai cấp phong kiến suy yếu. Từ đó, những thay đổi về các tầng lớp trong xã hội phong kiến cũng đƣợc văn chƣơng chú ý đến nhiều và phong phú ở các thể loại khác nhau. Tuy nhiên, ở thể loại tiểu thuyết truyền kỳ này hầu hết các tác giả đề cập đến nội dung phản ánh nhất là đối với tầng lớp ngƣời cầm quyền, có ngƣời tốt ngƣời xấu, có minh quân và hôn quân, có quan thƣơng dân nhƣ con cũng có quan lại hà hiếp nhân dân…tất cả đƣợc khắc họa một cách sâu sắc qua một số truyện trong tiểu thuyết truyền kỳ.

Những vị vua anh minh, nhân trí, thƣơng dân nhƣ con nhƣ Lê Lợi, Quang Trung đã để lại những truyền thống đánh giặc cho các thế hệ sau học hỏi và noi theo, những bản kê khai sách lƣợc đƣợc truyền lại đời sau noi gƣơng. Song đó, cũng không ít những hôn quân bạo chúa nghe theo bè lũ quan liêu để hà hiếp bóc lột dân. Không thiếu một ông vua nhà Hồ là Hồ Hán Thƣơng bóc lột nhân dân đến cảnh khốn cùng “Ta tuy chân không bước đến thành thị, mình không vào đến cung đình, nhưng vẫn thường được nghe tiếng ông vua bây giờ là người như thế nào. Ông ấy thường dối trá, tính nhiều tham dục, đem hết sức dân để dựng cung Kim Âu, dốc cạn của kho để dựng phố Hoa Nhai, hao phí gấm là, vung vãi châu ngọc, dùng vàng như cỏ rác, tiêu tiền như đất bùn, hình ngục có của đúc là xong, quan chức có tiền mua là được, kẻ dâng lời ngay thì giết, kẻ nói điều nịnh thì thưởng, lòng dân đọng lay, nên xảy ra việc quân sông Đáy, cõi bờ chếch mếch, nên đã mất dải đất Cổ Lâu. Vậy mà các kẻ đình thần trên dưới theo hùa, trước sau nối vết”[14, tr. 267] (Na Sơn tiều đối lục trích Tryền kỳ mạn lục). Hay vua Trần Phế Đế chỉ có thú săn bắn không hiểu gì về tình hình của dân chúng nhƣ thế nào.

Tầng lớp trí thức cũng là đối tƣợng đƣợc đề cập đến nhiều trong tiểu thuyết chữ Hán đó là các nho sinh, sĩ tử, thầy đồ, học trò. Hình tƣợng của tầng lớp trí thức, của kẻ sĩ chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học của một xã hội lấy Nho giáo làm nền tảng tƣ tƣởng, lấy khoa cử để tuyển chọn nhân tài bổ sung vào bộ máy công quyền của nhà nƣớc. Các tác giả xây dựng hình tƣợng nhân vật kẻ sĩ theo đúng chuẩn mực của Nho giáo, là hình tƣợng mẫu của những con ngƣời trung hiếu, tiết nghĩa, nuôi chí lớn về công danh sự nghiệp mong đƣợc đỗ đạt để làm tròn đạo hiếu với cha mẹ, có công danh với đời. Tuy nhiên, có những ngƣời trí thức suông sẻ trên con đƣờng công danh, cũng có một số ngƣời lận đận mãi đến về già. Có những ngƣời trí thức nhà nho an phận không đấu tranh với cái xấu, cũng có những ngƣời trí thức dám thách thức đấu tranh với quỷ thần để bảo vệ chân lý, lẽ phải. Đó là Ngô Tử Văn, một chàng thƣ sinh khảng khái cƣơng trực, đấu tranh với quỷ thần để bảo vệ lẽ phải “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng bắc người ta vẫn khen là người cương phương. Trong làng trước có một tòa đền, vẫn linh ứng lắm. Cuối đời Hồ, quân Ngô sang cướp, vùng ấy thành

chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạch có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội chay sạch, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”[14, tr. 238]. Hay Văn Dĩ Thành trong truyện Tướng Dạ Xoa là ngƣời hào hiệp, không để ma quỷ mê hoặc. “Cuối đời Trùng Quang nhà Trần, người chết chóc nhiều, những oan hồn không chỗ tựa nương, thường họp thành từng đàn, từng lũ hoặc gõ của hàng cơm đểm kiếm miếng ăn, hoặc đón cô gái chơi để kết duyên tạm, ai va chạm thì bệnh nguy khốn, ai cầu cúng thì thấy hết phép hay, hoành hành ở đồng nội không biết kiêng sợ gì cả”[14, tr. 314]. Dĩ Thành trở thành ngƣời khắc chế và chỉ huy cả bầy quỷ bằng những phép tắc chính trị công minh, không đƣợc quen thói dâm ô, giúp đỡ không đƣợc làm hại dân, không cƣớp bóc quấy rầy dân chúng trong vùng. Sự chỉ huy tài giỏi đến nỗi Diêm Vƣơng cũng khen và bổ nhiệm cho Dĩ Thành xuống minh ty làm Tƣớng dạ xoa. Hay là những anh chàng nho sinh không coi trọng sự học cũng không màn đến danh lợi chỉ thích cuộc sống tự do không ràng buộc, sống cuộc đời một lãng tử. Đó là chàng Chu sinh một nho sinh có thiên tƣ sáng nhƣng tính tình thì lƣời biếng “Nhà người chú vốn nghèo, thế mà Chu sinh chẳng làm gì cả, chỉ sang đến trường học, tối về nằm khoèo”[15, tr. 529]. Nhờ giấc mộng đến Hoa quốc lấy công chúa Mộng Trang trở nên vinh hiển và ngày sau giúp đỡ đƣợc chú của mình (Duyên lạ nước hoa trích Thánh Tông di thảo).

