Song hành với cơ hội luôn là những thách thức liên tục được đặt ra cho hoạt động của toàn ngành và của Vietcombank.
NLTC của Vietcombank có thể coi là một trong những NH đầu ở nước ta hiện nay, tuy nhiên, so với các chuẩn mực quốc tế thì Vietcombank vẫn hạn chế. Đơn cử như chỉ tiêu hệ số an toàn vốn CAR, mặc dù ở mức khá cao nhưng so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan,...thì tỷ lệ an toàn vốn của Vietcombank còn khá thấp, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa rủi ro khi môi trường kinh doanh biến động.
Hiện nay, các NH trên thế giới đang hướng tới việc đáp ứng các chuẩn mực an toàn của Hiệp ước Basel III, một phiên bản mới của Hiệp ước Basel tăng cường các quy định yêu cầu, hệ thống giám sát và quản lý rủi ro của khu vực NH. Việc áp dụng đúng hiệp ước Basel III sẽ tăng cường tính minh bạch, khả năng có thể so sánh và nền tảng tài chính bền vững cho NH và các tổ chức tín dụng trên khắp thế giới. Thế nhưng, Vietcombank hiện vẫn còn loay hoay với bài toán Basel II và mới dự định ứng dụng các chuẩn mực Basel II vào hoạt động NH vào năm 2015. Điều này cho thấy để có thể nâng cao NLTC và vươn ra thị trường quốc tế, Vietcombank còn cả một chặng đường dài ở phía trước
Mặt khác, như đã phân tích, áp lực cạnh tranh trong môi trường ngành ngày càng khốc liệt. Các NHTMCP nội địa ngày càng lớn mạnh, tận dụng ưu thế đi sau, rút được những bài học kinh nghiệm quý báu, các NH này từ đầu đã tập trung vào mảng NH bán lẻ nên sớm chiếm giữ thị phần nhất định, việc phát triển mảng dịch vụ này trong tương lai của Vietcombank chắc chắn sẽ vấp phải những sự cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh đó, một khi nền kinh tế phục hồi, cùng với lộ trình mở cửa ngành NH theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, các NHNNg sẽ tìm đến ngày càng nhiều bởi
Như vậy, thách thức đặt ra đối với NLTC Vietcombank trong thời gian tới việc đảm bảo các chuẩn mực quốc tế theo Hiệp ước Basel II, từng bước tiến tới việc sánh ngang với các tổ chức tài chính quốc tế. Đồng thời, tiếp tục củng cố vị thế của mình trong ngành để có thể đương đầu với áp lực cạnh tranh ngày càng cao.
Có thể tóm tắt phân tích SWOT về NLTC của Vietcombank như sau:
Bảng 2.2. Phân tích SWOT về NLTC của Vietcombank giai đoạn 2008 - 2013
Điểm mạnh Điểm yếu
1. Quy mô VCSH lớn
2. Khả năng thanh khoản cao
3. Ưu thế cạnh tranh lớn do uy tín tốt 4. Ưu thế về cơ sở hạ tầng và công nghệ
5. Có thế mạnh mảng kinh doanh thẻ và các dịch vụ kiều hối
1. Chất lượng TS có chưa cao 2. Khả năng sinh lời giảm
Cơ hội Thách thức
1. Mảng NH bán lẻ còn nhiều tiềm năng chưa khai phá
2. Hợp tác với đối tác chiến lược nước ngoài
3. Tác động tích cực từ VAMC đến việc xử lý nợ xấu
1. Đáp ứng các chuẩn mực an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế
2. Áp lực cạnh tranh trong ngành ngày càng cao
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Tóm lại, ở chương 2, tác giả đã phân tích thực trạng NLTC của Vietcombank giai đoạn 2008 – 2013 theo mô hình CAMEL, bao gồm các chỉ tiêu: Mức độ an toàn vốn, chất lượng TS có, chất lượng quản lý, khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản. Ngoài ra, tác giả còn so sánh các chỉ tiêu này của Vietcombank với 2 NH thuộc nhóm NHTMNN đã được cổ phần hóa là BIDV và VietinBank, đồng thời cũng đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng đến NLTC của Vietcombank trong giai đoạn 2008 - 2013. Từ đó, tác giả đã có những đánh giá chung về NLTC của Vietcombank trong giai đoạn này thông qua phân tích SWOT. Kết quả cho thấy, so với môi trường nội địa, Vietcombank có một nền tảng khá vững chắc về NLTC, có thể coi là một trong những NH hàng đầu Việt Nam. với những ưu thế nổi bật cùng với những cơ hội có thể mở ra trong thời gian tới, khả năng để nâng cao NLTC của Vietcombank trong tương lại là rất lớn. Nhưng để có thể đưa NLTC của mình đạt đến tầm quốc tế, hướng tới mục tiêu vươn ra thế giới cùng xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu thì Vietcombank vẫn còn vấp phải nhiều khó khăn và thách thức.
Toàn bộ nội dung này được dùng làm cơ sở cho việc đưa ra giải pháp cụ thể nhằm nâng cao NLTC của Vietcombank ở chương 3 tiếp theo sau.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI