Về phía doanh nghiệp
Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp đang áp dụng theo chế độ kế toán hiện hành, kết hợp với lĩnh vực hoạt động, yêu cầu quản lý riêng để xử lý thông tin, cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong nội bộ, doanh nghiệp bổ sung chi tiết các tài khoản để phục vụ tốt hơn cho các nhu cầu này, cụ thể như sau:
Thứ nhất là trong việc phân loại chi phí theo khoản mục (theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh) để tính giá thành sản phẩm: đối với doanh nghiệp áp dụng Quyết định 48/2006/QĐ-BTC, do chi phí sản xuất phát sinh không tập hợp theo các khoản mục vào các tài khoản 621, 622, 627 như Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Vì vậy, trong quá trình xây dựng hệ thống tài khoản, kế toán trưởng có thể chi tiết tài khoản 154 để tập hợp riêng từng loại chi phí phát sinh, phục vụ cho việc theo dõi chi tiết từng khoản
mục chi phí, để dễ dàng trong việc quản lý chi phí thực tế. Từ đó, định giá bán sản phẩm cho phù hợp đảm bảo lợi nhuận mong muốn và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, phục vụ tốt hơn trong công tác xây dựng giá thành kế hoạch.
Số hiệu tài khoản Tên tài khoản
Cấp 1 Cấp 2
154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
1541 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1542 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang - chi phí nhân công trực tiếp
1543 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang - chi phí sản xuất chung
Thứ hai là để quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh cụ thể là chi phí văn phòng phẩm sử dụng ở các phòng ban. Qua đó, đánh giá trách nhiệm của từng phòng ban trong việc có sử dụng tiết kiệm hay không, kế toán trưởng có thể chi tiết tài khoản 642 (đối với doanh nghiệp sử dụng Quyết định 48/2006/QĐ-BTC) như sau 9:
Số hiệu tài khoản Tên tài khoản
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
6421 Chi phí nhân viên quản lý 6422 Chi phí vật liệu quản lý
64221 Chi phí vật liệu phòng kế toán 64222 Chi phí vật liệu phòng kinh doanh 64223 Chi phí vật liệu phòng tổng hợp
9 Nguyễn Thị Huyền Trâm (2007). Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Thạc sĩ, kế toán, trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Về phía Nhà nƣớc
Qua thực tế khảo sát cho thấy các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc áp dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ở việc thiếu tài khoản cấp 1, dẫn đến phải chi tiết quá nhiều cho một tài khoản, gây khó khăn cho việc hạch toán và quản lý. Điều này càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ khi có sự thay đổi quy mô trong quá trình hoạt động. Tác giả kiến nghị BTC cần xem xét có thể áp dụng thống nhất một chế độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC cho tất cả các doanh nghiệp, vì các lý do sau:
Một là tạo thuận lợi trong việc ban hành các chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước, nếu cần quy định riêng cho các DNNVV có thể thêm điều khoản khi ban hành.
Hai là tạo thuận lợi trong việc quản lý các doanh nghiệp của cơ quan quản lý thuế, khi đó các doanh nghiệp không phải đăng ký mới hoặc đăng ký lại chế độ kế toán trước khi sử dụng, hạn chế thủ tục hành chánh.
Ba là phù hợp với nội dung đào tạo của các cơ sở đào tạo vì hiện nay các cơ sở đào tạo chủ yếu dạy theo chế độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, do đó sẽ tạo thuận lợi cho người học có thể tiếp cận nhanh chóng với công việc thực tiễn.
Bốn là tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có thể căn cứ vào hệ thống tài khoản để vận dụng phù hợp trong từng giai đoạn phát triển. Tùy theo nội dung các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, kế toán sử dụng các tài khoản hạch toán cho phù hợp. Việc vận dụng này cũng không tạo nên sự cồng kềnh cho hệ thống kế toán dù là các DNNVV có quy mô nhỏ, ngược lại nó tạo sự thuận lợi cho hạch toán kế toán, phản ánh chính xác hơn các đối tượng kế toán phát sinh.