Môi trường nội bộ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 81)

2.2.3.1. Chiến lược kinh doanh

Trong giai đoạn 2008 – 2013, Vietcombank đã xây dựng chiến lược kinh doanh linh hoạt và phù hợp để thực thi cho từng giai đoạn cụ thể.

với phương châm chủ đạo “Thanh khoản – An toàn – Hiệu quả”, hoạt động kinh doanh của Vietcombank vẫn đạt được những kết quả quan trọng về mọi mặt, đạt và vượt các chỉ tiêu mà Đại hội cổ đông đặt ra.

Bước sang năm 2009, tiếp đà suy thoái của năm 2008, khó khăn vẫn tiếp diễn, Vietcombank đã thay đổi phương châm hoạt động “An toàn – Chất lượng – Tăng trưởng – Hiệu quả” vẫn đề cao tiêu chí an toàn hiệu quả nhưng nhấn mạnh thêm tiêu chí tăng trưởng và chất lượng.

Giai đoạn 2010 – 2011, kinh tế dần thoát khỏi khủng hoảng nhưng những nguy cơ mới lại đang tiềm ẩn khiến diễn biến thị trường phức tạp, Vietcombank đã quán triệt phương châm “Tăng tốc - An toàn - Hiệu quả - Chất lượng”, quyết tâm tạo đột phá trong hoạt động bán lẻ song song với đẩy mạnh bán buôn, mở rộng quy mô huy động vốn, tín dụng và kinh doanh vốn đi đôi với phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ.

Năm 2012 là năm bắt đầu thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống NHTM và các tổ chức tài chính, Vietcombank đã xây dựng phương châm “Đổi mới - Chuẩn mực - An toàn - Hiệu quả” nhằm rà soát, củng cố và hoàn thiện các mặt hoạt động, tập trung hoàn thiện và tổ chức thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển Vietcombank giai đoạn 2011 – 2020, kết hợp hài hòa, nhịp nhàng với đối tác chiến lược Mizuho để tạo ra những bước đột phá căn bản trong quản trị và hoạt động kinh doanh.

Đến năm 2013, Vietcombank tiếp tục bám sát chiến lược 2011 – 2020 củng cố vị thế NH bán buôn, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động bán lẻ, chuyển dịch mạnh sang tiền đồng, tăng cường hợp tác với Mizuho, phát huy mọi lợi thế, tiếp tục phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng và thực chất làm trọng, hướng tới phát triển bền vững theo phương châm “Đổi mới – Chất lượng – An toàn – Hiệu quả”

Như vậy, có thể thấy, trong giai đoạn 2008 – 2013, Vietcombank đã không ngừng hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhằm hiện thực hóa mục tiêu và tầm nhìn đến năm 2020 đưa Vietcombank trở thành NH số 1 tại Việt Nam, 1 trong 300 tập đoàn NH tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.

Đáng chú ý trong giai đoạn này, Vietcombank đã thay đ ổi chiến lược kinh doanh từ NH bán buôn thành một NH đa năng vừa củng cố vị thế của một NH bán buôn vừa đẩy mạnh hoạt động bán lẻ để đa dạng hóa hoạt động NH và tối đa hóa lợi nhuận. Vietcombank đã liên tục cho ra đời những sản phẩm mới mẻ, tiện ích cao, nhất là các sản phẩm e banking. Chiến lược này của Vietcombank là hoàn toàn phù hợp với xu hướng hiện nay của ngành NH nước ta là hướng tới xây dựng một NH hiện đại, năng động, đủ khả năng cạnh tranh nội địa và vươn mình ra thế giới.

Chiến lược này cũng đã mang l ại những hiệu quả nhất định đối với sự phát triển của Vietcombank thời gian qua.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.25. Dư nợ tín dụng và huy động vốn cá nhân của Vietcombank giai đoạn 2008 – 2013

Nguồn: BCTC của Vietcombank qua các năm

Như vậy, kể từ khi Vietcombank chuyển đổi chiến lược kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, đến năm 2013, dư nợ tín dụng cá nhân đã tăng 3,43 l ần so với năm 2008 và huy động vốn cá nhân tăng 3,02 lần so với năm 2008. Ngoài ra, tính đến hết năm 2013, các sản phẩm dịch vụ bán lẻ mang lại cho Vietcombank trên 7,6 triệu khách hàng cá nhân. Những kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng các chỉ tiêu tài chính, giúp Vietcombank củng cố và nâng cao NLTC của mình.

0 50000 100000 150000 200000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 10859 13677 18709 20873 28784 37259 57242 76695 98880 121587 162080 173142 Dư nợ Huy động vốn

2.3.3.2. Nguồn nhân lực

Như đã phân tích ở chương 1, nguồn nhân lực của NH chính là những người sẽ trực tiếp hiện thực hóa đường lối, chiến lược kinh doanh của NH thông qua sự điều hành, quản lý của ban quản trị NH.

Do đó, Vietcombank rất chú trọng đến việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực và coi đây là chìa khóa đem lại sự thành công và hiệu quả của NH. Tính đến cuối năm 2013, số nhân lực của Vietcombank là 13.864 người. Chất lượng nhân viên được kiểm soát từ đầu vào với một chính sách tuyển dụng nghiêm túc. Cán bộ được tuyển dụng theo đúng vị trí công việc. Đội ngũ lãnh đ ạo cấp cao đều là những người có kiến thức hiện đại và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, hầu hết đội ngũ quản lý của Vietcombank đều có trình độ Thạc sỹ trở lên và 70% tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín trong nước và nước ngoài.

Bên cạnh đó, Vietcombank được đánh giá là một trong những NH có chế độ lương thưởng cho nhân viên khá tốt, trong năm 2013, Vietcombank đứng thứ 3 về thu nhập bình quân tháng của nhân viên sau Vietinbank và MB bank. Thu nhập trung bình/tháng của nhân viên ở Vietcombank giai đoạn 2008 – 2013 là 15,74 triệu đồng, mức trung bình/tháng cụ thể như sau:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Biểu đồ 2.26. Thu nhập trung bình/tháng của Vietcombank giai đoạn 2008 – 2013

Nguồn: BCTC của Vietcombank qua các năm

Ban lãnh đạo Vietcombank cũng chú trọng tới việc xây dựng các chương trình đào tạo cho nhân viên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về các lĩnh vực như: quản lý rủi ro, xử lý nợ, thanh toán quốc tế, kế toán, kiểm toán...

10,5 14,7 16,99 18,36 16,61 17,27 0 5 10 15 20 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Đồng thời Vietcombank đang hướng đến việc xây dựng một chính sách “Đãi ngộ công bằng dựa trên khối lượng công việc và hiệu quả hoạt động”. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho những đóng góp của nhân viên được công nhận một cách xứng đáng và mở ra nhiều cơ hội thăng tiến.

Chính sự quan tâm đúng mực của Vietcombank đối với công tác quản trị nguồn nhân lực đã giúp cho Vietcombank có được đội ngũ cán bộ với năng lực chuyên môn vững vàng và nhiệt tình trong công tác. Điều này đã đóng góp không nh ỏ vào những thành tích mà Vietcombank đạt được trong giai đoạn 2008 – 2013, đảm bảo các chỉ tiêu tăng trưởng do HĐQT đề ra, giúp Vietcombank củng cố được NLTC trong giai đoạn mà ngành NH vấp phải muôn vàn khó khăn trong hoạt động như thời gian qua.

2.3.3.4. Cơ sở hạ tầng

Với tiềm lực tài chính khá vững mạnh, Vietcombank đã đ ầu tư không ít vào cơ sở vật chất cũng như hạ tầng kỹ thuật để phục vụ cho các hoạt động của NH trong giai đoạn 2008 – 2013.

Tính đến hết năm 2013, bên cạnh Hội sở chính Vietcombank hiện có 1 SGD và 79 chi nhánh với 333 phòng giao dịch hoạt động tại 47/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Mạng lưới hoạt động phân bổ: Bắc Trung bộ 10%, Đông bắc bộ 7,5%, Đồng bằng sông Hồng (bao gồm Hà Nội) 22,5%, Đông Nam Bộ và Hồ Chí Minh 25%, Duyên Hải Nam Trung bộ 13,75%, Tây Nam Bộ 16,25%, Tây Nguyên 4%. Vietcombank hiện còn có hơn 1.800 NH đại lý tại hơn 155 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, mạng lưới máy ATM và POS liên tục được tăng cường với tổng số máy tương ứng là 1.917 và 42.238 được phân bổ trên hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc. Điều này đã góp phần không nhỏ vào kết quả hoạt động kinh doanh thẻ luôn đi đầu trong ngành của Vietcombank.

Ngoài ra, ngày 31/03/2013, Vietcombank đã chính thức công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới với tinh thần kế thừa những yếu tố đã được gây dựng bởi các thế hệ đi trước và đã đư ợc định vị trong tâm trí khách hàng. Việc thay đổi hệ thống nhận

đối với dân chúng, logo mới của Vietcombank với thiết kế chuyên nghiệp và hiện đại thể hiện khao khát mở rộng và vươn xa đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía khách hàng.

Như vậy, có thể nói rằng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng đã giúp Vietcombank có được mạng lưới hoạt động sâu rộng, giúp NH mở rộng địa bàn kinh doanh, thu hút thêm khách hàng mới, là bàn đạp cho NH thực hiện các mục tiêu như tăng trưởng tín dụng, tăng cường huy động vốn cũng như gia tăng quy mô nguồn vốn. Mặt khác, việc cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ và hiện đại đã góp phần không nhỏ vào việc tăng thu nhập cho NH.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)