B. PHẦN NỘI DUNG
3.2.1.3. Không gian trần thế
Truyện truyền kỳ Việt Nam khắc họa không gian tiên cảnh, âm phủ, thủy cung theo lối ƣớc lệ tƣợng trƣng của văn học trung đại. Cùng tồn tại với hai dạng không gian đó còn có không gian của nơi trần thế, đó là không gian thực cuộc sống cõi trần của con ngƣời. Cõi trần đƣợc các tác giả truyền kỳ khắc họa với không gian thực, sự vật thực và song song đó cũng không ít những khung cảnh hùng vĩ bao la nơi trần thế“một tòa lâu đài, bóng người và bóng đèn lấp loáng, xen lẫn với bóng trăng soi”[14, tr. 342] truyện Hải khẩu linh từ lục (trích Truyền kỳ mạn lục). Và không gian nơi trần thế đƣợc miêu tả bằng những thứ gần gũi với đời sống con ngƣời, nhƣ trong truyện Mộc miên thụ truyện (trích Truyền kỳ mạn lục), Nguyễn Dữ đã khắc họa không gian trần thế bằng những hình ảnh tre, khóm, lau..rất gần
gũi với cuộc sống nơi trần thế “Đến một chỗ, chung quanh có bức tường rào bằng gióng tre, thỉnh thoảng chen lẫn vào vài khóm lau khô, trong có túp nhà gianh thấp nhỏ lụp sụp, dây vôi dây bìm leo đầy lên vách”[14, tr. 205]. Hay trong Vân Cát thần nữ lục (trích Truyền kỳ tân phả) của Đoàn Thị Điểm, tác giả cũng khắc họa với không gian đậm màu trần thế “Đến nơi phòng cũ của con, chỉ thấy gió cuộn rèm, bóng nắng soi vào cửa sổ, ống tiêu mọt nhấm, đàn ngọc nhện giăng, màng hóng phủ kín thơ đề vách, chuột già nhảy đổ chén trên bàn”[14, tr. 383]. Một không gian nhỏ bé, chật hẹp làm ngƣời đọc cảm nhận đƣợc sự thiếu thốn của con ngƣời trần tục. Không gian trần tục xuất hiện trong tác phẩm phần nào phản ánh đƣợc cuộc sống thực của con ngƣời nơi đây, với những khó khăn thiếu thốn về vật chất, nó không xa hoa nhƣ ở cõi trời hay chốn thủy cung, không có những thứ vật lạ nhƣng ở không gian trần thế có đƣợc sự thanh tịnh và cuộc sống u nhàn “Đi vài dặm gần đến ngoài đền,cây cỏ không um tùm, nhưng cảnh trí u nhàn, cửa đỏ óng ánh, chữ vàng lung linh”[14, tr. 370] (Truyện An Ấp liệt nữ lục trích Truyền kỳ tân phả) những thứ bình thƣờng nhất của cuộc sống con ngƣời trần tục cũng đƣợc khắc họa nơi đây “Khi đến trại Tây, qua mấy lần rào, quanh một đoạn đường, đi ước mấy chục trượng đến một ao sen, hết ao là một khu vườn, cây cối xanh tươi, mùi hoa thơm ngát”[14, tr. 217] (Truyện Tây viên kỳ ngộ ký trích Truyền kỳ mạn lục).
Cõi trần đƣợc các tác giả miêu tả bằng những hình ảnh thực nhƣng đồng thời cũng pha chút bút pháp ƣớc lệ với những khung cảnh bao la của thiên nhiên, với núi non hiểm trở, rừng rậm âm u tạo nên sự khó khăn trong cuộc sống con ngƣời. Trong truyện Trà đồng giáng đản lục của Nguyễn Dữ “đương giữa ban ngày sáng sủa bỗng một đám mây đen kéo lên, gió nam nổi dậy ầm ầm, từng đợt sóng nổi lên như núi”[14, tr. 213] để miêu tả tai họa bị trả thù của giống ma quái với Dƣơng Thiên Tích. Hay không khí yên bình khi vua Lê xuất binh thì “Khi ấy gặp mùa xuân, khí trời ấm áp, buồm gấm gió đưa, thuyền rồng êm sóng, hai bờ sông chim oanh học nói, ngang mặt nước cò diệc lạc bơi”[14, tr. 348]. Không gian trần thế với những hình ảnh, âm thanh thực tạo cho ngƣời đọc cảm nhận đƣợc sự tồn tại của các hiện tƣợng trong tác phẩm một cách chân thực nhất. Hay một không gian vừa thực vừa ảo mà các tác giả truyền kỳ đã dày công xây dựng trong tác phẩm của mình làm cho hình ảnh không gian trần thế hấp dẫn hơn với ngƣời đọc.
Tác giả Nguyễn Dữ và Đoàn Thị Điểm đã xây dựng hình ảnh sƣơng mai, khói sớm, tuyết rơi trong Long đình đối tụng lục và An Ấp liệt nữ lục rất nhẹ nhàng nhƣng tạo cho ngƣời đọc thấy đƣợc không gian trần thế tồn tại thực trong cuộc sống của con
người “sương mai ướt át, khói sớm mịt mù”[14, tr. 225], “lúc ấy gặp tiết mùa đông, gió bấc thổi mạnh, tuyết rơi đầy đường”[14, tr. 367]. Song song đó, những cảnh tƣợng hải hùng đƣợc miêu tả đầy sống động, và nơi cuộc sống trần thế vẫn còn tồn tại “Núi có cái động dài mà hẹp, hiểm trở mà quạnh hiu, bụi trần không bén tới, chân người không bước tới”[14, tr. 263] để miêu tả hình ảnh núi Nƣa trong truyện Na Sơn tiều đối lục (trích Truyền kỳ mạn lục) nhằm cho ngƣời đọc thấy đƣợc không gian vắng vẻ và vẻ hiểm trở không bóng ngƣời của ngon núi Nƣa này.
Có thể thấy, không gian trần thế hay trần tục đƣợc các tác giả truyền kỳ khắc họa với những màu sắc và đặc trƣng khác nhau. Mỗi dạng không gian tác giả đều tái hiện với những hình ảnh sinh động và thực nhất để ngƣời đọc cảm nhận đƣợc một cách tốt nhất. Cũng nhƣ không gian tiên cảnh và âm phủ, thủy cung, không gian trần thế đƣợc tái hiện với những hình ảnh thực xen lẫn những hình ảnh ƣớc lệ tạo cho các tác phẩm truyền kỳ vừa thực lại vừa ảo.