Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 113)

tài chính – NH trên cơ sở dần xóa bỏ cơ chế bao cấp, bảo hộ đối với các NHTM Việt Nam, cũng như xóa bỏ dần các giới hạn về số lượng, loại hình, phạm vi hoạt động, tỷ lệ góp vốn của nước ngoài theo lộ trình đã cam k ết nhằm đảm bảo quyền kinh doanh của các NH và tổ chức tài chính nước ngoài.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, đảm bảo bình đẳng an toàn cho mọi tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và đặc biệt là dịch vụ NH tài chính theo hướng đảm bảo sự công bằng, minh bạch giữa các TCTD trong và ngoài nước để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các NH, bảo đảm sự an toàn hiệu quả của hệ thống NH. Đồng thời xem xét rà soát đối chiếu các quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam để điều chỉnh cho phù hợp với các thông lệ quốc tế.

 Việc giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giai đoạn sắp tới, vì rõ ràng đây sẽ là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm cũng như gia tăng thu nhập cho người dân. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục triển khai Nghị quyết số 13/NQ – CP ngày 10/5/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay NH một cách hiệu quả. Đây cũng là phương thức nhằm giúp cho các NH vừa có thể thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng vừa nâng cao chất lượng tín dụng.

 Triển khai các biện pháp hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu, cải thiện chất lượng tín dụng của hệ thống NHTM thông qua nhiều hình thức:

 Việc hình thành một thị trường mua bán nợ định hướng thị trường là điều kiện tiên quyết để giúp giải quyết triệt để vấn đề nợ gốc bởi muốn có được sự tương tác với khối ngoại trong hoạt động xử lý nợ xấu cần có một thị trường mua bán chính thức với hành lang pháp lý hoàn thiện, đồng thời, đây là động thái cần thực hiện ngay nhằm tạo điều kiện cho VAMC hoạt động hiệu quả hơn để hoàn thành mục tiêu giải quyết nợ xấu trong thời gian ngắn nhất bởi thực chất hiện nay hoạt động của VAMC cũng chỉ dừng lại ở mức độ mua lại nợ xấu của các NH nhưng lại chưa có phương hướng xử lý các khoản nợ này. Mặt khác, việc xây dựng một thị trường mua bán nợ ổn

định sẽ tạo động lực cho hoạt động chuyển nợ thành vốn góp sôi động và được quan tâm hơn

 Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tài chính, NHNN và các cơ quan liên quan thống nhất với nhau trong việc xây dựng hệ thống cơ sở xác định giá trị khoản Nợ để làm cơ sở đàm phán giữa bên mua và bên bán bởi hiện tại trong giao dịch mua bán nợ, sự chênh lệch lớn giữa giá chào mua và giá chấp nhận bán làm kéo dài thời gian đàm phán và dẫn đến thất bại trong giao dịch.

 Có các chính sách kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường mua bán nợ tại Việt Nam: Thực lực của các công ty mua bán nợ tại Việt Nam hiện không đủ sức để có thể xử lý khoản nợ xấu khổng lồ của hệ thống, vì vậy Nhà nước cần có các chính sách kêu gọi và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường mua bán nợ tiềm năng tại Việt Nam. Với nguồn vốn lớn và kinh nghiệm hàng chục năm phát triển thị trường mua bán nợ, các nhà đầu tư ngoại sẽ là một trong những đối tác tham gia hoạt động hiệu quả trên thị trường Việt Nam.

 Tiếp tục cổ phần hóa các DNNN, tạo ra một môi trường bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp. Việc bảo hộ khu vực DNNN là nguyên nhân chính khiến mức nợ khó đòi, nợ quá hạn tại các NHTM là rất cao. Vì vậy nếu không kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa và cải cách một cách căn bản thì việc cải thiện NLTC NLTC nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và các NHTM cũng như Vietcombank nói riêng là rất khó thực hiện.

 Chính phủ cũng cần triển khai các đề án phát triển hoạt động TTKDTM bởi như đã phân tích, thói quen dùng tiền mặt vốn đã đi vào tiềm thức của người Việt Nam đã gây ra không ít trở ngại đối với các hoạt động liên quan đến dịc h vụ thanh toán của các NHTM cũng như Vietcombank trong thời gian qua:

 Xây dựng kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh việc phát triển TTKDTM trong khu vực cộng đồng dân cư, bằng cách tập trung triển khai phổ biến các giao dịch thanh toán định kỳ qua tài khoản như th anh toán tiền điện, nước, dịch vụ công cộng khác... và đồng thời cần phát triển các phương tiện, dịch vụ TTKDTM tại các điểm cung cấp dịch vụ gần với phần đông người dân hơn là chỉ tập trung tại các trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng lớn.

 Nghiên cứu và đề xuất những lộ trình phát triển các hệ thống thanh toán và giải pháp hỗ trợ phát triển TTKDTM như:

 Phát triển và củng cố các liên minh thẻ hiện có; tiến hành kết nối trung tâm chuyển mạch thẻ quốc gia,...

 Hình thành các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán như có thể có chính sách ưu đãi về thuế đối với người sử dụng dịch vụ thanh toán qua thẻ,

 Đặc biệt khuyến khích TTKDTM bằng việc xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý và các giải pháp về tài chính phục vụ phát triển TTKDTM.

 Khắc phục các trường hợp chăm sóc khách hàng chưa tốt: Máy ATM hết tiền, gặp trục trặc kỹ thuật, việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện chưa nhanh chóng, kịp thời... để nâng cao uy tín và tiện ích của việc TTKDTM.

 Chỉ đạo NHNN kết hợp với Bộ Thông tin & Truyền thông, các cơ quan báo đài... thực hiện các chương trình tuyên truyền nhằm phổ biến kiến thức về TTKDTM để nâng cao ý thức của cộng đồng, thay thế dần thói quen sử dụng tiền mặt cố hữu của người dân.

 Cần gấp rút hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động TTKDTM ở Việt Nam: Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia TTKDTM. Trên cơ sở đó, việc tiến hành kiểm soát rủi ro pháp lý phải bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế; tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và dịch vụ của các chủ thể tham gia; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp khách quan.

 Chính phủ nên xem xét việc mua lại các tài sản thế chấp là các công trình, các Bất động sản ở các NHTM hiện nay để phục vụ cho hoạt động an sinh phúc lợi hoặc các hoạt động khác phù hợp với công trình, vì các DN vay vốn có TS đảm bảo đang gặp rất nhiều khó khăn do đó không còn khả năng thanh toán nợ, các NH đã tiến hành bán nợ nhưng vẫn không bán được nhằm giải quyết khó khăn lớn hiện nay của các NHTM Việt Nam và nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sự đổ vỡ của hệ thống NHTM Việt Nam.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Toàn bộ nội dung chương 3 đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao NLTC cho Vietcombank, đó là: cần chú trọng ưu tiên hàng đầu giải quyết các vấn đề sau: Tăng cường vốn chủ sở hữu; cải thiện chất lượng TS có đặc biệt là xử lý nợ xấu; nâng cao chất lượng quản lý; nâng cao khả năng sinh lời; đảm bảo khả năng thanh khoản; …, và các kiến nghị đến Chính phủ, NHNN về các chính sách nhằm nâng cao NLTC cho Vietcombank. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích bao g ồm:

 Đưa ra cơ sở khi tiến hành xây dựng các giải pháp cho Vietcombank thông qua việc trích dẫn và phân tích một số quan điểm, mục tiêu của Chính phủ, NHNN về phát triển và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 cũng như mục tiêu và tầm nhìn đến năm 2020 của Vietcombank cũng như ma trận chiến lược từ phân tích SWOT.

 Đưa ra các giải pháp đối với Vietcombank, kiến nghị đối với NHNN và kiến nghị đối với Chính phủ.

Khi thực hiện đồng bộ các giải pháp trên chắc chắn sẽ giúp NLTC của Vietcombank. Từ đó giúp Vietcombank có thể nâng cao vị thế với các NH trong nước và tiến tới việc cạnh tranh được với các NHLD và các NHNNg hoạt động tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Ngày nay, tiến trình toàn cầu hóa đã tác động đến mọi mặt của kinh tế- xã hội. Để có thể hạn chế tối đa tác động từ biến động của thị trường tài chính thế giới cũng như đương đầu với những khó khăn nội tại nền kinh tế thì việc nâng cao NLTC từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh chính là hướng đi trong thời gian tới của các NHTM.

Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về NLTC, khẳng định tầm quan trọng của việc đánh giá đúng NLTC của NHTM trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt và kinh tế ngày càng hội nhập sâu với kinh tế quốc tế cũng như đánh giá c ụ thể NLTC của Vietcombank giai đoạn 2008 – 2013.

Trong giai đoạn này, Vietcombank là NHTMNN đầu tiên thực hiện cổ phần hóa đã xây dựng được nền tảng tài chính tương đối tốt với quy mô VCSH lớn, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở mức cao, năng lực quản lý tốt và khả năng thanh khoản đảm bảo. Tuy vậy, NLTC của Vietcombank vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như chất lượng TS chưa cao, nợ xấu vẫn còn cao nếu so với hai ngân hàng thuộc khối NHTMNN đã cổ phần hóa là BIDV và VietinBank, khả năng sinh lời có xu hướng sụt giảm.

Nghiên cứu cũng đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao NLTC của Vietcombank. Các nhóm giải pháp chính gồm: tiếp tục tăng VCSH, vốn điều lệ; nâng cao chất lượng TS có, đặc biệt là việc xử lý nợ xấu; nâng cao năng lực quản lý điều hành, tăng cường hiệu quả hoạt động nhằm nâng cao khả năng sinh lời; nâng cao khả năng thanh khoản. Đề tài cũng đề xuất kiến nghị với Chính phủ, NHNN nhằm tăng cường NLTC của NH.

