10. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cung cấp dịch vụ giáo dục - đào tạo nhiều ngành, nhiều trình độ, chất lượng cao, đáp ứng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xuất khẩu lao động, tạo cơ hội học tập thuận lợi cho mọi đối tượng.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ trở thành cơ sở giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của nền kinh tế tri thức, đẳng cấp quốc tế, liên thông và công nhận lẫn nhau với một số trường đại học trên thế giớị
2.1.3. Số liệu tuyển sinh hệ Cao đẳng nghề từ năm 2011- 2014 tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Nhà trường xác định tuyển sinh là khâu đầu tiên quyết định sự “tồn tại” của nhà trường. Vì vậy, tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường đồng lòng, tự ý thức được công tác tuyển sinh là trách nhiệm chung của mỗi ngườị Cụ thể, các cấp Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường đã đầu tư đúng mực trong công tác quảng bá, tổ chức tuyển sinh để đảm bảo quy chế tuyển chọn học sinh đạt chỉ tiêu cả về số lượng và chất lượng. Nhờ sự định hướng, chỉ đạo sát sao và sức mạnh của tập thể, nhà trường đã tuyển sinh hệ CĐN đạt 1308 học sinh/ năm. Hiện nay quy mô đào tạo hệ CĐN
34
của nhà trường đạt 3925 học sinh/ năm. Kết quả tuyển sinh hệ CĐN của nhà trường được thống kê cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Số liệu tuyển sinh hệ CĐN từ năm 2011 - 2014 tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nộị Năm học 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Số học sinh Học sinh (hs) Lớp Học sinh (hs) Lớp Học sinh (hs) Lớp 1100 17 1300 19 1525 22 Tổng 3925 học sinh
(Nguồn: Phòng Đào tạo - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, 2013 )
Biểu đồ 2.1: Số liệu tuyển sinh hệ CĐN từ năm 2011 - 2014 tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nộị
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy quy mô đào tạo hệ CĐN của nhà trường bình
quân tăng từ 15% đến 17 % mỗi năm và tăng nhiều vào năm học 2013 - 2014.
* Nhận xét: Những ưu điểm và hạn chế tác động đến chất lượng công tác tuyển sinh hệ CĐN của nhà trường.
- Ưu điểm:
+ Có quyết định số 630/QĐ - TTg ngày 29/05/2012 về chiến lược phát triển dạy nghề được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nên tâm lý người dân đã thay đổi theo hướng tích cực trong định hướng nghề nghiệp và có tác động nhất định đến việc lựa chọn trường, nghề phù hợp cho con em họ.
35
+ Thế mạnh của nhà trường có bề dày lịch sử đào tạo nghề với truyền thống 115 năm, đã cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và góp phần không nhỏ vào sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước. Vì vậy, ngày 18/10/2013, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quyết định số 4827/QĐ-BGDĐT về việc cho phép trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đào tạo liên thông từ Cao đẳng nghề lên Đại học, hình thức chính quy và vừa làm vừa học. Đó là dấu hiệu tốt trong công tác tuyển sinh hệ CĐN của nhà trường.
+ Nhà trường được nhiều cơ quan chính phủ nước ngoài tín nhiệm và hợp tác liên kết đào tạo như: Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Anh,…
- Hạn chế: Bên cạnh những thuận lợi đó, vẫn còn những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng kết quả tuyển sinh hệ CĐN như sau:
+ Do suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp đóng cửa và việc cung cấp nguồn nhân
lực của Việt Nam đi lao động nuớc ngoài cũng bị hạn chế.
+ Do hình thức tuyển sinh chủ yếu dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng nên chất lượng tuyển sinh chưa được chú trọng, hơn nữa quy chế tuyển sinh hệ CĐN là xét hồ sơ nên chất lượng đầu vào còn hạn chế. Chủ yếu học sinh có học lực trung bình (chiếm khoảng 90%).
+ Công tác tuyển sinh còn quá nặng về số lượng, mục đích tuyển sinh là tuyển đủ chỉ tiêu, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng tuyển sinh.
Đó là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng
đào tạo hệ CĐN của nhà trường.
2.2. Thực trạng hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội