ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 71)

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2013.

2.3.1. Môi trường vĩ mô2.3.1.1. Chính sách điều hành 2.3.1.1. Chính sách điều hành

Từ năm 2008, khi kinh tế thế giới chấn động bởi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ sau đó lan rộng ra khắp thế giới, Việt Nam tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp những vẫn có nhiều biến động. Các chính sách điều hành của Nhà nước thay đổi chóng mặt. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành chưa từng có của NHNN, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá. NHNN chính thức áp cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, điều này phần nào ảnh hưởng đến quy mô tăng trưởng tín dụng của các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng. Năm 2010, đánh dấu một sự thay đổi khá quan trọng của hệ thống NH khi thông tư 13/2010/TT-NHNN ra đời, Vietcombank cũng chịu nhiều áp lực khi phải đáp ứng yêu cầu về các tỷ lệ an toàn của thông tư này.

Bước sang năm 2011, trong 6 tháng đầu năm, lạm phát tăng 13,29% so với đầu năm gây khó khăn cho nỗ lực kiềm chế lạm phát dưới 15% theo mục tiêu đề ra, thị trường bất động sản và chứng khoán sụt giảm mạnh, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng để kiểm soát lạm phát và hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20%. Ngoài ra, năm 2012 – 2013, việc NHNN liên tục giảm trần lãi suất huy động, áp trần lãi suất cho vay để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay NH, đồng thời phân loại NH thành 4 nhóm và ấn định chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng cho từng nhóm nhằm làm giảm căng thẳng về thanh khoản cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Vietcombank.

Đặc biệt, do triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011–

2015 đã đư ợc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, số lượng các TCTD giảm so với năm 2011 do hoạt động hợp nhất, sáp nhập NH được thực hiện trong quá trình triển khai đề án. Các NHTM trong đó có Vietcombank cũng đã b ắt đầu chú trọng hơn đến việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, tăng cường NLTC và các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn hoạt động NH.

2.3.1.2. Kinh tế

Giai đoạn 2008 – 2013 có lẽ là giai đoạn đáng nhớ nhất của kinh tế thế giới kể từ sau cuộc khủng hoảng năm 1997 tại Châu Á. Năm 2008, bong bóng BĐS nổ tung gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng cho nền kinh tế Mỹ và nhanh chóng ảnh hưởng đến toàn cầu.

Trong điều kiện kinh tế hội nhập như hiện nay, việc Việt Nam cũng nằm trong vòng xoáy khủng hoảng là điều không thể tránh khói. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, nền kinh tế Việt Nam năm 2008 chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 6,23%, lạm phát tăng cao 22,9%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm tăng 19,89% và có những thời điểm trong năm tăng đến 25,2%, nhập siêu cao, nguồn vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu chững lại,…Chính phủ đã liên tục đưa ra nhiều nhóm giải pháp góp phần ổn định nền kinh tế, tuy nhiên, cuộc khủng hoảng vẫn tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội và mọi tầng lớp dân cư, nến kinh tế suy thoái đã khiến hoạt động của ngành NH nói chung và Vietcombank nói riêng gặp không ít khó khăn. Đặc

biệt, tính riêng trong năm 2008, nợ xấu của Vietcombank tăng cao ở mức 4,61% tăng 19% so với năm 2007.

Tiếp sau cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu là cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu nổ ra vào năm 2011, kinh tế thế giới một lần nữa chao đảo. Tại Việt Nam, việc thị trường bất động sản đóng băng, các doanh nghiệp phá sản hàng loạt khiến cho sản xuất ngưng trệ, môi trường đầu tư của NH bị thu hẹp đã thực sự gây ra nhiều trở ngại cho hoạt động của Vietcombank. Mặc dù vẫn Vietcombank vẫn đạt được những thành tựu trong việc củng cố và nâng cao NLTC như quy mô VCSH tăng nhanh thông qua việc niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán vào năm 2009 và ký kết hợp đồng với cổ đông nước ngoài vào năm 2011, giảm tỷ lệ nợ xấu, cải thiện chất lượng tín dụng nhưng với những khó khăn chung của cả nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của Vietcombank cũng trở nên thận trọng hơn khiến lợi nhuận của Vietcombank trong giai đoạn này mặc dù vẫn tăng nhưng lại có xu hướng sụt giảm ở các chỉ tiêu về khả năng sinh lời.

