Giải pháp về tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 106)

Về phía doanh nghiệp

Hạn chế sự can thiệp của chủ doanh nghiệp trong hoạt động của bộ máy kế toán, bằng cách trao quyền quản lý, điều hành cho kế toán trưởng theo đúng chức năng và quyền hạn. Điều này sẽ gắn kết trách nhiệm và nghĩa vụ thực sự cho kế toán trưởng, cùng với ý thức đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực trong tổ chức, điều hành công tác kế toán vừa tuân thủ quy định của pháp luật vừa vì mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Chủ doanh doanh quản lý trên cơ sở kiểm tra trong quá trình thực thi quyền của kế toán trưởng, để có những biện pháp điều chỉnh thích hợp.

Doanh nghiệp phải tạo điều kiện để nhân viên kế toán thường xuyên cập nhật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bởi vì con người là nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng của kết quả công tác kế toán, cụ thể như sau:

Thứ nhất lập bảng mô tả công việc cho từng nhân viên kế toán, mục đích để thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, tránh sự chồng chéo công việc, thuận tiện trong công tác điều hành quản lý, đặc biệt trong việc quy trách nhiệm khi xảy ra sai sót. Kế toán trưởng lập bảng mô tả công việc bằng văn bản, trình bày cụ thể ai phải làm những

công việc gì, thời gian bắt đầu, kết thúc và công bố công khai để mọi người dễ thực hiện. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện để có những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo sự phân công đúng, người đúng việc nhằm phát huy tối đa năng lực, tăng khả năng sáng tạo trong công việc của từng nhân viên kế toán.

Thứ hai kế toán trưởng phân công một nhân viên kế toán thường xuyên cập nhật các quy định mới của Nhà nước vế kế toán, chính sách thuế. Khi có các chính sách mới kế toán trưởng nghiên cứu, họp bàn với phòng kế toán và tiến hành vận dụng phù hợp trong tổ chức công tác kế toán ở đơn vị. Việc làm này vừa giúp doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định cảu Nhà nước vừa bổ sung kiến thức pháp lý cho nhân viên kế toán. Làm tốt công tác đó thì các DNNVV sẽ hạn chế được tình trạng như hiện nay là không nắm bắt kịp các quy định hiện hành của Nhà nước dẫn đến việc thực hiện sai, hơn nữa việc thực hiện này không tốn nhiều chi phí.

Thứ ba có chính sách đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, cụ thể là hằng năm cử nhân viên kế toán tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ kế toán, chính sách thuế để nâng cao trình độ tay nghề. Toàn bộ kinh phí do doanh nghiệp chi để thấy được sự quan tâm nâng cao trình của nhân viên là ưu tiên hàng đầu cho mục tiêu phát triển doanh nghiệp, qua đó tạo sự gắn bó lâu dài và nâng cao trách nhiệm trong công việc của từng nhân viên kế toán.

Về phía các cơ sở đào tạo

Đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực về kế toán cung cấp cho xã hội vừa có kiến thức vừa có kỹ năng làm việc. Tạo sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp để đáp ứng đủ số lượng lao động và yêu cầu về chất lượng, tránh việc đào tạo cung vượt cầu, chất lượng không đảm bảo gây lãng phí cho cá nhân và xã hội bằng cách đẩy mạnh chương trình hướng nghiệp.

Bên cạnh những lớp đào tạo truyền thống về kế toán doanh nghiệp nói chung như hiện, các cơ sở đào tạo nên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán chuyên ngành. Chuyên ngành ở đây được hiểu là từng lĩnh vực hoạt động cụ thể tương ứng các

ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp như lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán trong lĩnh vực sản xuất hoặc xây dựng hoặc thương mại - dịch vụ. Nó phù hợp với các đối tượng đang làm việc tại doanh nghiệp, nhằm nghiên cứu chuyên sâu các nghiệp vụ mà nhân viên kế toán đang công tác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 106)