2. 3.7 Quản lý thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
3.4.3. Kết quả đánh giá của CBQL, giảng viên,sinh viên trong Trường ĐHCN Hà
Nội và cựu sinh viên của trường đang công tác tại các doanh nghiệp
Tiến hành thực hiện khảo sát trên (mẫu: 03).Tổng số phiếu phát ra là: 190 phiếu, tổng số phiếu thu về là:190 phiếu, số phiếu hợp lệ là:190 phiếu, số phiếu không hợp lệ là: 0 phiếụ Kết quả khảo sát được thể hiện trên: Bảng (3.1) và (3.2).
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý trong quá trình dạy học thực hành
TT
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề tại
trường ĐHCNHN Tính cần thiết % Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết I
Biện pháp 1: Phát triển và điều chỉnh
chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề.
97,2% 2,8% 0%
II
Biện pháp 2: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch dạy học thực hành hệ Cao dẳng
nghề.
95,6% 3,9% 0,5 %
III
Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thực hành theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học.
87,8% 9,7% 2,5%
IV
Biện pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ trong QTDH học
thực hành.
93,5% 5,1% 1,4%
V
Biện pháp 5: Đổi mới công tác quản lý
hoạt động thực tập của SV trong trường và ngoài doanh nghiệp.
95,2% 4,5% 0,3%
VI
Biện pháp 6: Xây dựng môi trường văn hóa và tổ chức mối quan hệ với doanh
nghiệp.
88,3% 9,8% 1,9%
89
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý trong quá trình dạy học thực hành
TT
Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề tại trường
ĐHCNHN Tính khả thi % Rất khả thi Khả thi Không khả thi I
Biện pháp 1: Phát triển và điều chỉnh
chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề.
96,9% 3,1% 0%
II
Biện pháp 2: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch dạy học thực hành hệ Cao dẳng
nghề.
98,3% 1,7% 0%
III
Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thực hành theo hướng phát huy
tính tích cực chủ động của người học.
95,1% 4,9% 0%
IV
Biện pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ trong quá trình dạy
học thực hành.
91,8% 8,2% 0%
V
Biện pháp 5: Đổi mới công tác quản lý hoạt động thực tập của SV trong trường và
ngoài doanh nghiệp.
97,4% 2,6% 0%
VI
Biện pháp 6 : Xây dựng môi trường văn hóa và tổ chức mối quan hệ với doanh
nghiệp.
91,2% 8,8% 0%
VII Tính trung bình 95,1% 4,9% 0%
Nhận xét: Như vậy, CBQL cùng GV,SV trong trường và cựu SV công tác tại
các doanh nghiệp đánh giá các biện pháp ở mức độ rất cần thiết tính trung bình 92,9%, tính rất khả thi được đánh giá ở mức 95,1% và không có biện pháp nào không đánh giá.
90
Tóm lại: Qua ý kiến và kết quả đánh giá của: 110 CBQL cùng GV,50 SV
trong trường và 30 cựu SV của trường đang công tác tại các doanh nghiệp đều nhất trí cho rằng: Các biện pháp được đưa ra đều được đánh giá có tính rất khả thi cao chiếm trung bình trên 95,1%. Điều đó cho thấy các nhà quản lý và giảng viên trong nhà trường tin tưởng và mong muốn thực hiện tốt các biện pháp đã đề xuất để không ngừng đưa chất lượng chuyên môn lên cao, khẳng định vị trí của Nhà trường trong xã hộị
91
Kết luận chương 3
Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, tác giả luận văn đã nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề tại trường, từ đó đưa ra 6 biện pháp thực hiện quản lý hoạt động dạy học thực hành. 6 biện pháp này có tác dụng hỗ trợ nhau để công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành tại trường được tối ưu hóạ Cả 6 biện pháp đều được CBQL và các giảng viên trong trường đánh giá là có tính cần thiết và tính khả thi caọ
Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lý dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề tại trường ĐHCNHN tác giả đưa ra khảo sát được đánh giá về tính rất cần thiết và tính rất khả thi của các biện pháp. Điều đó cho thấy các nhà QL và GV trong nhà trường tin tưởng và mong muốn thực hiện tốt các biện pháp tác giả đề xuất để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề khảng định vị trí của trường ĐHCNHN trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc CNH – HĐH đất nước.
92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận chung
Trong quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề và thực trạng quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề tại trường ĐHCN Hà Nội tác giả rút ra một số kết luận sau:
1.1.Về lý luận
Luận văn đã tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý dạy học, nội dung dạy học và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề trong các trường Đại học và Cao đẳng nói chung. Mặt khác, luận văn cũng đi sâu nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề tại trường ĐHCN HN , coi đó là hoạt động trọng tâm của đào tạo nghề trong trường, chính những lý luận này đã định hướng và xác lập nên một cơ sở vững chắc giúp cho tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề
mà trường đang đào tạọ
1.2. Về thực trạng
Từ những kết quả các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã nêu lên một cách khái quát tình trạng chung về công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề của trường ĐHCNHN và đội ngũ quản lý, giảng viên của trường. Đặc biệt luận văn đã chỉ ra đúng thực trạng quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề của trường ĐHCNHN.
Qua kết quả kết quả điều tra, có thể khẳng định biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề tại trường ĐHCN Hà Nội, tuy có những chuyển biến tích cực những cải tiến đáng kể. Song trong thực tiễn vẫn còn một số CBQL do năng lực còn hạn chế, quản lý thiếu khoa học, kém hiệu quả dẫn đến chất lượng ĐT tại trường chưa đáp ứng được yêu cầu cao nhất của xã hộị Điều này cho thấy vấn đề cốt yếu trong quản lý là phải có các biện pháp quản lý tốt. Đối với nhà trường coi trọng quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề là một việc tất yếu để dẫn đến đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp CNH –HĐH đất nước.
93 1.3. Đề xuất biện pháp
Thông qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả luận văn đã đề nghị 6 biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề tại trường ĐHCNHN
- Phát triển và điều chỉnh mục tiêu, chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề.
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch dạy học hệ Cao dẳng nghề.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ trong quá trình dạy học.
- Đổi mới công tác quản lý hoạt động thực tập của sinh viên trong trường và ngoài doanh nghiệp
- Xây dựng môi trường văn hóa tổ chức và mối quan hệ với doanh nghiệp.
Các biện pháp đề xuất nói trên là kết quả của một quá trình nghiên cứu nghiêm túc và sự phối hợp chặt chẽ các phương pháp nghiên cứu của tác giả. Những kết quả khảo nghiệm đã xác nhận tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Điều đó còn cho thấy rằng, nội dung luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tàị