2.3.1.3. Xã hội

Việt Nam với đặc trưng là một nước đang phát triển, dân số đông và đang trong quá trình hội nhập quốc tế, đây là điều kiện khá thuận lợi cho các ngành kinh tế nói chung và ngành NH nói riêng phát triển.

Giai đoạn 2008 - 2013, do liên tiếp chịu ảnh hưởng từ những đợt suy thoái kinh tế khiến cho lạm phát tăng cao, doanh nghiệp phá sản, thị trường tài chính đình trệ đã gây ra nhiều tác động đến đời sống của người dân, chi phí cho cuộc sống gia tăng làm ảnh hưởng không nhỏ đến phần thu nhập tích lũy của người dân. Bên cạnh đó, những thói quen cố hữu của người Việt Nam cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạt động của các NHTM như: thói quen thanh toán bằng tiền mặt, tích lũy vàng thay vì gửi tiết kiệm,… Trình độ dân cư tuy đã đư ợc nâng cao, tốc độ đô thị hóa ngày một được đẩy mạnh nhưng đại bộ phận dân cư nước ta vẫn chủ yếu sống ở nông thôn, khó có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ của NH. Điều này gây không ít khó khăn cho việc mở rộng địa bàn hoạt động, chiếm lĩnh thị phần nhằm nâng cao sức mạnh tài chính của NH.

Tuy nhiên, một đặc điểm nổi bật của Vietcombank chính là một NH lớn và có truyền thống lâu đời. Đây là một lợi thế rất lớn trong bối cảnh xã hội Việt Nam bởi lẽ dân chúng thường có thói quen lựa chọn những NH có quy mô lớn để giao dịch vì cho rằng có tính an toàn cao. Các doanh nghiệp lớn cũng muốn được giao dịch với NH có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, có uy tín để có thể hợp tác lâu dài, cùng phát triển bền vững. Do đó, Vietcombank luôn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu, chính vì vây, trong những năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn song Vietcombank vẫn chứng tỏ được năng lực của mình thông qua các chỉ tiêu tài chính tăng trưởng hàng năm.

2.3.1.4. Công nghệ

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật NH hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ NH, phát triển các sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ cao. Tính đến năm 2013, Vietcombank vẫn là NH dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh thẻ. Trong năm 2013, Vietcombank đã phát hành được 1.242.750 thẻ các loại. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế tăng 26,1% so với cuối năm 2012 và dẫn đầu thị trường với 44% thị phần. Doanh số thanh toán thẻ nội địa tăng 73,5% so với năm 2012.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các sản phẩm công nghệ ra đời ngày càng nhiều nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu ngày càng lớn của người dùng. Tại Việt Nam, giai đoạn 2008 – 2013 cũng đánh dấu những bước tiến vượt bậc của công nghệ như lượng người dùng internet ngày càng tăng, công nghệ 3G được phổ biến rộng rãi, các sản phẩm công nghệ cao như: laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh,… ngày càng trở nên thông dụng. Đây chính là bước đệm hết sức quan trọng thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại. Là một trong những NH cho ra đời dịch vụ E-banking sớm nhất, hiện nay, Vietcombank đã gia tăng các tiện ích bên cạnh cung cấp các dịch vụ cụ thể như Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, Phone Banking, Vietcombank-Money, Vietcombank- eTour, Vietcombank-eTopup…Các sản phẩm dịch vụ NH điện tử của Vietcombank khá đa dạng và đang trên đà phát triển, đây là một hướng đi phù hợp với thời đại.

Như vậy, với nền tảng công nghệ hiện đại, Vietcombank đã chứng tỏ được ưu thế của mình trong lĩnh vực sản phẩm dịch vụ công nghệ. Điều này không những góp phần vào việc tăng lợi nhuận cho Vietcombank mà còn xây dựng được hình ảnh một NH hiện đại, năng động trong mắt công chúng, tạo tiền đề cho việc phát triển trong thời gian tới.

