Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, nhằm nâng cao NLTC của các NHTM, các NHTM ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, Nhật Bản và Trung Quốc đã tiến hành tái cơ cấu bằng nhiều giải pháp, trong đó đáng chú ý là:
Quyết tâm xử lý triệt để các khoản nợ xấu:
Các nước đều thành lập các Công ty mua bán nợ hay công ty khai thác tài sản (Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…) có nhiệm vụ mua lại nợ của các NHTM với mục tiêu đẩy nhanh quá trình lành mạnh hoá tài chính. Đồng thời thực hiện cải cách quản lý nợ và phân loại nợ thành 5 cấp dựa trên mức độ rủi ro nhằm tạo điều kiện cho các NH thi hành các biện pháp cần thiết. Kết quả là NH Bank of China đã xử lý được 108,4 tỷ NDT nợ khó đòi và bán được 149,8 tỷ NDT nợ khó đòi, góp phần giảm tỷ lệ nợ khó đòi
từ 16,29% xuống còn 5,46% năm 2004.
Bán đấu giá nợ xấu cho NH nước ngoài để các NHTMNN thu hồi một phần vốn từ tài sản có không sinh lời, nâng cao tiềm lực tài chính. Chính phủ Trung Quốc cho phép Tập đoàn tài chính Morgan Stanley của Mỹ và Deutsche Bank của Đức mua số nợ xấu với giá 171 triệu (chỉ bằng 1/3 khoản nợ ban đầu). Trong khi đó, Hàn Quốc đã bán 51% Korea Firt Bank cho New Bridge Bank (Mỹ).
Trích lập dự phòng đầy đủ:
Đa số các nước đều áp dụng hệ thống phân loại tín dụng dựa trên yếu tố rủi ro. Theo cách phân loại này, khoản cho vay được phân chia thành 2 loại: Khoản cho vay ở mức độ chấp nhận được gọi là khoản cho vay có hiệu quả, được trích dự phòng ở tỷ lệ chung. Khoản cho vay liệt kê vào danh sách theo dõi gồm: Khoản cho vay có dấu hiệu rủi ro (thể hiện ở khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp không hợp lý, trì hoãn trả nợ…); Khoản vay bị nghi ngờ khó thu hồi (các tiêu thức trên là xác thực và có xu hướng xấu đi); Khoản vay khó thu hồi được và có khả năng phải xoá nợ. Dựa vào mức độ rủi ro của các khoản vay, các NH sẽ có tỷ lệ dự phòng phù hợp. Tỷ lệ trích sẽ tăng cao hơn khi khoản vay càng có dấu hiệu khó thu hồi.
Ngoài ra, với mục tiêu nâng cao NLTC, các NHTM đặc biệt là những NHTMNN, các NHTMQD ở Trung Quốc đã đ ề ra nhiều giải pháp như:
+ Xây dựng cơ chế NH tự chịu trách nhiệm đầu tư, tự quản lý các khoản vay của mình, tăng cường tính minh bạch và giảm nợ xấu. Đồng thời, tăng cường khả năng quản lý giám sát nội bộ của các NHTM, thực hiện tinh giảm biên chế và nâng cao hiệu quả trong các NH.
+ Cải thiện cơ sở hạ tầng thông tin để trở thành một NH toàn cầu có khả năng quản lý vốn tầm cỡ quốc tế. Nâng cao khả năng sử dụng NH điện tử của các tổ chức, phát triển phần mềm để giúp cho việc thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng.
Có thể nói, những động thái quyết liệt nhằm tái cơ cấu NH toàn diện này của các NHTM Trung Quốc đã góp phần vào những thành tựu đạt được trong thời gian qua khi mà tính đến tháng 3 năm 2014, Trung Quốc có 4 ngân hàng đứng trong top 10 thế giới về
Trung Quốc (115,92 tỷ USD).