Đánh giá tầm quan trọng của DNNVV qua những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế cho thấy mọi hoạt động hỗ trợ cho DNNVV là cần thiết, kịp thời để phát huy vị trí, vai trò của DNNVV trong nền kinh tế, cụ thể như sau:
Thứ nhất là tạo việc làm cho người lao động, DNNVV ở Việt Nam có quy mô lớn chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, sử dụng 51% lao động xã hội và tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm cho số lao động phần lớn chưa qua đào tạo. Đây là đóng góp rất lớn của DNNVV cho đất nước, góp giải quyết nhu cầu việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội. Khoảng 3 năm trở lại đây, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp giải thể gia tăng, người lao động bị mất việc cũng tăng theo gây ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Thứ hai là DNNVV góp phần vào sự tăng trưởng nền kinh tế, đóng góp hơn 40% GDP (tổng sản phẩm quốc nội). Để tạo 1 đơn vị giá trị GDP, khu vực kinh tế tư nhân chỉ cần 3,37 đơn vị đầu tư, trong khi khu vực nhà nước cần 8,28 đơn vị và doanh nghiệp FDI cần 4,99 đơn vị. Doanh thu trên tổng số tài sản khu vực tư nhân cũng cao hơn các khu vực khác. Trong khi doanh nghiệp tư nhân có số vốn 1 tỷ đồng tài sản tạo ra 1,18 tỷ đồng doanh thu thì khu vực doanh nghiệp Nhà nước chỉ tạo ra 0,80 tỷ đồng và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra 0,89 tỷ đồng 5.
Thứ ba là các DNNVV có lợi thế về tính linh hoạt, tham gia nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh, nhờ cấu trúc và quy mô nhỏ nên khả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hướng kinh doanh thậm chí cả địa điểm kinh doanh được coi là mặt mạnh của các doanh nghiệp này. DNNVV là những công ty vệ tinh gia công thiết bị, chế biến bộ phận chi tiết cho các doanh nghiệp lớn, thực hiện các dịch vụ đa dạng và phong phú như các dịch vụ trong quá trình phân phối và thương mại hoá, dịch vụ sinh hoạt và giải trí, các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ.
Thứ tư là các DNNVV đã hình thành và phát triển đội ngũ các nhà quản lý năng động. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi những
5 Thúy Hải (2012). Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Những điều trăn trở [online], viewed 02/03/2013, from: < http://www.sggp.org.vn/kinhte/2012/4/285015/>.
người quản lý doanh nhgiệp phải linh hoạt trong quản lý và điều hành, dám nghĩ, dám làm và chấp nhận sự mạo hiểm. Đây là những nhà quản lý có năng lực, trình độ, nhận thức nhạy bén về tình hình thị trường và khả năng chớp thời cơ, nắm bắt cơ hội kinh doanh góp phần tạo tiếng nói mạnh mẽ cho các DNNVV trong nền kinh tế. Họ luôn là người đi đầu trong đổi mới, tìm kiếm phương thức sản xuất kinh doanh mới, đặt ra nhiệm vụ chuyển đổi cho phù hợp với môi trường kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương này tác giả đề cập đến vai trò, mục tiêu, yêu cầu và nội dung của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp nói chung. Trên cơ sở các quy định pháp lý về công tác kế toán, doanh nghiệp tiến hành vận dụng phù hợp với quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý cụ thể từng nội dung để tạo ra một tổ chức công tác kế toán riêng, nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Một điều lưu ý rằng không có một tổ chức công tác kế toán nào tối ưu nếu thiếu sự quản lý, điều hành một cách khoa học và hợp lý, thiếu sự đôn đốc và kiểm tra của những con người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các DNNVV, để có cái nhìn chung về doanh nghiệp này tác giả đã giới thiệu khái quát về tiêu chí xác định DNNVV, vai trò và những hạn chế của doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay. Đây là cơ sở để Nhà nước hỗ trợ về mặt chính sách, là cơ sở để tác giả khảo sát thực tế đúng đối tượng nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cho phù hợp với quy mô hoạt động của các DNNVV.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM