3.1.1. Quy định pháp lý
DNNVV là một bộ phận cấu thành nên tổng thể doanh nghiệp trong nền kinh tế, do đó bên cạnh các quy định chung về kế toán áp dụng cho tất các các doanh nghiệp sẽ có các quy định áp dụng riêng đối với DNNVV, cụ thể như sau:
Luật kế toán
Luật kế toán được ban hành ngày 17/06/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004 áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
Chuẩn mực kế toán
Ở Việt Nam chuẩn mực kế toán áp dụng cho các DNNVV dựa trên chuẩn mực kế toán chung được ban hành nhưng có một số chuẩn mực kế toán áp dụng không đầy đủ hoặc một số chuẩn mực kế toán không áp dụng. Căn cứ vào Quyết định 48/2006 QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC, theo đó DNNVV áp dụng đầy đủ 7 chuẩn mực gồm chuẩn mực số 1- Chuẩn mực chung, chuẩn mực số 5- Bất động sản đầu tư, chuẩn mực số 14- Doanh thu và thu nhập khác, chuẩn mực số 16- Chi phí đi vay , chuẩn mực số 18- Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tìm tàng, chuẩn mực số 23 - Các sư kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm và chuẩn mực số 26- Thông tin về các bên liên quan. Áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực và không áp dụng 7 chuẩn mực do không phát sinh ở DNNVV hoặc do quá phức tạp không phù hợp với DNNVV.
Chế độ kế toán
Hiện nay có hai chế độ kế toán doanh nghiệp mà các DNNVV có thể áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC thay thế cho Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng BTC ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp. Chế độ kế toán này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. DNNVV áp dụng theo chế độ kế toán này phải thông báo cho cơ quan Thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện ổn định ít nhất trong thời gian là 2 năm. Trường hợp chuyển đổi trở lại chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải thông báo lại cho cơ quan Thuế. Chế độ kế toán này gồm 4 phần: hệ thống tài khoản kế toán; hệ thống BCTC; chế độ chứng từ kế toán và chế độ sổ kế toán.
Hệ thống BCTC năm áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Riêng các DNNVV vẫn tuân thủ các quy định chung trong phần hệ thống BCTC của chế độ này và những hướng dẫn cụ thể phù hợp với DNNVV tại chế độ kế toán DNNVV gồm:
Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN
Thời hạn nộp BCTC năm: doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh nộp chậm nhất là 30 ngày và đối với các đơn vị kế toán khác (không gồm doanh nghiệp nhà nước) nộp chậm nhất là 90 ngày - kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Bảng 3.4: Nơi nhận BCTC theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC
Nơi nhận BCTC
Các loại doanh nghiệp
Kỳ lập báo cáo Cơ quan tài chính Cơ quan Thuế Cơ quan Thống kê DN cấp trên Cơ quan đăng ký kinh doanh 1. Doanh nghiệp Nhà nước Quý,
Năm
x x x x x
2. Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài Năm
x x x x x
3. Các loại doanh nghiệp khác Năm x x x x
Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC thay thế cho Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng BTC, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Chế độ này không áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng. Chế độ kế toán gồm 5 phần: quy định chung; hệ thống tài khoản kế toán; hệ thống BCTC; chế độ chứng từ kế toán; chế độ sổ kế toán. Hệ thống BCTC năm của DNNVV gồm:
Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DNN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DNN Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DNN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (khuyến khích lập, không bắt buộc)
Riêng BCTC gửi cho cơ quan thuế phải lập thêm bảng cân đối tài khoản (mẫu số F 01 - DNN)
Thời gian nộp BCTC năm: doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh thời hạn chậm nhất là 30 ngày; đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần và các hợp tác xã thời hạn chậm nhất là 90 ngày - kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Bảng 3.5: Nơi nhận BCTC năm theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC Nơi nhận BCTC
Loại hình doanh nghiệp quan Cơ
Thuế Cơ quan đăng ký kinh doanh Cơ quan Thống kê 1. Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty
hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân 2. Hợp tác xã x x x x x 3.1.2. Những hạn chế của các DNNVV
Bên cạnh vai trò quan trọng của DNNVV đối với nền kinh tế đã trình bày ở mục (2.2.2), trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn tồn tại nhiều hạn chế. Vì vậy, nó đã kìm hãm sự phát triển của các DNNVV. Để giải quyết vấn đề này không chỉ cần sự nổ lực vươn lên của bản thân mỗi doanh nghiệp mà còn cần được sự trợ giúp từ phía Nhà nước, những hạn chế cụ thể như sau:
Một là thiếu vốn, đây luôn là vấn đề gây khó khăn cho hoạt động đối với DNNVV, vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ phát triển đến một giới hạn nhất định do không có đủ nguồn lực mở rộng quy mô hoạt động. Thực tế cho thấy có 80% DNNVV Việt Nam vay vốn từ các tổ chức phi tài chính hoặc từ gia đình, bạn bè, chỉ có 20% doanh nghiệp có thể vay vốn từ các ngân hàng. Đôi khi các doanh nghiệp còn phải trả cho việc vay nóng lãi suất cao hơn từ 3-6 lần nếu so sánh với lãi suất của vốn vay ngân hàng (Trương Quang Thông, 2010). Khó tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng do mức độ tin cậy của DNNVV đối với ngân hàng thấp nên cần phải có tài sản thế chấp khi vay vốn mà các DNNVV khó đáp ứng được. Do thiếu vốn nên việc đầu tư
cho công nghệ gặp nhiều khó khăn, máy móc thiết bị sản xuất lạc hậu, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt vấn đề xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.
Hai là năng lực quản lý điều hành hạn chế, mang tính chất gia đình, việc quản trị nội bộ doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Sự thiếu hụt thông tin về thị trường khiến việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc doanh nghiệp bị phá sản nhanh chóng. Vì vậy “vòng đời” của DNNVV thường ngắn - đây là quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Năm 2011, theo số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã có hơn 48.700 doanh nghiệp giải thể và ngừng đăng ký kinh doanh (cao hơn cùng kỳ 20%) phần lớn rơi vào doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa 6.
Ba là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. Chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin do VCCI công bố năm 2010 hơn 50% cho rằng không có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý nhân sự, tiền lương cũng như phần mềm quản lý bán hàng…Ngoài ra, khoảng 20% có website riêng (chủ yếu để giới thiệu hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ qua mạng), phần lớn còn dè dặt với thương mại điện tử vì cho rằng chưa phải là thời điểm để mua bán qua mạng 7.
6,7 Đào Duy Huân (2012). Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam phù hợp với tái cấu trúc và hội nhập kinh tế quốc tế [online], viewed 15/03/2013, from: <
3.2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC DNNVV
Tác giả tiến hành điều tra, khảo sát thực tế với số lượng 100 DNNVV đang hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bằng hình thức gửi phiếu khảo sát trực tiếp (Phụ lục 01: Phiếu khảo sát) đến kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán hoặc kế toán tổng hợp tại đơn vị. Kết hợp phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại để tìm hiểu sâu hơn về tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp khảo sát. Thời gian khảo sát bắt đầu từ 01/07/2013 và kết thúc ngày 31/07/2013, kết quả như sau:
Bảng 3.6: Thông tin chung về doanh nghiệp trả lời phiếu khảo sát
Loại doanh nghiệp (DN) kinh doanh Lĩnh vực Chế độ kế toán Hình thức kế toán Sử dụng phần mềm kế toán Loại DN lượng Số trọng Tỷ SX -XD TM - DV QĐ15 QĐ48 NKC CTGS NKSC NKCT mua Đặt Excel
DN siêu nhỏ 40 40% 5 35 13 27 35 2 1 2 20 20 DN nhỏ 54 54% 14 40 23 31 47 4 2 1 34 20 DN vừa 6 6% 3 3 3 3 5 1 0 0 1 5 Tổng 100 100% 22 78 39 61 87 7 3 3 55 45 Chú thích: SX - XD: sản xuất - xây dựng TM - DV: thương mại - dịch vụ NKC: Nhật ký chung CTGS: Chứng từ ghi sổ NKSC: Nhật ký - Sổ cái NKCT: Nhật ký - Chứng từ
Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ gồm (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Không ý kiến; (4) Đồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý. Kết quả khảo sát trình bày dưới hình thức bảng biểu, đồ thị thống kê. Sau đó, tác giả tiến hành diễn giải và phân tích số liệu thu thập được, kết quả cụ thể như sau:
3.2.1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về vận dụng chế độ chứng từ kế toán
Nội dung
Số doanh nghiệp trả lời
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Doanh nghiệp sử dụng mẫu chứng từ kế toán tự thiết kế kết hợp với mẫu theo quy định của BTC (C1)
2 22 4 45 27
Chứng từ kế toán chỉ cần ghi những
mục quan trọng (C2) 11 31 6 42 10
Chứng từ kế toán phải ký tên đầy đủ, ghi họ tên, đóng dấu theo đúng mẫu biểu (C3)
2 11 2 62 23
Chứng từ kế toán được ký định kỳ để
tiết kiệm thời gian (C4) 5 23 6 52 14
Doanh nghiệp không cần lập sổ đăng ký
mẫu chữ ký (C5) 4 20 11 42 23
Chứng từ kế toán phát sinh ở doanh
nghiệp đều dùng để ghi sổ kế toán (C6) 3 33 8 35 21 Doanh nghiệp phải xây dựng quy trình
luân chuyển chứng từ kế toán (C7) 1 18 13 48 20
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát về tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán theo các đại lƣợng thống kế mô tả
Nội dung Chỉ tiêu C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 Trung bình (Mean) 3,73 3,09 3,93 3,47 3,6 3,36 3,68 Mode 4 4 4 4 4 4 4 Giá trị nhỏ nhất (Minimum) 1 1 1 1 1 1 1 Giá trị lớn nhất (Maximum) 5 5 5 5 5 5 5
Qua kết quả trên cho thấy phần lớn hệ thống mẫu biểu chứng từ kế toán trong doanh nghiệp sử dụng kết hợp mẫu chứng từ bắt buộc và mang tính hướng dẫn do doanh nghiệp tự thiết kế phù hợp với hoạt động kinh doanh. Điều này cũng phù hợp với xu hướng hiện tại theo đó BTC mở rộng các chứng từ kế toán mang tính hướng dẫn như hóa đơn tự in. Doanh nghiệp quan tâm đến tính hợp pháp của chứng từ kế toán thông qua việc thể hiện đầy đủ chữ ký của những người có liên quan và dấu của đơn vị nhưng tính hợp lệ của chứng từ không được chú trọng vì chỉ cần thể hiện những nội dung mà họ cho là quan trọng trên chứng từ. Chứng từ kế toán phát sinh là căn cứ để ghi sổ kế toán nhưng không phải tất cả đều được thể hiện trên sổ sách. Thực tế khảo sát cho thấy doanh nghiệp không quan tâm đến việc mở sổ đăng ký mẫu chữ ký, họ cho rằng điều này không cần thiết vì doanh nghiệp có cách quản lý riêng. Kiểm soát nội bộ thông qua việc xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ một số doanh nghiệp không chú trọng vấn đề này, nếu có cũng chỉ là những quy ước ngầm chưa được cụ thể hóa bằng những quy trình cụ thể.
3.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Bảng 3.9: Kết quả khảo sát về vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Nội dung
Số doanh nghiệp trả lời
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Hệ thống tài khoản kế toán theo quy định
đủ để doanh nghiệp sử dụng (T1) 23 52 8 9 8
Doanh nghiệp phải bổ sung thêm tài
khoản cấp 2 chưa có trong hệ thống (T2) 3 14 6 62 15 Doanh nghiệp phải bổ sung thêm tài
khoản cấp 3 chưa có trong hệ thống (T3) 12 40 19 26 3 Doanh nghiệp mã hóa tài khoản bằng
chuỗi ký tự để dễ quản lý, sử dụng (T4) 7 30 9 46 8 Hệ thống tài khoản kế toán ở DN chỉ sử
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán theo các đại lƣợng thống kế mô tả
Nội dung Chỉ tiêu T1 T2 T3 T4 T5 Trung bình (Mean) 2,27 3,72 2,68 3,18 3,89 Mode 2 4 2 4 4 Giá trị nhỏ nhất (Minimum) 1 1 1 1 1 Giá trị lớn nhất (Maximum) 5 5 5 5 5
Đa số doanh nghiệp đều bổ sung thêm tài khoản cho phù hợp với hoạt động kinh doanh, cụ thể trong 39 doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định 15/2006 QĐ-BTC có 24 doanh nghiệp cho rằng cần phải bổ sung thêm tài khoản, trong 61 doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định 48/2006QĐ-BTC có 51 doanh nghiệp cần phải bổ sung thêm (hình 3.4), tài khoản bổ sung nhiều nhất đó là tài khoản cấp 2. Để tiện quản lý và sử dụng, sau khi xây dựng hệ thống tài khoản doanh nghiệp sẽ chi tiết hóa các tài khoản theo yêu cầu quản lý thường dùng ký tự để mã hóa và hệ thống tài khoản đang sử dụng doanh nghiệp chỉ phục vụ cho kế toán tài chính.
3.2.3. Tổ chức vận dụng chế độ sổ sách kế toán
Bảng 3.11: Kết quả khảo sát về vận dụng chế độ sổ sách kế toán
Nội dung
Số doanh nghiệp trả lời
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Sổ kế toán tổng hợp mở theo mẫu quy
định của BTC (S1) 0 1 6 64 29
Sổ, thẻ kế toán chi tiết mở theo yêu cầu
quản lý của doanh nghiệp (S2) 2 12 4 66 16
Sổ kế toán không ghi kịp tháng này kế toán chuyển sang tháng sau để tiếp tục ghi sổ cho hoàn chỉnh (S3)
2 7 2 62 27
Doanh nghiệp căn cứ vào chứng từ kế
toán để mở sổ kế toán cho phù hợp (S4) 3 7 8 58 24 DN không thể thay đổi hình thức kế toán
khi đã đăng ký với cơ quan thuế (S5) 49 33 4 7 7