2. 3.7 Quản lý thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới công tác quản lý hoạt động thực tập của sinh viên
trong trường và ngoài doanh nghiệp
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Làm cho sinh viên hăng hái tích cực trong lao động học tập, biến kiến thức của thầy, kiến thức trong sách vở thành kiến thức của mình, phấn đấu đạt kết quả cao nhất trong học tập, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, có nề nếp kỷ cương trong học tập, gắn thực tập với lao động sản xuất.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
- Xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên. Đặc biệt trong đào tạo hệ Cao đẳng nghề (đào tạo những kỹ thuật viên có tay nghề kỹ thuật cao) thì càng phải quan tâm đến vấn đề này vì sinh viên học nghề thường cho rằng công nhân chủ yếu là tay nghề còn lý thuyết không quan trọng lắm. Do nhận thức sai lệch nên sinh viên không tích cực học tập lý thuyết, học mang tính chất đối phó cho nên số sinh viên khá giỏi không nhiềụ Vì vậy trong giảng dạy giảng viên phải chú ý liên hệ giữa lý thuyết và thực hành.
81
- Theo dõi tình hình học tập chuyên cần của sinh viên. Học chuyên cần là một điều rất cần thiết với sinh viên, để đảm bảo tiếp thu đầy đủ, có hệ thống kiến thức các môn. Vì vậy phải quan tâm đúng mức khâu nàỵ Giảng viên các khoa, trung tâm phải thường xuyên kiểm tra việc đi học của SV báo cho GV chủ nhiệm tổng hợp báo cáo với lãnh đạo khoa, trung tâm.
- Chỉ đạo, theo dõi phương pháp và kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên. Trước hết cần quan tâm chỉ đạo tốt việc tự học, SV có tự học tốt thì mới tiếp thu được kiến thức, học đến đâu hiểu đến đó thì mới có cơ sở tiếp thu tốt cho phần học tiếp theọ Muốn tự học tốt thì SV phải xác định động cơ đúng đắn, có phương pháp học tập khoa học, có thái độ học tập nghiêm túc, kết hợp học thực hành với nghiên cứu khoa học.
3.2.5.3. Cách thức tiến hành
- Phổ biến hệ thống các văn bản: Điều lệ trường dạy nghề ban hành theo quyết định số 775/2001/QĐ – BLĐTBXH ngày 8/9/2002 của Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và xã hội, quy chế đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên các trường ban hành kèm theo quyết định số 42/2002/QĐ- BGD& ĐT và qui chế ban hành kèm theo quyết định 43/2002/QĐ- BGD& ĐT ngày 22/10/2002 về quản lý học sinh, sinh viên nội trú.
- Khoa, trung tâm phổ biến các văn bản có liên quan đến người học như nội quy nhà trường, nội qui lớp học lý thuyết, nội qui lớp học thực hành, qui định về khen thưởng kỷ luật, qui chế về tự học. Để thống nhất cao trong công tác quản lý. Khoa, trung tâm phối hợp với nhà trường xây dựng qui chế nội bộ, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn và tình hình thực tế của nhà trường, của khoa, trung tâm để xây dựng các qui định cụ thể, rõ ràng, thông qua tập thể để đáng giá nhận xét, góp ý kiến sau đó ban hành. Giao nhiệm vụ cho từng bộ phận trực tiếp theo dõi các qui chế đối với sinh viên, phối hợp với các bộ môn, giảng viên tham gia chủ nhiệm lớp phổ biến các qui định nghĩa vụ của sinh viên. Phối hợp thường xuyên giữa nhà trường, khoa, trung tâm, gia đình và xã hội để quản lý sinh viên.
- Định hướng phát triển lâu dài, nhà trường cần xây dựng những vườn ươm công nghệ, trung tâm hợp tác với doanh nghiệp, những phòng thí nghiệm chung, để tận dụng điểm mạnh của cả hai phíạ Chẳng hạn có một trung tâm chuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghiệp. Khi doanh nghiệp muốn phát triển sản
82
phẩm mới, họ có thể đến để làm nghiên cứu chung với GV và SV, sinh viên có cơ hội được tham gia vào các dự án đó và hiểu được cách vận hành công nghệ cao rất sớm. Mặt khác các đề tài nghiên cứu khoa học của GV và doanh nghiệp nghiên cứu có khả năng ứng dụng vào thực tiễn cao và có thể doanh nghiệp sẽ mua lại những đề tài có giá trị.
- Nhà trường thường xuyên trao đổi thông tin, nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp để hai bên hiểu nhau, điều chỉnh hoạt động của mình sao cho đáp ứng được yêu cầu của sự hợp tác gắn bó chặt chẽ với nhau vì quyền lợị
- Doanh nghiệp và nhà trường hỗ trợ lẫn nhau trong công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội thông qua việc cập nhật và cải tiến chương trình đào tạo hướng đến nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp.
- Mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp về lĩnh vực liên quan đến nghề nhà trường đào tạo trong và ngoài nước. Thiết lập và phát triển tốt mối quan hệ với doanh nghiệp để đưa học sinh đi thực tập trải ngiệm, thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp. Mời cán bộ kỹ thuật hoặc chuyên gia của doanh nghiệp hướng dẫn SV thực tập và tham gia vào hoạt động giảng dạy tại trường.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức hội thảo khoa học về các vấn đề quản lý, khai thác, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất vào đào tạo nghề.
- Trong thực hành nghề để đảm bảo cho việc thực tập tiến hành được thuận lợi và phù hợp với chương trình đào tạo thì nhiệm vụ của người giảng viên cần chú ý giúp đỡ SV yếu, phát hiện bồi dưỡng những sinh viên học khá, cải tiến phương pháp học tập cụ thể là:
+ Thứ nhất phải chọn vị trí thực tập. Nội dung công việc này bao gồm: Nghiên cứu tìm hiểu quá trình sản xuất và các hình thức tổ chức lao động trong các doanh nghiệp xem có phù hợp với yêu cầu thực tập của sinh viên không. Tìm hiểu định mức thời gian, đảm bảo điều kiện tối thiểu cho sinh viên thực tập, tìm hiểu mức độ trang thiết bị xem có đáp ứng cho việc thực tập hay không.
+ Thứ hai trong qúa trình hướng dẫn thực tập giảng viên phải thực hiện hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên, hướng dẫn kết thúc cho mỗi bài thực hành.
83
+Thứ bai hướng dẫn sinh viên viết thu hoạch và kiểm tra tự đánh giá kết quả học tập. Qua phiếu điểm mỗi SV luyện tập độc lập thực hiện nhiệm vụ được giaọ
Giảng viên giám sát, uốn nắn, sửa chữa, gợi ý cho SV khi họ gặp khó khăn. 3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
- Cần phải có sự chỉ đạo và quyết tâm giữa Lãnh đạo nhà trường và doanh nghiệp
- Xây dựng cơ chế thoả đáng tạo động lực cho đôi bên hợp tác cùng có lợi - Tạo môi trường tốt để HS-SV phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập.