Giải pháp đảm bảo khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 108)

a. Mục tiêu của giải pháp

Qua phân tích ở chương 2, có thể thấy khả năng thanh khoản của Vietcombank hiện nay khá tốt, tuy nhiên, việc đảm bảo khả năng thanh khoản của NH là không thể xem nhẹ. Do đó, trong thời gian tới, Vietcombank cần thực hiện những giải pháp nhằm đảm bảo và ngày càng nâng cao khả năng thanh khoản của mình, qua đó, một lần nữa giúp Vietcombank khẳng định được sức mạnh tài chính của NH.

Mục tiêu của giải pháp là đảm bảo tỷ trọng tài sản thanh khoản trong đó chủ yếu là tiền mặt, tiền gửi tại các TCTD khác và chứng khoán thanh khoản trên tổng tài sản vào khoảng 30% đến năm 2020.

Trước hết, có thể thấy trong giai đoạn 2008 – 2013, chỉ số trạng thái tiền mặt của Vietcombank luôn được duy trì ở mức cao và an toàn, do đó, trong giai đoạn tới, Vietcombank nên tiếp tục duy trì mức chỉ số trạng thái tiền mặt như giai đoạn trước.

Mặt khác, trong tình hình tăng trưởng tín dụng gặp nhiều khó khăn như hiện nay, Vietcombank có thể xem xét đến khả năng tăng cường việc mua trái phiếu Chính phủ. Do việc cho vay DN gặp nhiều khó khăn nên NH có thể lựa chọn chi nhiều hơn để mua trái phiếu, lợi tức tuy thấp nhưng an toàn. Mặt khác, như đã phân tích, việc nắm giữ trái phiếu Chính phủ là những CK có tính thanh khoản cao, góp phần giúp cho NH có thể tăng cường thanh khoản. Ngoài ra, trong khi tín dụng chưa thể mở rộng, việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ còn giúp tăng thanh khoản cho nền kinh tế. Khi các khoản vốn này được giải ngân và sử dụng hiệu quả, sẽ giúp kích hoạt dòng tiền trong nền kinh tế.

Một vấn đề cần được xem xét trong giai đoạn sắp tới là việc xây dưng cơ cấu tiền gửi hợp lý để giảm thiểu áp lực cầu thanh khoản, từ đó gia tăng khả năng thanh khoản cho Vietcombank. Qua so sánh, có thể thấy, tuy đã giảm trong những năm gần đây nhưng tỷ lệ giữa tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn của Vietcombank vẫn ở mức cao so với BIDV và VietinBank. Do đó, chiến lược huy động vốn của Vietcombank trong thời gian tới cần chú trọng đến việc đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các khoản tiền gửi không kỳ hạn mà chủ yếu là tài khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn mà chủ yếu là tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Để cơ cấu tiền gửi được ổn định thì cần nâng tỷ trọng của các khoản tiền gửi có kỳ hạn, vì vậy, giai đoạn tới, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng quy mô tiền gửi thanh toán của khách hàng, Vietcombank cần chú trọng hơn vào các giải pháp gia tăng thu hút tiền gửi tiết kiệm như đã đề cập trong nhóm giải pháp nâng cao khả năng sinh lời ở trên.

Một NH được xem là có khả năng thanh khoản tốt nếu như nó có thể có được những khoản vốn khả dụng với chi phí thấp đúng tại thời điểm NH có yêu cầu. Vì vậy, việc thực hiện các giải pháp nhằm gia tăng quy mô VCSH cũng như nâng cao chất lượng TS có như đã nêu trên cũng s ẽ góp phần giúp Vietcombank đảm bảo và nâng cao khả năng thanh khoản. Với một tiềm lực tài chính mạnh mẽ việc có trong tay một

qua con đường vay nợ hay bán tài sản để đảm bảo thanh khoản sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Tóm lại, có thể nói rằng, các giải pháp nhằm nâng cao NLTC của Vietcombank trong thời gian tới có mối liên hệ mật thiết với nhau, giải pháp này có tác dụng hỗ trợ cho giải pháp kia cùng hướng đến mục tiêu nâng cao NLTC của Vietcombank. Do đó, cần có kế hoạch triển khai các giải pháp một cách đồng bộ nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho Vietcombank.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)