Bên cạnh đó các tác giả tiểu thuyết truyền kỳ còn xây dựng những nhân vật kẻ sĩ, tầng lớp trí thức theo đúng chuẩn mực của Nho giáo. Để đỗ đạt làm rạng danh tổ tiên dòng họ, có danh với đời nhƣ chàng Tử Khanh trong truyện Hai thần hiếu đễ

đã phải khổ luyện bút nghiên, dùi mài kinh sử. Gia đình ba đời theo nghiệp Nho nhƣng chƣa có ai đỗ đạt, anh chị mất sớm phải nuôi đứa cháu nhỏ nhƣng Tử Khanh vẫn một lòng “thờ anh như cha, nuôi cháu như con”[15, tr. 563] nhờ tấm lòng thành thật sau khi chết đƣợc làm sơn thần Sơn Dƣơng. Hay nữa là anh học trò trong

Truyện Tinh chuột dù mới cƣới vợ đƣợc nửa năm, ngƣời vợ lại có nhan sắc nhƣng nghe theo lời cha dạy, anh từ biệt gia đình đi xa tìm thầy học chữ “Nghe lời cha dạy, anh hăng hái từ biệt gia đình, cùng với một người đầy tớ đi phương xa tìm thầy theo học”[15, tr. 609]. Không vì tình riêng, ham mê nhục dục mà quên đi chí hƣớng làm rạng danh tổ tiên gia đình. Xã hội đề cao Nho giáo và đƣa Nho giáo trở

thành hệ tƣ tƣơng chính thống của xã hội thì ngƣời sĩ tử xuất hiện trong các tác phẩm tiểu thuyết truyền kỳ dù có đƣợc sự giúp đỡ của thần linh, yêu ma, quỷ quái nhƣng muốn trở thành một vị quan chân chính thì phải nhờ vào con đƣờng khoa cử của Nho học.

Cuối cùng là tầng lớp phụ nữ, tầng lớp chịu sự tác động nặng nề của lễ giáo phong kiến, của tƣ tƣởng Nho gia. Trong xã hội phong kiến, ngƣời phụ nữ hầu nhƣ không đƣợc học hành, ngƣời con gái, ngƣời vợ phải giữ “tam tòng tứ đức”, ngƣời con trai thì có thể “năm thê bảy thiếp” nhƣng ngƣời phụ nữ chỉ có thể “chính chuyên một chồng”. Vì thế, giá trị của ngƣời phụ nữ không đƣợc xem trọng, và hơn nữa họ phải chịu những thiệt thòi về tình yêu, hạnh phúc và cả quyền sống. Và rất hiếm những ngƣời phụ nữ dám đứng lên đòi sự công bằng với mình. Ngƣời phụ nữ luôn phải chịu thiệt thòi là thế nhƣng vẫn có những phụ nữ thông minh hơn cả cánh đàn ông, có mƣu lƣợc giúp chồng, có sự thủy chung son sắc. Đó là hình tƣợng Đinh phu nhân trong An Ấp liệt nữ (trích Truyền kỳ tân phả), yêu thƣơng chồng một cách say đắm nhƣng sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân để chồng hoàn thành nghĩa vụ với đất nƣớc. Bà giành những gì tốt đẹp nhất cho ngƣời chồng của mình, sự chia ly cách trở làm cho bà phải ở nhà mỏi mòn chờ đợi, trãi qua tuổi xuân trong sự trông chờ. Hạnh phúc ái ân chƣa trọn vẹn thì vị tiến sĩ Đinh Nho Hoàn phải vâng lệnh vua đi sứ sang Trung Quốc, để bà sầu bóng một mình nhƣng bà vẫn lo cho ông không chút mải mai xao nhãn “Sứ mệnh cần lao, tang bồng khí khái là phận sự của trượng phu. Thiếp không những là không biết, vả cũng không dám can thiệp đến. Còn như bèo bọt chút than, phấn hoa phận gái, như thiếp thật không đáng kể. Duy có một điều đáng lo ngại là: lang quân thể chất vàng ngọc, dấn thân vào nơi giá lạnh, lên núi lội nước, gội gió tắm mưa, tiêu điều nơi đất khách, vất vả phong trần, khi ấy mỗi người một nơi, thiếp này dù có can trường như sắt đá cũng không tài nào không lo được”[14, tr. 360]. Còn đó là một cung phi triều nhà Trần tên tự là Nguyễn Cơ “tính tình đứng đắng, tư dung xinh đẹp” một phụ nữ thông tuệ, đã giúp vua Duệ Tông thảo ra bản Kê minh thập sách khi chính sự trong nƣớc càng suy yếu.

Có thể thấy rằng, ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nhiều tục lệ, giáo điều hà khắc và sự bất công đến đâu đi chăng nữa thì ở họ vẫn sáng ngời

những phẩm chất kiên trinh, thủy chung một lòng son sắc, hết dạ với chồng con nhƣng sự thông tuệ không kém gì đấng mày râu. Vì thế, các tác giả tiểu thuyết truyền kỳ không quên khắc họa những phẩm chất tốt đẹp đó để ngƣời đọc cảm nhận và hiểu thêm những giá trị sâu sắc của ngƣời phụ nữ.

Một phần của tài liệu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết truyền kỳ viết bằng chữ hán của việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)