10. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Nội dung,chương trình dạy học thực hành
1.3.2.1. Nội dung dạy học thực hành
Điều 34, khoản 1 của luật giáo dục năm 2005 qui định theo yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp như sau: “ Nội dung giáo dục nghề nghiệp phai tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức rèn luyện sức khỏe rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu của từng nghề nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo”. Điều này có nghĩa là, nội dung dạy học bao gồm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo điều đó càng quan trọng hơn đối với dạy học thực hành đòi hỏi người học phải nắm vững. Trên cơ sở hình thành thế giới quan và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để người học bước vào cuộc sống. Để đạt được mục tiêu giáo dục nghề nghiệp nói
20
chung và dạy học thực hành nói riêng,nội dung dạy học cần phải đảm bảo các yêu cầu saụ
- Nội dung dạy học phải phù hợp với mục tiêu đào tạọ Mục tiêu đào tạo nghề là đào tạo nguồn nhân lực lao động có kỹ thuật, nội dung dạy học phải đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống, liên tục giữa các môn học, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành, kỹ năng, kỹ xảo cần có của ngành đào tạọ
- Nội dung dạy học phải đảm bảo tính cân đối, toàn diện giữa các mặt. Thể hiện ở chỗ bên cạnh việc cung cấp kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, cần coi trọng việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức.
- Nội dung đào tạo phải gắn liền với thực tế sản xuất để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.
- Nội dung dạy học phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại phù hợp với trình độ người học.
+ Tính khoa học: Đảm bảo cho nội dung đào tạo chính xác về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.
+ Tính cơ bản: Đảm bảo cho nội dung dạy học cung cấp những tri thức đủ để nắm vững chuyên môn, nghề nghiệp.
+ Phù hợp với trình độ người học: Đảm bảo tính vừa sức trong nhận thức của HS-SV.
+Tính hiện đại: Nội dung dạy học phải phản ánh thành tựu hiện đại của nhân loại cả lý thuyết lẫn thực tiễn ứng dụng thuộc lĩnh vực khoa học đó, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
+ Nội dung dạy học phải đảm bảo tính thống nhất chung trong cả nước đồng thời cũng tính đến đặc điểm từng vùng miền.
+ Nội dung dạy học phải đảm bảo tính liên thông và tính thống nhất giữa các môn học và liên thông giữa các cấp học.
1.3.2.2. Chương trình dạy học thực hành
Chương trình dạy học hệ Cao đẳng nghề thể hiện mục tiêu dạy học hệ Cao đẳng nghề. Quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề. Cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi môđun, môn học, mỗi nghề.
21