a. Mục tiêu của giải pháp
Như đã phân tích ở chương 1, chất lượng TS có chủ yếu là thể hiện qua chất lượng các khoản cấp tín dụng của NH. Mặt khác, như đã đề cập trong chiến lược WT để tiến tới việc đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro thì việc giảm thiểu nợ xấu có rất nhiều ý nghĩa. Ngoài ra, bài học rút ra từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới ở chương 1 cũng cho thấy tác dụng lớn của việc xử lý triệt để nợ xấu đến NLTC của NHTM. Do đó, để nâng cao chất lượng TS có của Vietcombank trong giai đoạn sắp tới thì việc xử lý các khoản nợ xấu là yêu cầu cấp thiết nhất.
Qua phần so sánh ở chương 2, có thể thấy, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank hiện khá thấp, trung bình toàn giai đoạn 2008 – 2013 chỉ ở mức 1,05% trong khi của Vietcombank là 2,85%. Do đó, giải pháp này đưa ra nhằm mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank còn khoảng 1,5% vào năm 2020.
b. Giải pháp cụ thể
Bám sát Đề án xử lý nợ xấu ban hành kèm theo quyết đị nh 843/QĐ – TTg phê duyệt Đề án "Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng" và Đề án "Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam" của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31/5/2013, có thể đề ra một số giải pháp cụ thể để xử lý n ợ xấu cho Vietcombank như sau:
Để xử lý triệt để nợ xấu, trước hết Vietcombank cần thực hiện đồng bộ việc đánh giá lại chất lượng TS và từ đó đánh giá khả năng thu hồi và giá trị của nợ xấu bằng bảng thống kê chi tiết. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý ở bước này là Vietcombank phải thực sự nhìn nhận đúng vấn đề, vì hiện nay nợ xấu theo báo cáo của NH và nợ
xấu thực tế chắc chắn có sự chênh lệch nhau thậm chí là chênh lệch lớn vì không riêng gì Vietcombank mà hầu hết các NH hiện vẫn đang cố che giấu các khoản nợ xấu ngầm trong hệ thống để lấy lòng tin ở người gửi tiền. Vì vậy, nếu muốn thật sự lành mạnh khả năng tài chính của mình thì Vietcombank cần thẳng thắn đánh giá nợ xấu một cách trung thực và thẳng thắn.
Sau khi đã đánh giá chi tiết các khoản nợ xấu, như đã phân tích từ chiến lược WO, việc VAMC ra đời vào ngày 26/7/2013 như đã phân tích trong chiến lược WO chính là cơ hội để các NHTM trong đó có Vietcombank thanh lý các khoản nợ xấu.
Cơ chế mua bán nợ của VAMC là công ty sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ của các TCTD và các TCTD có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt này để vay tái cấp vốn tại NHNN. Đồng thời VAMC cũng sẽ thực hiện các hoạt động thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản đảm bảo; cơ cấu lại các khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản; tổ chức bán đấu giá tài sản, đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần, bảo lãnh cho các tổ chức, DN, cá nhân vay vốn của các TCTD,…
Việc bán các khoản nợ xấu cho VAMC không chỉ giúp cho Vietcombank xử lý nợ xấu, cải thiện chất lượng TS có mà còn giúp NH củng cố quy mô vốn. Do đó, Vietcombank nên chào bán các khoản nợ xấu sau khi đã thẩm định chi tiết và xác định không còn khả năng thu hồi.
Một phương thức khác cũng cần được cân nhắc là chuyển nợ xấu thành vốn cổ phần. NH sẽ đàm phán với khách hàng về các khoản nợ xấu, xác định nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, từ nguyên nhân đã xác định, thì phía NH sẽ xem xét các khoản nợ còn có thể thu hồi nhưng ở giai đoạn này tạm thời chưa thu hồi được thì sẽ thương thảo với khách hàng để chuyển thành vốn góp hoặc cổ phần. Tuy nhiên, hiện nay, phương thức này không được các NH lưu ý do nhiều nguyên nhân như:
Nếu góp vốn và tiếp tục rót vốn vào DN mà không biết bao giờ mới có thể thu hồi toàn bộ vốn cho vay sẽ rất bất lợi cho NH.
Các DN vay vốn rất đa dạng, hoạt động kinh doanh trong nhiều ngành nghề, nếu thực hiện chuyển nợ vay thành vốn góp cổ phần NH không thể thực hiện việc vực dậy DN.
Nếu được đầu tư đúng mực, đây chắc chắn sẽ là biện pháp xử lý nợ xấu nhanh chóng, hiệu quả và mang lại lợi ích cho cả DN và Vietcombank.
Bên cạnh việc tích cực xử lý nợ xấu của hệ thống, để nâng cao chất lượng TS có, Vietcombank cũng cần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, phù hợp với mục tiêu kinh doanh đã đề ra đến năm 2020, cạnh tranh lãi suất trên cơ sở linh hoạt, hiệu quả, và kiên quyết không hạ chuẩn tín dụng. Có thể nói rằng, tăng trưởng là cần thiết nhưng cũng cần quan tâm đúng đắn đến các chuẩn mực an toàn bởi môi trường kinh doanh của NH luôn ẩn chứa những biến động khó lường và các khoản vay dưới chuẩn như chúng ta đã phân tích từ cuộc khủng hoảng năm 2008 chính là mối hiểm họa có thể “nổ tung” bất cứ lúc nào.
Để có thể hiện thực hóa các giải pháp đã nêu, trong thời gian tới có thể xem xét thực hiện một số động thái như:
Thành lập một bộ phận chuyên trách về đánh giá các khoản nợ xấu cũng như thực hiện các nghiệp vụ mua bán nợ với VAMC nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả cho công tác xử lý nợ xấu.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho hoạt động chuyển nợ xấu thành vốn góp, Vietcombank cần:
Xây dựng riêng bộ phận chuyên về quản trị và tái cơ cấu DN vì việc chuyển nợ thành vốn góp và tham gia trực tiếp vào quá trình tái cấu trúc DN không đơn thuần chỉ là cấp thêm vốn cho DN mà còn cần hợp tác cùng DN vượt qua giai đoạn khó khăn.
Tham gia vào các Hiệp hội ngành nghề nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh trong trường hợp quyết định đầu tư thêm vốn, đồng thời, nghiên cứu hoạt động kinh doanh của các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, để có thể chủ động tham gia vào việc khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Xúc tiến việc hợp tác với Công ty mua bán nợ và TS tồn đọng của DN – DATC trong quá trình xử lý nợ. Đã có sẵn kinh nghiệm trong hoạt động này, DATC sẽ
đóng vai trò tích cực hỗ trợ công tác chuyển nợ xấu thành vốn góp của Vietcombank sao cho có hiệu quả nhất.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng TS có nhằm tăng cường NLTC, Vietcombank cần thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu, cải thiện chất lượng tín dụng, đồng thời có kế hoạch tăng trưởng tín dụng sao cho vừa đáp ứng được chiến lược kinh doanh đã vạch ra vừa đảm bảo tính an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất.