2. 3.7 Quản lý thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho CBQL chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn chưa được qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD. Vì vậy việc quản lý hoạt động dạy học thực hành trong các khoa, trung tâm còn hạn chế.
CBQL và giảng viên ít có điều kiện, thời gian để tham quan học tập trao đổi kinh nhiệm với các trường bạn, ít tham quan thực tế tại các doanh nghiệp.
Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị công nghệ mới còn ít, do chi phí tốn kém về tài chính. Dẫn đến chất lượng dạy và học trong các khoa, trung tâm chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và các doanh nghiệp.
Nhận xét: Qua việc nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học thực hành và
quản lý hoạt động dạy học thực hành cho sinh viên hệ Cao đẳng nghề, trường Đại học Công nghiệp Hà Nộị Nhìn vào kết quả khảo sát thực trạng qua các đối tượng khảo sát. Chúng tôi nhận thấy CBQL của các khoa, trung tâm cần phải tìm ra phương pháp quản lý phù hợp, có hiệu quả để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề trong khoa,trung tâm đáp ứng ngày càng cao về nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn và tay nghề giỏi phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước.
69
Kết luận chương 2
Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, tác giả rút ra một số kết luận sau:
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong những năm gần đây đã phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, có được kết quả đó là nhờ nhà trường đã coi trọng công tác quản lý, nhất là công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành. Đội ngũ cán bộ quản lý của các khoa, trung tâm nhiệt tình có trách nhiệm cao, đội ngũ giảng viên yêu ngành nghề, luôn học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn cũng như năng lực sư phạm.
Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội còn một số tồn tạị Vì vậy cần phải đề ra các biện pháp quản lý có tính khoa học, đồng bộ, khả thi nhằm phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt còn hạn chế. Để đưa công tác quản lý tại các khoa, trung tâm trong trường đặc biệt công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành ngày càng tốt hơn.
Các nghiên cứu về thực trạng nêu trên tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vừa là luận cứ thực tiễn, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận trình bày ở chương 1, vừa là luận cứ để đề ra các biện pháp hữu hiệu, tối ưu, khoa học mang tính khả thi, để thực hiện tốt hơn trong công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề. Từ đó có phương pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành chuyển biến một bước về chất góp phần nâng cao kết quả đào tạo hệ Cao đẳng nghề trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Trên cơ sở chương 1 và thực trạng ở chương 2. Tác giả xin đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được trình bày ở chương 3 dưới đâỵ
70 CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HÀNH HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
ĐÁP ỨNG NHU CẦU DOANH NGHIỆP 3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất
3.1.1. Định hướng phát triển của trường Đại học Công nghiệp giai đoạn 2015 đến 2020. đến 2020.
Với nguyên lý giáo dục “ học đi đôi với hành”, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội, xây dựng thương hiệu Đại học Công nghiệp Hà Nội, tập thể cán bộ giảng viên và học sinh, sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội quyết tâm xây dựng trường trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đẳng cấp khu vực nhằm đào tạo những cán bộ kỹ thuật, công nghệ có trình độ cao, có đạo đức nghề nghiệp, có lòng tự tôn, tự hào dân tộc, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển CNH-HĐH đất nước trong xu thế hội nhập. Đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường vì nó đóng vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Với phương châm “ Đào tạo có chất lượng những gì xã hội cần” TS. Phạm Văn Bổng - Phó hiệu trưởng nhà trường phát biểu mục tiêu phấn đấu của nhà trường là “ trở thành trường đẳng cấp khu vực”.
3.1.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý nội dung hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nộị
3.1.2.1. Nguyên tắc: Đảm bảo tính phù hợp.
Đảm bảo tính phù hợp đó là nguyên tắc quan trọng khi đưa ra các biện pháp phải phù hợp với thực tế phát triển của nhà trường, phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về sự phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện naỵ Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khảng định: “ Đổi mới phương pháp dạy và học, phải phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thí nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức…”.
Mục tiêu của phát triển giáo dục là: Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giớị Ưu tiên phát triển
71
nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học – công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề. Đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.
3.1.2.2. Nguyên tắc: Đảm bảo tính thừa kế và phát triển.
Biện pháp phải đảm bảo tạo ra được sự đổi mới trong công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường lao động trong và nước ngoàị Những biện pháp đó phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy được những ưu điểm của hệ thống quản lý hiện tại của nhà trường, tránh những sáo trộn không cần thiết.
3.1.2.3. Nguyên tắc: Đảm bảo tính đồng bộ.
Quá trình dạy học thực hành là quá trình hoạt động dạy (truyền đạt kiến thức của thầy) và quá trình học (tiếp thu kiến thức của trò). Đây là một quá trình chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau (khách quan và chủ quan), để đạt hiệu quả cao đòi hỏi hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, các điều kiện phục vụ đáp ứng về cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, dụng cụ, vật tư, phải đảm bảo trang bị đồng bộ và đạt được ở mức cao nhất. Biện pháp quản lý phải được tác động đến tất cả các lĩnh vực để tạo ra những điều kiện tối ưu cho hoạt động dạy của thầy và học của trò trong nhà trường có thể nói: Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống quản lý hoạt động dạy học của nhà trường.
3.1.2.4. Nguyên tắc: Đảm bảo tính thực tiễn và khả thị
Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi đó là một nguyên tắc khi biện pháp đề xuất có những điều kiện để có thể thực hiện được trong hoàn cảnh cụ thể tại nhà trường như: (Trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên, ngân sách, cơ sở vật chất…), với sự nỗ lực phấn đấu cao sẽ đạt được hiệu quả trong công tác quản lý, trong công tác tổ chức và quản lý hoạt động dạy học thực hành của nhà trường.
72
3.1.3. Tăng cường và đổi mới các lĩnh vực quản lý nội dung dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề.. hệ Cao đẳng nghề..
- Quản lý mục tiêu dạy học
- Quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học - Quản lý phân công giảng dạy
- Quản lý giảng dạy trên lớp của giảng viên
- Quản lý việc thực hiện quy định về hồ sơ giảng dạy của giảng viên - Quản lý quá trình thực tập của SV trong trường và ngoài doanh nghiệp - Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của sinh viên
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên ngành cho giảng viên
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
3.2.1. Biện pháp 1: Phát triển và điều chỉnh mục tiêu, chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề. độ Cao đẳng nghề.
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp.
Xây dựng mục tiêu đào tạo sát với yêu cầu nội dung, chương trình, sát với yêu cầu sản xuất thực tiễn, ngành nghề, góp phần chuyển dịch kinh tế, cơ cấu ngành nghề trên địa bàn, các khu công nghiệp ở Hà Nội, các khu vực phía bắc và cả nước
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp.
Xác định mục tiêu đào tạo là đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có kỹ năng thực hành nghề tương xứng với trình độ Cao đẳng nghề nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành của từng nghề. Có đạo đức lương tâm mghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, có khả năng tìm việc làm và tiếp tục học lên.
- Nêu rõ yêu cầu đầu vào đối với từng nghề, thời gian đào tạo tương ứng. - Xác định yêu cầu đầu ra ( Kiến thức, kỹ năng, thái độ).
- Sản phẩm tạo ra đáp ứng yêu cầu chung của ngành nghề và phục vụ tốt cho thực tiễn sản xuất tại các khu công nghiệp trong và ngoài nước
73
3.2.1.3. Cách thức tiến hành
- Phân tích các hướng dẫn phát triển chương trình đào tạo, khung chương
trình cho từng nghề để xác định hướng và cách thức vận dụng cho phù hợp với trung tâm.
- Khoa, trung tâm khi xây dựng mục tiêu cần tìm hiểu và bám vào thị trường lao động, đảm bảo chuẩn quốc gia để quản lý và sử dụng lao động thống nhất trên toàn quốc.
- Để thực hiện xây dựng mục tiêu đào tạo sát với thực tế yêu cầu của các doanh nghiệp các khoa, trung tâm cần phải mở hội nghị, hội thảo bao gồm: Nhà trường , các khoa, trung tâm, công ty hợp tác giới thiệu việc làm “ LET CO” trong trường và các doanh nghiệp cần sử dụng lao động có các nghề tương ứng với nghề tại các khoa,trung tâm đang đào tạọ
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
- Phải thành lập được ban chỉ đạo xây dựng và điều chỉnh, đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế sản xuất của thị trường lao động.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho phòng, khoa, trung tâm. Sưu tầm hệ thống hoá, xây dựng luận cứ để cải tiến nội dung chương trình.
- Xây dựng tính tự giác và nhận thức đổi mới nội dung chương trình đào tạo là nhiệm vụ của mỗi cán bộ giảng viên.
- Đảm bảo có đủ tài liệu tham khảo, nguồn nhân lực và kinh phí phục vụ công tác đổi mới nội dung chương trình đào tạọ
3.2.2. Biện pháp 2: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch hoạt động dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề hành hệ Cao đẳng nghề
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
- Giúp các bộ môn, giảng viên nắm rõ được quy trình lập kế hoạch, cũng như tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học thực hành tại khoa, trung tâm.
- Duy trì kỷ cương dạy học đảm bảo tính thích ứng của chế độ chính sách trong giáo dục và đào tạo đối lao động sư phạm của giảng viên trong nhà trường.
74
- Làm cho việc lập kế hoạch hóa công tác quản lý có tác động đến suy nghĩ và thể hiện trong hành động của giảng viên.
- Tạo ra nề nếp thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học nghiêm túc và phù hợp giữa lý thuyết và thực hành trong quản lý hoạt động dạy học thực hành trong nhà trường.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp.
- Lập kế hoạch cho từng khóa học, năm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch giảng dạy hàng tuần.
- Hướng dẫn các bộ môn và GV dựa vào kế hoạch của nhà trường, của khoa trung tâm và của bản thân trên cơ sở bám sát thực trạng và năng lực dạy học của giảng viên.
- Xây dựng nội dung, chương trình giảng dạy vừa phải không quá ngắn cũng không quá dài, đảm bảo tính vừa sức phối hợp giữa lý luận và thực tiễn, thực tập kết hợp sản xuất làm ra sản phẩm tạo ra sự hướng thú cho sinh viên.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra kế hoạch, nội dung giảng dạỵ
3.2.2.3. Cách thức tiến hành
- Lập kế hoạch
+ Tập hợp các văn bản pháp quy của Bộ, sở GD & ĐT về quy chế chuyên môn như: quy chế về tổ chức và hoạt động của trường, chỉ thị của Bộ GD & ĐT về nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ năm học được nhà trường giao cho, các tiêu chí phải thực hiện trong năm học của các Bộ, Ngành hướng dẫn… Từ đó cụ thể hóa chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của giảng viên và sinh viên, tổ chức tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mớị
+ Nguyên tắc của việc lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện nề nếp đơn vị trước tiên phải tuân thủ các quy chế văn bản pháp quy một cách nghiêm túc. Trên cơ sở xây dựng được mục tiêu kế hoạch, CBQL phải chỉ đạo xây dựng được kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế và nề nếp dạy- học sát với thực tiễn.
Trong việc lập kế hoạch xây dựng nề nếp dạy học thực hành nghề, lãnh đạo khoa, trung tâm phải tìm hiểu và nghiên cứu một cách đầy đủ, chính xác và chi tiết các nội dung quy chế văn bản pháp quy hướng dẫn để từ đó có thể lập kế hoạch chỉ đạo các trưởng bộ môn trong đơn vị mình. Trong kế hoạch nêu được các biện pháp
75
cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ đã đề rạ Bố trí sắp xếp lực lượng phân công nhiệm vụ.
- Quản lý chương trình dạy học thực hành hệ Cao đẳng nghề.
+ Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong quyết định số 58/2008/QĐ – BLĐTBXH ngày 09/6/2008 của Bộ LĐTB – XH về chương trình khung đào tạo khoa trung tâm lựa chọn một số môn tự chọn và đảm bảo mục tiêu chung của nghề, đảm bảo thời gian. Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết 30%, thực hành 70%. Thời gian tối thiểu dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm 70% - 80% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề. Thời gian tối thiểu đào tạo nghề tự chọn là 25%.
+ Trên cơ sở chương trình khung nhà trường, tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường và tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố, các khu công nghiệp, các công ty doanh nghiệp để xác định các môn học, mô đun và các phần tự chọn để đưa vào chương trình đào tạọ Đồng thời chỉ đạo các khoa, trung tâm biên soạn đề cương chi tiết, mô đun đào tạo và kiểm tra việc thực hiện triển khai biên soạn chương trình, giáo trình các môn.
3.2.3.4.Điều kiện thực hiện
- Phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường