Tác giả tiến hành điều tra, khảo sát thực tế với số lượng 100 DNNVV đang hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bằng hình thức gửi phiếu khảo sát trực tiếp (Phụ lục 01: Phiếu khảo sát) đến kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán hoặc kế toán tổng hợp tại đơn vị. Kết hợp phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại để tìm hiểu sâu hơn về tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp khảo sát. Thời gian khảo sát bắt đầu từ 01/07/2013 và kết thúc ngày 31/07/2013, kết quả như sau:
Bảng 3.6: Thông tin chung về doanh nghiệp trả lời phiếu khảo sát
Loại doanh nghiệp (DN) kinh doanh Lĩnh vực Chế độ kế toán Hình thức kế toán Sử dụng phần mềm kế toán Loại DN lượng Số trọng Tỷ SX -XD TM - DV QĐ15 QĐ48 NKC CTGS NKSC NKCT mua Đặt Excel
DN siêu nhỏ 40 40% 5 35 13 27 35 2 1 2 20 20 DN nhỏ 54 54% 14 40 23 31 47 4 2 1 34 20 DN vừa 6 6% 3 3 3 3 5 1 0 0 1 5 Tổng 100 100% 22 78 39 61 87 7 3 3 55 45 Chú thích: SX - XD: sản xuất - xây dựng TM - DV: thương mại - dịch vụ NKC: Nhật ký chung CTGS: Chứng từ ghi sổ NKSC: Nhật ký - Sổ cái NKCT: Nhật ký - Chứng từ
Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ gồm (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Không ý kiến; (4) Đồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý. Kết quả khảo sát trình bày dưới hình thức bảng biểu, đồ thị thống kê. Sau đó, tác giả tiến hành diễn giải và phân tích số liệu thu thập được, kết quả cụ thể như sau:
3.2.1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về vận dụng chế độ chứng từ kế toán
Nội dung
Số doanh nghiệp trả lời
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Doanh nghiệp sử dụng mẫu chứng từ kế toán tự thiết kế kết hợp với mẫu theo quy định của BTC (C1)
2 22 4 45 27
Chứng từ kế toán chỉ cần ghi những
mục quan trọng (C2) 11 31 6 42 10
Chứng từ kế toán phải ký tên đầy đủ, ghi họ tên, đóng dấu theo đúng mẫu biểu (C3)
2 11 2 62 23
Chứng từ kế toán được ký định kỳ để
tiết kiệm thời gian (C4) 5 23 6 52 14
Doanh nghiệp không cần lập sổ đăng ký
mẫu chữ ký (C5) 4 20 11 42 23
Chứng từ kế toán phát sinh ở doanh
nghiệp đều dùng để ghi sổ kế toán (C6) 3 33 8 35 21 Doanh nghiệp phải xây dựng quy trình
luân chuyển chứng từ kế toán (C7) 1 18 13 48 20
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát về tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán theo các đại lƣợng thống kế mô tả
Nội dung Chỉ tiêu C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 Trung bình (Mean) 3,73 3,09 3,93 3,47 3,6 3,36 3,68 Mode 4 4 4 4 4 4 4 Giá trị nhỏ nhất (Minimum) 1 1 1 1 1 1 1 Giá trị lớn nhất (Maximum) 5 5 5 5 5 5 5
Qua kết quả trên cho thấy phần lớn hệ thống mẫu biểu chứng từ kế toán trong doanh nghiệp sử dụng kết hợp mẫu chứng từ bắt buộc và mang tính hướng dẫn do doanh nghiệp tự thiết kế phù hợp với hoạt động kinh doanh. Điều này cũng phù hợp với xu hướng hiện tại theo đó BTC mở rộng các chứng từ kế toán mang tính hướng dẫn như hóa đơn tự in. Doanh nghiệp quan tâm đến tính hợp pháp của chứng từ kế toán thông qua việc thể hiện đầy đủ chữ ký của những người có liên quan và dấu của đơn vị nhưng tính hợp lệ của chứng từ không được chú trọng vì chỉ cần thể hiện những nội dung mà họ cho là quan trọng trên chứng từ. Chứng từ kế toán phát sinh là căn cứ để ghi sổ kế toán nhưng không phải tất cả đều được thể hiện trên sổ sách. Thực tế khảo sát cho thấy doanh nghiệp không quan tâm đến việc mở sổ đăng ký mẫu chữ ký, họ cho rằng điều này không cần thiết vì doanh nghiệp có cách quản lý riêng. Kiểm soát nội bộ thông qua việc xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ một số doanh nghiệp không chú trọng vấn đề này, nếu có cũng chỉ là những quy ước ngầm chưa được cụ thể hóa bằng những quy trình cụ thể.
3.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Bảng 3.9: Kết quả khảo sát về vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Nội dung
Số doanh nghiệp trả lời
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Hệ thống tài khoản kế toán theo quy định
đủ để doanh nghiệp sử dụng (T1) 23 52 8 9 8
Doanh nghiệp phải bổ sung thêm tài
khoản cấp 2 chưa có trong hệ thống (T2) 3 14 6 62 15 Doanh nghiệp phải bổ sung thêm tài
khoản cấp 3 chưa có trong hệ thống (T3) 12 40 19 26 3 Doanh nghiệp mã hóa tài khoản bằng
chuỗi ký tự để dễ quản lý, sử dụng (T4) 7 30 9 46 8 Hệ thống tài khoản kế toán ở DN chỉ sử
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán theo các đại lƣợng thống kế mô tả
Nội dung Chỉ tiêu T1 T2 T3 T4 T5 Trung bình (Mean) 2,27 3,72 2,68 3,18 3,89 Mode 2 4 2 4 4 Giá trị nhỏ nhất (Minimum) 1 1 1 1 1 Giá trị lớn nhất (Maximum) 5 5 5 5 5
Đa số doanh nghiệp đều bổ sung thêm tài khoản cho phù hợp với hoạt động kinh doanh, cụ thể trong 39 doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định 15/2006 QĐ-BTC có 24 doanh nghiệp cho rằng cần phải bổ sung thêm tài khoản, trong 61 doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định 48/2006QĐ-BTC có 51 doanh nghiệp cần phải bổ sung thêm (hình 3.4), tài khoản bổ sung nhiều nhất đó là tài khoản cấp 2. Để tiện quản lý và sử dụng, sau khi xây dựng hệ thống tài khoản doanh nghiệp sẽ chi tiết hóa các tài khoản theo yêu cầu quản lý thường dùng ký tự để mã hóa và hệ thống tài khoản đang sử dụng doanh nghiệp chỉ phục vụ cho kế toán tài chính.
3.2.3. Tổ chức vận dụng chế độ sổ sách kế toán
Bảng 3.11: Kết quả khảo sát về vận dụng chế độ sổ sách kế toán
Nội dung
Số doanh nghiệp trả lời
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Sổ kế toán tổng hợp mở theo mẫu quy
định của BTC (S1) 0 1 6 64 29
Sổ, thẻ kế toán chi tiết mở theo yêu cầu
quản lý của doanh nghiệp (S2) 2 12 4 66 16
Sổ kế toán không ghi kịp tháng này kế toán chuyển sang tháng sau để tiếp tục ghi sổ cho hoàn chỉnh (S3)
2 7 2 62 27
Doanh nghiệp căn cứ vào chứng từ kế
toán để mở sổ kế toán cho phù hợp (S4) 3 7 8 58 24 DN không thể thay đổi hình thức kế toán
khi đã đăng ký với cơ quan thuế (S5) 49 33 4 7 7
Bảng 3.12: Kết quả khảo sát về tổ chức vận dụng chế độ sổ sách kế toán theo các đại lƣợng thống kế mô tả
Nội dung Chỉ tiêu S1 S2 S3 S4 S5 Trung bình (Mean) 4,21 3,82 4,05 3,93 1,9 Mode 4 4 4 4 1 Giá trị nhỏ nhất (Minimum) 2 1 1 1 1 Giá trị lớn nhất (Maximum) 5 5 5 5 5
Kết quả khảo sát phản ánh phần lớn hệ thống sổ sách kế toán doanh nghiệp áp dụng theo quy định của BTC về sổ kế toán tổng hơp và kết hợp mở sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý. Qua tìm hiểu khi tiến hành khảo sát hầu hết các doanh nghiệp đều ghi sổ theo tháng, điều đó có nghĩa cuối mỗi tháng họ phải hoàn tất sổ sách kế toán
để chuyển qua tháng sau, thực tế phản ánh tháng này không ghi kịp kế toán sẽ chuyển sang tháng sau để tiếp tục ghi sổ cho hoàn chỉnh. Nhiều ý kiến cho rằng đơn vị mở sổ kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán chứ không căn cứ vào hệ thống tài khoản hiện có. Hình thức kế toán trước khi sử dụng sẽ được đăng ký với cơ quan quản lý thuế, nếu đã đăng ký rồi thì doanh nghiệp vẫn có thể thay đổi được - bắt đầu từ kỳ kế toán năm sau. Hình thức kế toán chủ yếu các doanh nghiệp đang áp dụng là hình thức Nhật ký chung chiếm tỷ trọng 87% (hình 3.5), theo nhân viên kế toán hình thức này dễ sử dụng, quen thuộc nên thực hiện được dễ dàng vì đã được học ở trường.
3.2.4. Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán
Bảng 3.13: Kết quả khảo sát về cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán
Nội dung
Số doanh nghiệp trả lời
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Mẫu BCTC theo quy định hiện nay đầy
đủ, phù hợp (B1) 0 3 12 61 24
BCTC phản ánh một phần tình hình tài chính, kinh doanh, luồng tiền của doanh nghiệp (B2)
3 7 3 54 33
BCTC chỉ được cung cấp cho cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng khi có yêu cầu (B3)
3 20 9 45 23
BCTC được lập để nộp cho cơ quan quản
lý Nhà nước đúng thời hạn (B4) 5 15 9 42 29
Lập báo cáo kế toán quản trị khi có yêu
cầu của Giám đốc (B5) 0 2 4 59 35
Bảng 3.14: Kết quả khảo sát về tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán theo các đại lƣợng thống kế mô tả
Nội dung Chỉ tiêu B1 B2 B3 B4 B5 Trung bình (Mean) 4,06 4,07 3,65 3,75 4,27 Mode 4 4 4 4 4 Giá trị nhỏ nhất (Minimum) 2 1 1 1 2 Giá trị lớn nhất (Maximum) 5 5 5 5 5
Số liệu trên BCTC của doanh nghiệp chỉ phản ánh một phần tình hình tài chính, kinh doanh, luồng tiền của doanh nghiệp điều này cũng lý giải tại sao BCTC của các DNNVV không đáng tin cậy. Kết quả của thông tin kế toán phần lớn các doanh nghiệp chỉ cung cấp cho đối tượng bên ngoài đó là cơ quan quản lý Nhà nước khi có yêu cầu
và Ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn. Các doanh nghiệp không quan tâm đến việc lập báo cáo kế toán quản trị, chủ yếu là lập BCTC để nộp cho cơ quan thuế đúng hạn, số ít doanh nghiệp đồng ý BCTC được lập còn để phục vụ cho quyết định quản trị ở đơn vị.
3.2.5. Tổ chức bộ máy kế toán
Bảng 3.15 Kết quả khảo sát về tổ chức bộ máy kế toán
Nội dung
Số doanh nghiệp trả lời
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Nhân viên kế toán trong doanh nghiệp có
trình độ từ trung cấp trở lên (M1) 1 14 3 66 16 Doanh nghiệp ưu tiên tuyển nhân viên kế
toán là người thân để đảm bảo số liệu kế toán được bảo mật (M2)
11 33 14 35 7
Doanh nghiệp phải lập bảng mô tả công
việc cụ thể cho từng nhân viên (M3) 1 45 16 25 13 Số lượng nhân viên kế toán ít để giảm
bớt chi phí (M4) 2 44 12 29 13
Mọi sự thay đổi ở bộ máy kế toán đều
phải thông qua chủ doanh nghiệp (M5) 3 3 5 54 35 Nâng cao trình độ tay nghề là nhiệm vụ
của mỗi nhân viên (M6) 1 6 4 48 41
Bảng 3.16: Kết quả khảo sát về tổ chức bộ máy kế toán theo các đại lƣợng thống kế mô tả Nội dung Chỉ tiêu M1 M2 M3 M4 M5 M6 Trung bình (Mean) 3,82 2,94 3,04 3,07 4,15 4,22 Mode 4 4 2 2 4 4 Giá trị nhỏ nhất (Minimum) 1 1 1 1 1 1 Giá trị lớn nhất (Maximum) 5 5 5 5 5 5
Có một tín hiệu đáng mừng về trình độ của nhân viên kế toán ở doanh nghiệp đa phần được qua đào tạo, đảm bảo kiến thức nhất định về nghề kế toán, có ý thức nâng cao tay nghề trong quá trình công tác. Để phân công công việc cụ thể cho từng nhân viên tránh công việc chồng chéo gây ách tắc, doanh nghiệp có quan tâm nhưng chưa sâu sắc. Ở một số doanh nghiệp nhân viên kế toán thường kiêm nhiệm nhiều việc vì doanh nghiệp bố trí số lượng nhân viên trong bộ máy kế toán ít để tiết kiệm chi phí. Qua khảo sát và phỏng vấn trực tiếp cho thấy mọi sự thay đổi ở bộ máy kế toán đều phải thông qua chủ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
3.2.6. Tổ chức kiểm tra kế toán
Bảng 3.17: Kết quả khảo sát về tổ chức kiểm tra kế toán
Nội dung
Số doanh nghiệp trả lởi
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Kiểm tra kế toán là kiểm tra tiền tồn quỹ, hàng tồn kho, các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp (K1)
1 7 5 52 35
Tổ chức kiểm tra kế toán khi có nghi ngờ
sai sót (K2) 5 17 1 46 31
Tổ chức kiểm tra kế toán chỉ đối nhân
viên kế toán mới (K3) 24 54 16 6 0
Giám đốc trực tiếp thực hiện tổ chức
kiểm tra kế toán (K4) 3 31 17 43 6
Khi tổ chức kiểm tra kế toán doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch về nội dung, phạm vi, thời điểm và phương pháp tiến hành cụ thể (K5)
Bảng 3.18: Kết quả khảo sát về tổ chức kiểm tra kế toán theo các đại lƣợng thống kế mô tả Nội dung Chỉ tiêu K1 K2 K3 K4 K5 Trung bình (Mean) 4,13 3,81 2,04 3,18 3,60 Mode 4 4 2 4 4 Giá trị nhỏ nhất (Minimum) 1 1 1 1 1 Giá trị lớn nhất (Maximum) 5 5 4 5 5
Có sự nhầm lẫn giữa kiểm kê tài sản và kiểm tra kế toán vì đa số đồng ý rằng kiểm tra kế toán là kiểm tra tiền tồn quỹ, hàng tồn kho, các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cho rằng công tác này không cần tiến hành thường xuyên mà chỉ khi có nghi ngờ sai sót mới tiến hành kiểm tra và xử lý. Người đứng đầu để tiến hành tổ chức kiểm tra kế toán ở một số doanh nghiệp là giám đốc, một số khác do kế toán trưởng phụ trách, trực tiếp tham gia điều hành. Doanh nghiệp đều có kế hoạch cụ thể về nội dung, thời điểm và phương pháp tiến hành cụ thể trước khi thực hiện công việc kiểm tra này.
3.2.7. Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp
Bảng 3.19: Kết quả khảo sát về về tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh
Nội dung
Số doanh nghiệp trả lời
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Phân tích hoạt động kinh doanh căn cứ
vào báo cáo của phòng kinh doanh (P1) 1 16 7 51 25 Phân tích hoạt động kinh doanh chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm, tình hình thực tế trên thị trường (P2)
2 16 6 52 24
Trong các cuộc họp để phân tích hoạt động kinh doanh không cần kế toán trưởng tham gia (P3)
11 30 16 37 6
Phân tích hoạt động kinh doanh độc lập
với công tác kế toán ở doanh nghiệp (P4) 9 33 9 39 10 DN chỉ tổ chức phân tích hoạt động kinh
doanh khi thật sự cần thiết (P5) 6 37 8 36 13
Bảng 3.20: Kết quả khảo sát về tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh trong theo các đại lƣợng thống kế mô tả
Nội dung Chỉ tiêu P1 P2 P3 P4 P5 Trung bình (Mean) 3,83 3,80 2,97 3,08 3,30 Mode 4 4 4 4 2 Giá trị nhỏ nhất (Minimum) 1 1 1 1 1 Giá trị lớn nhất (Maximum) 5 5 5 5 5
Thực tế khảo sát cho thấy một tỷ trọng lớn các đơn vị phân tích hoạt động kinh doanh căn cứ vào báo cáo của phòng kinh doanh kết hợp với kinh nghiệm, tình hình thực tế trên thị trường để đưa ra quyết định kinh doanh. Hơn 50% cho rằng đây là hoạt
động độc lập với công tác kế toán và cho rằng không cần tiến hành thường xuyên. Cũng có đơn vị cho rằng đây là hoạt động thật sự cần thiết phải được quan tâm để phục vụ cho việc điều hành quản lý của doanh nghiệp.