Tuy nhiên đề tài vẫn còn nhiều hạn chế như mới chỉ đánh giá năng lực quản lý bằng định tính chứ chưa đo lường cụ thể được hiệu quả của chất lượng quản lý, chưa lượng hóa được các tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến NLTC của Vietcombank. Đây cũng có thể được xem là hướng nghiên cứu cho các đề tài kế tiếp.

Đề tài hy vọng sẽ là một phần gợi ý, góp phần giúp Vietcombank nghiên cứu và đưa ra chiến lược cụ thể trong thời gian tới nhằm nâng cao NLTC của NH. Đây là đề tài tương đối rộng và phức tạp nên khó tránh khỏi những thiếu sót khi phân tích, rất mong nhận được sự đóng góp của Quý thầy cô giáo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Thị Quỳnh Duyên và Nguyễn Thị Lệ Huyền (2014), Mô hình Công ty Quản lý tài sản và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam,Tạp chí khoa học Tài chính – Kế toán, số 2, tháng 6/2014.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

1. BIDV (2008 – 2013), Báo cáo thường niên.

2. PGS.TS. Ngô Xuân Bình, “Suy thoái kinh tế Nhật Bản đầu những năm 1990 – khía cạnh điều chỉnh chính sách tài chính”, 2/2013, http://www.inas.gov.vn/450-suy-thoai-kinh-te-nhat-ban-dau-nhung-nam-1990- khia-canh-dieu-chinh-chinh-sach-tai-chinh.html

3. Chính phủ (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ–TTg ngày 24/5/2006, Quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

4. Chính phủ (2012) quyết định 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012, Quyết định về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng Việt Nam gia đoạn 2011 đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

5. TS. Hạ Thị Thiều Dao (2007), “Nhìn lại năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước thềm hội nhập”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, (15), 3 – 7.

6. ThS. Trịnh Việt Dũng, “Mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng Việt Nam”, 4/2009,http://www.thesaigontimes.vn/Home/society/hcmc/17363/

7. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2012), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. TS. Võ Hồng Đức, ThS. Nguyễn Đình Thiên (2013), “Đánh giá hiệu quả và tính ổn định của ngân hàng thương mại qua lăng kính phân tích tài chính”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, (90), 27 – 37.

9. Nguyễn Thị Ngọc Hà, ThS. Vũ Thanh Hương (2012), Đánh giá mức độ cam kết và thực thi cam kết WTO trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng của Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, (28), 269‐279.

10.PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh.

11.ThS. Lê Thị Lợi (2013), “Vốn chủ sở hữu trong các ngân hàng tại Việt Nam, các vấn đề về quản trị vốn”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, (2+3), 90 – 95.

12.Phan Thị Hằng Nga (2013), Năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Trư ờng Đại học Ngân hàng TP. HCM.

13.ThS. Phan Thị Hằng Nga (2011), “Yếu tố quyết định đến lợi nhuận của các NH niêm yết”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, (68), 20 – 25.

14.NHNN (2008), Quyết định 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/3/2008 quy định xếp loại Ngân hàng thương mại cổ phần do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

15.NHNN (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010, Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

16.NHNN (2012), Quyết định số 734/QĐ-NHNN ngày 1/4/2012, quyết định về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015.

17.NHNN (2013), Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 6/9/2013, quy định về mua bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam.

18.NHNN (2013), Thông tư 20/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013, quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản củ a tổ chức tín dụng Việt Nam.

19.NHNN (2013), Thông tư 21/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013, quy định về mạng lưới hoạt động của NHTM.

20.Ths Đỗ Thị Lan Phương (2014), “Thanh toán không dùng tiền mặt: Xu hướng trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam”, 7/2014, http://www.tapchitaichinh.vn/Viet-Nam-chong-rua-tien-tai-tro-khung-

bo/Thanh-toan-khong-dung-tien-mat-Xu-huong-tren-the-gioi-va-thuc-tien-tai- Viet-Nam/52505.tctc

21.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB chính trị quốc gia.

22.Rose Peter S. (1999), Quản trị ngân hàng thương mại. Dịch từ tiếng Anh, Người dịch Nguyễn Huy Hoàng và cộng sự, 2001, Hà Nội, NXB Tài chính.

23.Ths. Nguyễn Văn Thọ, Ths Nguyễn Ngọc Linh, “Xử lý nợ xấu bằng biện pháp chuyển nợ thành vốn góp”, 5/2014,

http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2014/05/14/xu-l-no-xau-bang-bien-php- chuyen-no-thnh-von-gp-tai-viet-nam-hien-trang-v-kien-nghi/

24.TS.Vũ Văn Th ực (2013), “Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 113)