Biện pháp 1: Phát triển và điều chỉnh mục tiêu, chương trình đào tạo trình độ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ cao đẳng nghề tại trường đại học công nghiệp hà nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 84)

2. 3.7 Quản lý thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

3.2.1. Biện pháp 1: Phát triển và điều chỉnh mục tiêu, chương trình đào tạo trình độ

độ Cao đẳng nghề.

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp.

Xây dựng mục tiêu đào tạo sát với yêu cầu nội dung, chương trình, sát với yêu cầu sản xuất thực tiễn, ngành nghề, góp phần chuyển dịch kinh tế, cơ cấu ngành nghề trên địa bàn, các khu công nghiệp ở Hà Nội, các khu vực phía bắc và cả nước

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp.

Xác định mục tiêu đào tạo là đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có kỹ năng thực hành nghề tương xứng với trình độ Cao đẳng nghề nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành của từng nghề. Có đạo đức lương tâm mghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, có khả năng tìm việc làm và tiếp tục học lên.

- Nêu rõ yêu cầu đầu vào đối với từng nghề, thời gian đào tạo tương ứng. - Xác định yêu cầu đầu ra ( Kiến thức, kỹ năng, thái độ).

- Sản phẩm tạo ra đáp ứng yêu cầu chung của ngành nghề và phục vụ tốt cho thực tiễn sản xuất tại các khu công nghiệp trong và ngoài nước

73

3.2.1.3. Cách thức tiến hành

- Phân tích các hướng dẫn phát triển chương trình đào tạo, khung chương

trình cho từng nghề để xác định hướng và cách thức vận dụng cho phù hợp với trung tâm.

- Khoa, trung tâm khi xây dựng mục tiêu cần tìm hiểu và bám vào thị trường lao động, đảm bảo chuẩn quốc gia để quản lý và sử dụng lao động thống nhất trên toàn quốc.

- Để thực hiện xây dựng mục tiêu đào tạo sát với thực tế yêu cầu của các doanh nghiệp các khoa, trung tâm cần phải mở hội nghị, hội thảo bao gồm: Nhà trường , các khoa, trung tâm, công ty hợp tác giới thiệu việc làm “ LET CO” trong trường và các doanh nghiệp cần sử dụng lao động có các nghề tương ứng với nghề tại các khoa,trung tâm đang đào tạọ

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Phải thành lập được ban chỉ đạo xây dựng và điều chỉnh, đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế sản xuất của thị trường lao động.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho phòng, khoa, trung tâm. Sưu tầm hệ thống hoá, xây dựng luận cứ để cải tiến nội dung chương trình.

- Xây dựng tính tự giác và nhận thức đổi mới nội dung chương trình đào tạo là nhiệm vụ của mỗi cán bộ giảng viên.

- Đảm bảo có đủ tài liệu tham khảo, nguồn nhân lực và kinh phí phục vụ công tác đổi mới nội dung chương trình đào tạọ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ cao đẳng nghề tại trường đại học công nghiệp hà nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)