Giải pháp về tổ chức kiểm tra kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 108)

Về phía doanh nghiệp

Công tác kiểm tra kế toán phải được tiến hành thường xuyên, tùy theo quy mô doanh nghiệp, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán trưởng trực tiếp thực hiện việc kiểm tra hoặc phân công thêm một nhân viên kế toán chuyên trách cho công việc này. Chi tiết nội dung các công việc cần kiểm tra, thời gian kiểm tra, công khai việc kiểm tra thường kỳ và nên có những buổi kiểm tra đột xuất để đánh giá chính xác việc tuân thủ các quy định của nhân viên kế toán, cụ thể như sau:

Kiểm tra trước: chủ yếu thực hiện ở việc kiểm tra chứng từ kế toán trước khi được ghi sổ kế toán, gồm các nội dung:

+ Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ: chứng từ có ghi đầy đủ các chỉ tiêu theo mẫu biểu đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay không?

+ Kiểm tra tính hợp pháp: chứng từ đã được ký tên, ghi họ tên của những người có liên quan, đã đóng dấu hay chưa?

+ Kiểm tra việc tính toán, các bút toán định khoản trên chứng từ kế toán.

Kiểm tra trong: chủ yếu thực hiện trong quá trình ghi sổ kế toán, lập báo cáo ké toán, gồm các nội dung:

+ Thực hiện đúng trình tự ghi chép theo hình thức kế toán đang sử dụng.

+ Diễn giải nghiệp vụ kinh tế phát sinh rõ ràng, dễ hiểu, số liệu phát sinh khớp với số liệu trên chứng từ kế toán.

+ Tiến độ thực hiện công việc và đối chiếu số liệu giữa các phần hành kế toán. + Kiểm tra việc lập các báo cáo kế toán về nội dung, thời gian thực hiện.

Kiểm tra sau: trên cơ sở sổ sách kế toán, báo cáo kế toán, kiểm tra việc tuân thủ chấp hành các quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán. Việc kiểm tra này nhằm đảm bảo độ chuẩn xác trước khi thông tin được cung cấp cho các đối tượng sử dụng.

Về phía Nhà nƣớc

Do BCTC của các DNNVV chưa bắt buộc phải được kiểm toán, vì vậy cơ quan quản lý thuế trực tiếp nên tiến hành kiểm tra việc tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp thường niên. Đây không phải là công việc quyết toán thuế như hiện nay mà chủ yếu tập trung việc kiểm tra sự tuân thủ chấp hành các quy định về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán, BCTC.... Từ đó, có những xử kịp thời vừa hạn chế thất thoát ngân sách Nhà nước vừa giúp các doanh nghiệp có những điều chỉnh kịp thời khi có sự vận dụng sai các quy định của Nhà nước. Sự kiểm tra thường niên này sẽ đánh động vào ý thức chấp hành quy định trong điều hành công việc kế toán ở doanh nghiệp - khi hiện nay ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận doanh nghiệp còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)