10. Cấu trúc của luận văn
1.5.1. Yếu tố cơ chế, chính sách của nhà nước
Cơ chế chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển đào tạo nghề cả về qui mô, cơ cấu và cả chất lượng đào tạo nghề. Cơ chế, chính sách của nhà nước tác động tới chất lượng đào tạo nghề thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Khuyến khích hay kìm hãm cạnh tranh nâng cao chất lượng. Có tạo ra môi trường bình đẳng cho cơ sở đào tạo cùng phát triển nâng cao chất lượng không?
- Khuyến khích hoặc kìm hãm huy động các nguồn lực để cải tiến nâng cao chất lượng.
29
- Khuyến khích hoặc hạn chế các cơ sở đào tạo nghề mở rộng liên kết hợp tác quốc tế.
- Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với các cơ sở đào tạo nghề
- Có hay không các chuẩn về chất lượng đào tạo, hệ thống đánh giá, kiểm định chất lượng dạy học, qui định về quản lý chất lượng trong dạy và học.
- Các chính sách về lao động, việc làm và tiền lương của lao động sau học nghề. Chính sách đối với giáo viên dạy nghề và các cơ sở sản xuất.
Tóm lại: Cơ chế chính sách tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào, đến quá trình
tổ chức đào tạo nghề và đầu ra của các trường dạy nghề. Trong đó có những yếu tố tác động vào môi trường, rồi môi trường tác động lên đào tạo nghề.
1.5.2.Yếu tố về môi trường
- Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tác động đến tất cả các mặt đời
sống xã hội của đất nước, trong đó có hoạt động đào tạo nghề. Toàn cầu hóa và hội nhập đòi hỏi chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam phải được nâng lên để sản phẩm tạo ra đáp ứng yêu cầu của thị trường của khu vực và thế giớị Đồng thời nó cũng tạo cơ hội cho đào tạo nghề Việt Nam nhanh chóng tiếp cận trình độ tiên tiến.
- Trong xu thế hội nền khoa học công nghệ phát triển như ngày nay, yêu cầu người lao động phải nắm bắt kịp thời và thường xuyên học tập để làm chủ công nghệ mới, đòi hỏi các cơ sở đào tạo nghề phải thay đổi mới đáp ứng nhu cầu học tập. Khoa học công nghệ, trong đó có khoa học công nghệ về giáo dục đào tạo để đổi mới phương pháp, phương tiện, hình thức để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.