Định hướng phát triển của trường Đại học Công nghiệp giai đoạn 2015 đến

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ cao đẳng nghề tại trường đại học công nghiệp hà nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 82)

2. 3.7 Quản lý thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

3.1.1. Định hướng phát triển của trường Đại học Công nghiệp giai đoạn 2015 đến

đến 2020.

Với nguyên lý giáo dục “ học đi đôi với hành”, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội, xây dựng thương hiệu Đại học Công nghiệp Hà Nội, tập thể cán bộ giảng viên và học sinh, sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội quyết tâm xây dựng trường trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đẳng cấp khu vực nhằm đào tạo những cán bộ kỹ thuật, công nghệ có trình độ cao, có đạo đức nghề nghiệp, có lòng tự tôn, tự hào dân tộc, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển CNH-HĐH đất nước trong xu thế hội nhập. Đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường vì nó đóng vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Với phương châm “ Đào tạo có chất lượng những gì xã hội cần” TS. Phạm Văn Bổng - Phó hiệu trưởng nhà trường phát biểu mục tiêu phấn đấu của nhà trường là “ trở thành trường đẳng cấp khu vực”.

3.1.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý nội dung hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nộị

3.1.2.1. Nguyên tắc: Đảm bảo tính phù hợp.

Đảm bảo tính phù hợp đó là nguyên tắc quan trọng khi đưa ra các biện pháp phải phù hợp với thực tế phát triển của nhà trường, phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về sự phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện naỵ Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khảng định: “ Đổi mới phương pháp dạy và học, phải phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thí nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức…”.

Mục tiêu của phát triển giáo dục là: Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giớị Ưu tiên phát triển

71

nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học – công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề. Đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.

3.1.2.2. Nguyên tắc: Đảm bảo tính thừa kế và phát triển.

Biện pháp phải đảm bảo tạo ra được sự đổi mới trong công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường lao động trong và nước ngoàị Những biện pháp đó phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy được những ưu điểm của hệ thống quản lý hiện tại của nhà trường, tránh những sáo trộn không cần thiết.

3.1.2.3. Nguyên tắc: Đảm bảo tính đồng bộ.

Quá trình dạy học thực hành là quá trình hoạt động dạy (truyền đạt kiến thức của thầy) và quá trình học (tiếp thu kiến thức của trò). Đây là một quá trình chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau (khách quan và chủ quan), để đạt hiệu quả cao đòi hỏi hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, các điều kiện phục vụ đáp ứng về cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, dụng cụ, vật tư, phải đảm bảo trang bị đồng bộ và đạt được ở mức cao nhất. Biện pháp quản lý phải được tác động đến tất cả các lĩnh vực để tạo ra những điều kiện tối ưu cho hoạt động dạy của thầy và học của trò trong nhà trường có thể nói: Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống quản lý hoạt động dạy học của nhà trường.

3.1.2.4. Nguyên tắc: Đảm bảo tính thực tiễn và khả thị

Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi đó là một nguyên tắc khi biện pháp đề xuất có những điều kiện để có thể thực hiện được trong hoàn cảnh cụ thể tại nhà trường như: (Trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên, ngân sách, cơ sở vật chất…), với sự nỗ lực phấn đấu cao sẽ đạt được hiệu quả trong công tác quản lý, trong công tác tổ chức và quản lý hoạt động dạy học thực hành của nhà trường.

72

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ cao đẳng nghề tại trường đại học công nghiệp hà nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)