Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 110)

 Hoàn thiện khung pháp lý về các quy định về an toàn vốn theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II như: sửa đổi, bổ sung thông tư 13/2010/TT- NHNN để góp phần hướng các NHTM tiếp cận việc quản lý rủi ro theo Basel II và xa hơn là Basel III, sửa đổi, bổ sung hệ thống kế toán của các TCTD phù hợp hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế. Điều này sẽ giúp loại bỏ các ngân hàng yếu kém trong hệ thống đồng thời giúp cho hoạt động của các NHTM lành mạnh và minh bạch hơn. Mặt khác, từ những bài học đã rút ra ở chương 1, NHNN cần đổi mới, củng cố hoạt động thanh tra, giám sát NH, hệ thống đánh giá rủi ro đối với TCTD và cảnh báo sớm trong

hoạt động NH nhằm ngăn chặn những sự đổ vỡ liên hoàn dẫn đến khủng hoảng và một trong những nguyên do là sự lỏng lẻo trong khâu kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền như trường hợp Mỹ và Nhật.

 NHNN phải chủ động hơn nữa việc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai một số giải pháp hỗ trợ các tổ chức vay vốn, bao gồm:

 Tích cực phối hợp với các Bộ, ngành phân tích, đánh giá hoạt động của các ngành, lĩnh vực để xây dựng, triển khai các chương trình tín dụng phù hợp, đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ k hó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh để làm cơ sở cho các NHTM giảm thiểu nguy cơ nợ xấu, cải thiện chất lượng tín dụng.

 Tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại các DNNN, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước gắn với việc xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp này.

 Hỗ trợ công tác phục hồi thị trường bất động sản, quản lý, giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm thị trường này phát triển lành mạnh nhằm tăng khả năng thanh khoản cho tài sản đảm bảo là bất động sản cũng như kích th ích sự tăng trưởng của các ngành kinh tế có liên quan.

 Hiện công tác quản lý việc mua bán trao đổi ngoại tệ trên thị trường “chợ đen” đang bị nới lỏng do đó, các điểm kinh doanh ngoại tệ lén lút hoạt động trở lại và gần đây khá công khai. Tuy không còn nhộn nhịp như trước bởi sự chênh lệch tỷ giá ngoại tệ trong và ngoài NH không cao, nhưng những khó khăn, thủ tục rắc rối khi mua ngoại tệ tại NH vẫn là lý do để người dân tìm đến chợ đen khi có nhu cầu. Do đó, NHNN cần thắt chặt hơn nữa trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động này, đồng thời, có biện pháp giảm thiểu những trở ngại cho công chúng khi thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ qua NH.

 NHNN phải chủ động, linh hoạt hơn nữa trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất theo nguyên tắc thị trường. Nhìn chung, mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ chính là ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát và trong thời gian tới, NHNN cần:

 Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ theo hướng bảo đảm thanh khoản của hệ thống các NHTM, ổn định tỷ giá, giảm dần lãi suất phù hợp điều kiện kinh tế vĩ mô, giảm bớt rủi ro thị trường cho các NHTM và nền kinh tế; kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng để bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế.

 Tập trung triển khai giai đoạn nước rút Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015”. Công tác triển khai cần được tiến hành khẩn trương, quyết liệt, nhưng thận trọng để nguy cơ đổ vỡ hệ thống NH được đẩy lùi, thanh khoản của hệ thống được cải thiện, đồng thời, tâm lý và niềm tin của công chúng vào chư ơng trình tái cơ cấu hệ thống NH được củng cố.

 Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô theo hướng xây dựng NHTW hiện đại phù hợp với thông lệ chung quốc tế, đảm bảo tính độc lập của NHNN trong điều hành chí nh sách tiền tệ và quản lý nhà nước về hoạt động NH, hạn chế sự can thiệp của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức đối với các hoạt động của NHNN. Sự độc lập này là điều cần thiết để NHNN có thể theo đuổi chính sách có tác động tích cực lên tăng trưởng và ổn đị nh kinh tế trong dài hạn.

 Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ NH, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn bộ hệ thống NH phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động NH, quản lý vốn tài sản, quản trị rủi ro,…NHNN cần:

 Chú trọng phát triển cơ chế chính sách đối với các dịch vụ, phương tiện thanh toán mới và các hệ thống thanh toán, củng cố vai trò vận hành hệ thống thanh toán liên NH và vai trò tổ chức quyết toán của NHNN; đồng thời tập trung xây dựng cơ chế và khuôn khổ pháp lý rõ ràng để cho phép thành lập các tổ chức xử lý bù trừ tập trung các giao dịch thanh toán trên nguyên tắc cạnh tranh, tạo cơ sở phát triển thanh toán trên bề rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán.

 Tập trung đầu tư nâng cấp, xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin hiện đại, tiên tiến, phục vụ tốt nhất cho việc đổi mới và nâng cấp các quy trình nghiệp vụ; hoàn thiện vai trò giám sát các hệ thống thanh

toán của NHNN, tạo một hành lang pháp lý cho hệ thống NHTM đẩy mạnh các hoạt động thanh toán qua NH.

 Tăng cường sự hợp tác về lĩnh vực công nghệ với các tổ chức tài chính, NH khu vực và thế giới; tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật của các nước và tổ chức quốc tế để từng bước đưa trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin NH Việt Nam đạt hiệu quả cao. Thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế về công nghệ NH.

 NHNN phải tích cực hơn nữa việc phối hợp với tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức Hội nghị kết nối NH và DN nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng giữa TCTD và DN trên địa bàn; chủ động phối hợp, làm việc trực tiếp với từng Bộ, ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng...) nhằm nắm bắt khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ cụ thể, phù hợp đối với từng lĩnh vực, đặc biệt là xử lý vấn đề hàng tồn kho để có cơ sở mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp.

 NHNN cần có chính sách khuyến khích các NHTM xử lý nợ xấu bằng phương thức chuyển nợ xấu thành vốn góp. Đối với các DN có nợ xấu cần xử lý, phần lớn đều là các DN đã dừng hoạt động hoặc chỉ hoạt động cầm chừng, không còn vốn lưu động để hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy, các NHTM nếu muốn áp dụng biện pháp chuyển nợ thành vốn góp cần phải cấp thêm vốn để DN khôi phục hoạt động trở lại. Đối với việc phân loại nợ đối với khoản tín dụng cấp mới, NHNN cần có cơ chế riêng về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản tín dụng cấp thêm cho doanh nghiệp do doanh nghiệp gặp khó khăn có thể xếp nhóm nợ xấu tại nhiều TCTD, việc cấp thêm vốn nếu vẫn bị nợ xấu sẽ tăng áp lực trả nợ cũng như chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho NH, vì vậy, cần giữ doanh nghiệp này ở nhóm nợ tốt khi cho vay bổ sung vốn thay vì chuyển nợ xấu theo xếp hạng tại các NHTM.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)