2.3.2. Môi trường ngành

2.3.2.1. Áp lực từ nhà cung cấp

Như đã đề cập trong chương 1, khái niệm nhà cung cấp trong ngành NH khá đa dạng và có tác động mạnh mẽ nhất đến NLTC của một NHTM chính là các cổ đông cung cấp vốn, là những đối tượng có tác động trực tiếp đến việc gia tăng quy mô VCSH của NH.

Trong thời gian gần đây vị thế “vua” của cổ phiếu NH cũng đã sụt giảm, dù là cổ phiếu NH lớn thì cũng không chắc sẽ nhiều nhà đầu tư quan tâm. Việc tình hình kinh doanh của NH hiện nay đang rất khó khăn, lợi nhuận sụt giảm, nợ xấu tăng cũng là rào cản nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu NH. Do đó, việc tăng vốn điều lệ cho NH qua kênh cháo bán cổ phần cho các nhà đầu tư trên TTCK gặp nhiều khó khăn. Điều này làm hạn chế khả năng nâng cao NLTC của các NH trong ngành nói chung và Vietcombank nói riêng, bởi lẽ các hoạt động kinh doanh của NH dựa khá nhiều vào nền tảng vốn tự có mà chủ đạo là vốn điều lệ.

Một phương thức cũng được các NHTM Việt Nam sử dụng là tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài. Đối với phương thức này phải kể đến sự thành công của VietinBank, trong năm 2013, với việc thực hiện tăng vốn điều lệ lên 37.234 tỷ đồng (tăng 42% so với năm 2012), vốn chủ sở hữu đạt hơn 54 ngàn tỷ đồng, VietinBank đã trở thành NHTM có vốn điều lệ và VCSH lớn nhất trong hệ thống NHTMCP Việt Nam. Đồng thời,VietinBank hiện cũng là NHTMCP có cơ cấu cổ đông hàng đầu ở Việt Nam với 27,76% cổ phần của hai đối tác chiến lược là The Bank of Tokyo Mitsubishi UFI, Ltd (BTMU) và International Finance Corporation (IFC).

Bảng 2.1 Các NHTMCP có cổ đông chiến lược nước ngoài tính đến hết năm 2013 Ngân hàng Cổ đông chiến lược nước ngoài Tỷ lệ sở

hữu (%)

ABBank MayBank 20

ACB Standard Chartered 15

Eximbank Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) 15

MDBank Fullerton Financial Holdings 20

OCB BNP Paribas 20

PNB United Chinese Bank 15

SCB Macquarie Capital 14

SeABank Société Générale 20

Techcombank HSBC 20

VIB bank Commonwealth Bank 20

Vietcombank Mizuho Bank, Ltd 15

VietinBank The Bank of Tokyo Mitsubishi UFI, Ltd (BTMU)

International Finance Corporation (IFC)

27,76

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Công cuộc tìm kiếm đối tác ngoại của các NHTM vẫn đang tiếp diễn, tuy nhiên gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, vẫn có những cổ đông chiến lược nước ngoài đã chọn con đường thoái vốn khỏi NH. NH ANZ đã thoái toàn bộ vốn (gần 10%) tại Sacombank vào đầu năm 2012, ngay tại giai đoạn đầy sóng gió của NH này trước làn sóng thâu tóm và đổi chủ. NH OCBC (Overseas Chinese Banking Corporation Limited) Singapore cũng bán toàn bộ 14.88% cổ phần tại NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho một nhóm nhà đầu tư cá nhân người Việt vào tháng 11/2013. Cổ đông chiến lược ngoại của Techcombank là NH HSBC. Trong nhiều năm qua, đặc biệt

là kể từ khi có sự tham gia của HSBC, Techcombank đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Tuy nhiên, kết quả này không duy trì được và bắt đầu giảm sút mạnh từ năm 2012, do đó, hiện HSBC cũng có những động thái tạo ra nghi vấn về sự rút lui hoàn toàn của HSBC trong tương lai.

Như vậy, đối với Vietcombank trong giai đoạn 2008 – 2013, áp lực từ các nhà cung cấp vốn lên NLTC của NH chưa thực sự rõ nét do phần lớn cổ phần của Vietcombank do Nhà nước nắm giữ. Dù là NH niêm yết, nhưng thực sự vốn nhà nước chiếm rất lớn (trên 70%), nên các cổ đông nhỏ lẻ hầu như không tác động nhiều lên hoạt động của NH. Ngay cả đối tác nước ngoài Mizuho Bank vẫn chưa tạo được dấu ấn lớn nào đến việc mở rộng quy mô VCSH của Vietcombank. Tuy nhiên trong thời gian tới, để có thể tăng cường NLTC, nâng cao quy mô của NH, Vietcombank cũng cần chú trọng đến việc thu hút các cổ đông nhỏ thông qua TTCK, tìm kiếm thêm đối tác nước ngoài cũng như giữ được đối tác chiến lược hiện có.

2.3.2.2. Khách hàng

Như đã phân tích ở chương 1, khách hàng vô cùng quan trọng và việc thu hút khách hàng chính là yếu tố sống còn đối với một NHTM. Nguy cơ bị thay thế của NH ở Việt Nam, đặc biệt đối với khách hàng cá nhân là khá cao. Với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng gần như không mất gì nếu muốn chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi NH và đầu tư vào các sản phẩm dịch vụ thay thế khác sẽ được phân tích ở phần sau.

Xét riêng 3 NH thuộc khối NHTMNN đã cổ phần hóa là Vietcombank, Vietinbank và BIDV thì trong giai đoạn 2008 – 2013, thị phần dư nợ tín dụng và huy động vốn5(bao gồm tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá) như sau:

Biểu đồ 2.23. Thị phần dư nợ tín dụng của 3 ngân hàng giai đoạn 2008 - 2013

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của các NHTM qua các năm

Biểu đồ 2.24. Thị phần huy động vốn của 3 ngân hàng giai đoạn 2008 - 2013

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên BCTC của các NHTM qua các năm

Nhìn vào cả hai biểu đồ ta thấy, trong giai đoạn 2008 – 2013, thị phần khách hàng của ba NH ngày là tương đương nhau. Tuy nhiên, Vietcombank có phần lép vế hơn Vietinbank và BIDV. Điều này hoàn toàn giải thích được vì sao trong giai đoạn này, các chỉ tiêu thể hiện NLTC của Vietcombank thường thấp hơn Vietinbank và BIDV. Mặc dù chênh lệch là không nhiều nhưng nếu không có biện pháp giải quyết hợp lý, Vietcombank sẽ bị vượt mặt bởi hai NH đối thủ trực tiếp.

2.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Theo các cam kết khi gia nhập WTO, lĩnh vực NH sẽ dần được mở cửa. Ngành NH đã có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các NH Việt Nam và sự xuất hiện của các NH 100% vốn nước ngoài. Theo đó, các NHTM nước ngoài được phép thành lập NH 100% vốn nước ngoài hoặc chi nhánh tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện về tổng mức TS tối thiểu. Từ ngày

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 28,6% 27,7% 26,6% 26,3% 26,4% 26,3% 30,6% 31,9% 35,2% 36,8% 36,5% 36,1% 40,8% 40,4% 38,2% 36,9% 37,2% 37,5% VCB Vietinbank BIDV 0,0% 20,0% 40,0% 60,0% 80,0% 100,0% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 34,3% 32,0% 30,8% 32,0% 31,9% 30,7% 26,8% 29,6% 32,0% 35,5% 33,4% 35,0% 38,8% 38,4% 37,2% 32,4% 34,8% 34,2% BIDV Vietinbank VCB

01/01/2011, chi nhánh của NH nước ngoài được phép nhận tiền gửi VNĐ ở mức tương tự các NH trong nước nhưng không được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài sở của chi nhánh

Còn theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định chung về hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nước ASEAN, Việt Nam phải gỡ bỏ hoàn toàn các quy định về khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các NH nước ngoài từ năm 2008.

Các NH nước ngoài là vậy, rào cản cho sự xuất hiện của các NH nội địa đang được nâng lên sau khi Chính phủ tạm ngưng cấp phép thành lập NH mới từ tháng 8 -

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực tài CHÍNH của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)